CÓ THỂ TRÌNH BÀY VỀ MỨC LƯƠNG MONG MUỐN TRONG BUỔI PHỎNG VẤN KHÔNG? CÁCH TRẢ LỜI PHỎNG VẤN KHI BỊ HỎI VỀ MỨC THU NHẬP MONG MUỐN.

“Không hài lòng với mức lương hoặc chế độ đãi ngộ” là một trong những lý do khiến người lao động quyết định chuyển việc. Mặc dù vậy, có lẽ là vẫn còn rất nhiều người vì một lý do nào đó mà lại cảm thấy ngại ngùng khi phải trình bày về mức thu nhập hàng năm mà mình mong muốn trong buổi phỏng vấn. Chính vì thế, trong bài viết lần này, chúng tôi sẽ giới thiệu đến các bạn những điểm mấu chốt và các lưu ý, cũng như đưa ra một vài câu trả lời mẫu khi được hỏi về mức lương mong muốn.

mức lương mong muốn

Lý do khiến bạn được hỏi về mức lương mong muốn trong các cuộc phỏng vấn

Dưới đây chính là hai lý do chính khiến bạn được hỏi về thu nhập hàng năm mong muốn của mình tại buổi phỏng vấn.

1. Để biết được mức lương mà người ứng tuyển hướng đến

Buổi phỏng vấn là nơi gặp gỡ giữa các công ty và người ứng tuyển. Khi chào đón người ứng tuyển, việc cải thiện các điều kiện làm việc cũng là một trong những nhiệm vụ quan trọng của phía công ty. Nhờ biết được mức lương mà người ứng tuyển hướng đếnphía công ty có thể xác nhận được là mức lương này có phù hợp với ngân sách và đánh giá của công ty mình hay không.

2. Để tìm hiểu về giá trị quan và khả năng tự đánh giá bản thân của người ứng tuyển

Tiền lương là một trong những yếu tố định lượng giá trị bản thân bạn. Người tuyển dụng có thể nhìn thấy các giá trị quan và khả năng tự đánh giá bản thân của người ứng tuyển thông qua việc hỏi họ về mức lương mong muốn.

Vì vậy, nếu như đánh giá về thị trường chuyển việc và mức lương mong muốn có sự chênh lệch rõ rệt thì người ứng tuyển cũng có thể sẽ bị xem là “đánh giá bản thân quá cao”.

NHỮNG MẤU CHỐT VÀ ĐIỂM CẦN LƯU Ý KHI TRẢ LỜI VỀ MỨC LƯƠNG MONG MUỐN

mấu chốt và điểm cần lưu ý

Khi trả lời về mức lương mong muốn, hãy dựa trên những điểm mấu chốt và các điểm lưu ý được chúng tôi giới thiệu dưới đây.

MẤU CHỐT

1. Nắm bắt chính xác tổng khoản chi trả hiện tại

Nếu như bạn đang tìm kiếm việc làm hay công ty mới trong khi vẫn còn đang làm việc cho công ty hiện tại thì việc nắm bắt chính xác tổng các khoản chi trả trong thời điểm hiện tại là vô cùng quan trọng. Bạn có thể xác nhận được tổng khoản chi trả bằng cách xem lại báo cáo thu nhập trong một năm (bao gồm cả thuế thu nhập đã trừ) do công ty phát hành.

2. Đưa ra mức lương mong muốn dựa trên mức lương tại công ty cũ là một điều lý tưởng.

Khi trình bày về mức lương mong muốn, đối với những người vẫn còn đang đi làm, hãy dựa trên mức lương của vị trí hiện tại. Tương tự, đối với những người đã nghỉ việc tại công ty cũ, hãy trả lời dựa trên mức lương của công ty trước đó. Nếu như bạn trình bày về mức lương của vị trí hiện tại hoặc trước đây rằng “Mức lương hiện tại (trước đây) của tôi là 450 man ạ!” thì người tuyển dụng sẽ dễ dàng đánh giá được tính khả thi trong mức lương mà bạn đưa ra.

3. Trong trường hợp muốn được nâng lương, hãy trình bày lý do rõ ràng

Nếu như bạn có nguyện vọng muốn được nâng mức lương mong muốn lên cao hơn so với mức lương được chi trả cho vị trí hiện tại (trước đây) thì cách tốt nhất là hãy lấy mức lương hiện tại (mức lương cũ) làm cơ sở rồi đưa ra lý do “Bởi vì tôi đã đạt được chứng chỉ ●● nên tôi hy vọng rằng mình sẽ được trả mức lương tầm này” để thuyết phục nhà tuyển dụng. Ngược lại, nếu như không nêu ra được lý do mà chỉ nói rằng “Với vị trí này ở thời điểm hiện tại (trước đây), mức lương của tôi là 300 man nhưng hiện tại, mức lương tôi mong muốn được trả là 400 man!” thì phía doanh nghiệp sẽ không thể hiểu được vì sao bạn lại hy vọng được tăng thêm những 100 man.

