Những biện pháp đối phó cần biết cho Phỏng vấn Nhóm

Phỏng vấn nhóm có thể ít được chuẩn bị hơn so với phỏng vấn cá nhân 1:1. Có khá nhiều người chủ quan hỏi rằng: “Vì tôi không phải là người duy nhất nói chuyện với người phỏng vấn, nên tôi có thể làm gì đó để giải quyết vấn đề này không?”. Trong phỏng vấn nhóm, sẽ có những điểm để đối phó mà chúng ta cần biết. Sau đây, tôi sẽ cho các bạn biết những điểm này, các bạn hãy xem lại và chuẩn bị thật tốt nhé.

Phong van nhom

Phỏng vấn nhóm là gì?

Phỏng vấn nhóm là buổi phỏng vấn nhiều người cùng một lúc. Có thể có một hoặc nhiều người phỏng vấn. Tất cả mọi người sẽ được hỏi những câu hỏi giống nhau, và thường có xu hướng hỏi các câu hỏi điển hình như PR bản thân, những việc đã cố gắng trong khi đi học.

Sự khác biệt lớn so với phỏng vấn cá nhân là bạn chứng kiến câu trả lời của những ứng viên khác và có những điểm bạn cần phải trả lời chúng trước những người khác. Các điểm để đối phó trong các buổi phỏng vấn nhóm sẽ liên quan rất nhiều đến những điểm này.

Những điểm để đối phó với phỏng vấn nhóm

Sau đây là những điểm chúng ta cần nắm được để đối phó trong buổi phỏng vấn nhóm.

Ý thức được khả năng bị so sánh với những ứng  khác

Những điều cơ bản có thể nhìn thấy trong phỏng vấn nhóm cũng tương tự như phỏng vấn cá nhân, chẳng hạn như cách cư xử, kỹ năng giao tiếp, tính cách, tiềm năng và nguyện vọng. Tuy nhiên, hãy chú ý rằng trong các buổi phỏng vấn nhóm sẽ có sự so sánh giữa bạn với những ứng  khác.

Về việc đánh giá trong buổi phỏng vấn, tùy thuộc vào công ty sẽ có sự khác nhau, có một số trường hợp sẽ đánh giá tuyệt đối tức là đánh giá dựa trên việc người đó có đáp ứng các tiêu chí hay không) và cũng có những trường hợp đánh giá tương đối (tức là đánh giá một người tốt hơn dựa trên việc so sánh với những người khác). Tuy nhiên, dù là trường hợp nào thì đối với những người phỏng vấn khi phỏng vấn nhiều người cùng một lúc thì sự khác biệt giữa những người tìm việc là điều khiến họ chú ý. Nếu bạn ứng xử không tốt, trả lời không trôi chảy, giọng nói nhỏ hoặc nét mặt u ám thì sẽ gây ấn tượng xấu. Vì là buổi phỏng vấn nhóm nên việc chuẩn bị tốt mọi thứ rất quan trọng.

Không nói dài dòng

Trong buổi phỏng vấn nhóm, vì có nhiều người nên thời gian dành cho mỗi người sẽ rất ngắn. Nếu bạn nói dài dòng, điều đó sẽ làm phiền người khác và tạo cho người phỏng vấn ấn tượng rằng bạn là người “ích kỷ” và “không tinh tế”.

Câu trả lời nên dài trong khoảng 1 phút. Bạn nên luyện tập trả lời trong một phút với tốc độ không quá nhanh cũng không quá chậm.

Hãy lắng nghe cẩn thận các câu hỏi và đừng để bị đánh lừa bởi những gì người khác nói.

Trong buổi phỏng vấn nhóm, những người khác sẽ trả lời cùng lúc với bạn nên bạn có thể bị phân tâm bởi môi trường xung quanh và mất tập trung. Chúng ta hãy thử xem các tình huống giả định ​​dưới đây.

Phong van nhom (2)

TÌNH HUỐNG 01: Bạn là người đầu tiên trả lời

Bởi vì bạn cũng có khả năng là người trả lời đầu tiên nên hãy tập trung vào câu hỏi ngay từ đầu.