4. Sẽ tốt hơn nếu như cùng lúc đó, bạn trình bày trước mức lương mong muốn tối thiểu

Khi được hỏi về mức lương mong muốn, bên cạnh mức lương mà bản thân mong muốn, hãy trình bày thêm về mức lương mong muốn tối thiểu. Ví dụ, nếu như mức lương mong muốn của bạn là 420 man yên thì bằng cách nói “Mức lương mong muốn của tôi là 420 man yên nhưng nếu thấp hơn thì tôi nghĩ rằng 380 man yên là mức tối thiểu!” sẽ có khả năng là mức lương bạn đưa ra phù hợp với phạm vi đánh giá và ngân sách của công ty.

ĐIỂM CHÚ Ý

1. Đừng đùn đẩy cho công ty định đoạt bằng cách nói “Bao nhiêu cũng được”.

Như đã đề cập lúc trước, mức lương là sự đánh giá đúng về bản thân bạn. Nếu như bạn nói “Bao nhiêu cũng được” thì người tuyển dụng có thể sẽ có cái nhìn tiêu cực về bạn như “Năng lực tự đánh giá bản thân kém hoặc nguồn nhân lực không xứng đáng được đánh giá cao”.

Nếu như bạn không quá câu nệ về mức lương hàng năm thì hãy nêu ra một mức lương nào đó như “Nếu công ty có thể trả cho tôi mức lương giống với mức lương hiện tại (mức lương trước đây)…” hoặc “Bởi vì trong thông tin tuyển nhân sự có viết là 400 man yên nên…”.

2. Bạn sẽ gặp khó khăn sau khi gia nhập công ty nếu bạn nâng cao thu nhập hàng năm mong muốn.

Việc nâng mức lương mong muốn đồng nghĩa với việc bạn có thể sẽ được công ty yêu cầu phải cung cấp thêm nhiều giá trị tương xứng với mức đó. Nói cách khác, sau khi gia nhập công ty, bạn cần phải làm việc tương xứng với mức lương của mình nên không có gì lạ trước những trường hợp bạn sẽ trở nên vất vả hơn.

Vì vậy, sẽ an toàn hơn nếu bạn tránh được việc nâng mức lương mong muốn của mình lên rất cao mà lại không có lý do gì.

MỘT SỐ CÂU TRẢ LỜI MẪU VỀ CÁCH TRẢ LỜI MỨC LƯƠNG MONG MUỐN

Trong phần này, chúng tôi sẽ giới thiệu đến các bạn một số câu trả lời mẫu về cách trả lời mức lương mong muốn.

CÂU TRẢ LỜI HAY

Trong trường hợp bạn có mục tiêu tăng mức lương hàng năm, hãy nêu lý do cụ thể.

“Do hoạt động kinh doanh của công ty bị đình trệ nên mức thu nhập trong những năm gần đây của tôi thấp hơn hẳn mọi năm. Hằng năm, mức thu nhập của tôi là 500 man yên nên trước mắt, tôi xem nó như một mức lương tiêu chuẩn.”

“Bởi vì tôi đã đạt được chứng chỉ 〇〇 nên tôi hy vọng rằng mình sẽ được trả mức lương trên 420 man yên, cao hơn so với trước đây ạ!”

Nếu như mức lương được ghi trong thư tuyển dụng phù hợp với mong muốn của người ứng tuyển thì có rất nhiều trường hợp chọn cách nói “Tôi sẽ tuân theo quyết định của quý công ty”, tuy nhiên tuyển dụng cũng có rất nhiều mô hình điển hình khác nhau. Vì thế, để tránh hiểu lầm, hãy đưa ra một con số cụ thể và xác nhận lại với nhà tuyển dụng rằng “Trong thư tuyển dụng có viết rằng nếu là người chuyển từ công ty khác tới thì mức lương của năm đầu tiên sau khi gia nhập công ty sẽ là 350 man yên…”

NHỮNG CÂU TRẢ LỜI KHÔNG NÊN DÙNG (NG)

“Nếu thấp hơn 500 man yên thì tôi sẽ không có ý định làm việc đâu ạ!”

“Càng cao càng càng mừng ạ!”

Hãy cố gắng trả lời sao cho nhà tuyển dụng thấy được sự hăng hái của bạn đối với công việc. Bên cạnh đó, việc chỉ ra một con số cụ thể cũng là một yếu tố vô cùng quan trọng đấy!

TRỌNG ĐIỂM BÀI VIẾT LẦN NÀY
  • Người tuyển dụng hỏi về mức lương mong muốn của người ứng tuyển vì họ muốn biết về mức lương mà người ứng tuyển hướng tới cũng như thăm dò khả năng tự đánh giá bản thân của người ứng tuyển.
  • Mức lương mong muốn nên dựa trên mức lương hiện tại hoặc mức lương trước đây.
  • Nếu như bạn muốn nâng cao mức thu nhập của mình, sẽ tốt hơn nếu bạn nói lý do cụ thể, đồng thời đưa ra cả mức lương mong muốn tối thiểu.
  • Cân nhắc đến cách trình bày mức lương mong muốn.

Bài viết này hữu ích như thế nào?

Nhấp vào một ngôi sao để đánh giá nó!

Đánh giá trung bình 5 / 5. Số phiếu bầu: 344

Không có phiếu bầu nào cho đến nay! Hãy là người đầu tiên đánh giá bài viết này.