TÌNH HUỐNG 02:  Câu trả lời của người trước rất xuất sắc.

Ngay cả khi bạn trả lời từ vị trí thứ hai trở đi thì bạn cũng không thể chủ quan. Bởi vì có những trường hợp câu trả lời của bạn bị mờ nhạt do bị chi phối bởi câu trả lời của người trước đó.

Ví dụ: Trong trường hợp đã có người nói rất hay, thì bạn sẽ bị rụt rè và không thể đưa ra câu trả lời như bạn đã nghĩ hoặc bạn sẽ nói chuyện một cách lộn xộn để cố gắng đưa ra câu trả lời tốt hơn.

Nhưng cho dù người khác có tốt đến đâu thì cũng đừng quá lo lắng. Thay vì quá căng thẳng và mất tự tin khi nói, hay khoe khoang bản thân và đánh trống lảng thì tốt hơn hết là bạn nên bình tĩnh và đưa ra câu trả lời của riêng mình.

TÌNH HUỐNG 03: Người trước trả lời sai

Có những trường hợp khác về việc chúng ta bị chi phối bởi câu trả lời của người trước.

Trong trường hợp này, nếu có một người trả lời sai câu hỏi thì ngay cả khi bạn nhận thấy lỗi, nhưng bạn vẫn sẽ trả lời giống như người đó.

Ví dụ: Với câu hỏi “Vui lòng giới thiệu ngắn gọn về bản thân”.

Người ta thường đưa ra câu trả lời ngắn gọn cho vấn đề này, chẳng hạn như “Chào hỏi, PR bản thân ngắn gọn, tên, khoa, trường”.

Ví dụ nói: “Tôi là Taro Yamada đến từ Khoa Khoa học Xã hội, Đại học Mynavi. Tôi là đại diện của hội thảo về luật môi trường ở Khoa và tôi cũng đang quản lý một sự kiện hội thảo về CSR của công ty. Cảm ơn anh/chị đã dành thời gian cho tôi hôm nay. “

Tuy nhiên, một số người PR bản thân một dài dòng để tiếp thị bản thân. Điều này được cho là “dễ dàng”, vì vậy nó nên được nói một cách ngắn gọn. Nhiều người nghĩ rằng “Vì người đi trước PR bản thân nhiều nên mình cũng phải nói nhiều như vậy”, nhưng điều này là sai.

Đừng bị choáng ngợp bởi câu trả lời của người khác, hãy tập trung vào việc trả lời câu hỏi của chính mình.

TÌNH HUỐNG 04: Có thể sao chép câu trả lời của người khác

Trong buổi phỏng vấn nhóm, câu trả lời có thể bị trùng lặp với người khác, nhưng điều này không có vấn đề gì cả. Sẽ tốt  nếu bạn có thể đưa ra câu trả lời của riêng mình trong khi nói một cách cụ thể.

Ví dụ, đối với câu hỏi “Bạn thấy công ty hấp dẫn ở điểm nào?”, ngay cả khi những điểm khiến bạn bị hấp dẫn giống với người khác nhưng bạn vẫn có thể truyền tải cá tính của riêng mình như quan điểm của bản thân, cách suy nghĩ bằng cách trả lời lý do.

“Cũng giống như anh XX đã nói trước đó, nhưng”, lời mở đầu như thế này là không cần thiết. Hãy trả lời một cách tự tin hơn.

TÌNH HUỐNG 05: Lắng nghe người khác nói cũng rất quan trọng

Người phỏng vấn sẽ thấy thái độ của bạn không chỉ khi bạn đang nói mà còn là khi người khác đang nói. Khi người khác đang nói, hãy nhìn vào người nói và lắng nghe với một cái gật đầu nhẹ. Nâng khóe miệng lên một chút để làm dịu biểu cảm và tạo ấn tượng bình tĩnh và thoải mái.

Bài viết này hữu ích như thế nào?

Nhấp vào một ngôi sao để đánh giá nó!

Đánh giá trung bình 5 / 5. Số phiếu bầu: 56

Không có phiếu bầu nào cho đến nay! Hãy là người đầu tiên đánh giá bài viết này.