Khi cuộc phỏng vấn xin việc kết thúc trong khoảng thời gian ngắn hơn dự kiến, chắc hẳn có nhiều người cảm thấy bồn chồn, lo sợ bản thân sẽ không qua được phỏng vấn. Họ có lẽ nghĩ rằng “Không xong rồi… Mình chỉ được phỏng vấn có 5 phút thôi”. Tuy nhiên, thực tế lại trái ngược với suy nghĩ đó, bạn có biết rằng cuộc phỏng vấn kéo dài chỉ trong vòng 5 phút lại thường có xác suất được tuyển chọn cao hơn hay không?
Sau đây chúng tôi sẽ giải thích cho bạn về cách nhà tuyển dụng nhân sự đánh giá ứng viên, cũng như cách để bạn dự đoán chính xác khả năng được tuyển chọn dựa trên thời gian của cuộc phỏng vấn.
Thời gian dự trù trong phỏng vấn tuyển dụng
Về nguyên tắc thì mọi cuộc phỏng vấn tuyển dụng đều có “thời gian dự trù”. Nhà tuyển dụng cần dành ra một chút thời gian giải lao giữa giờ vì họ thường phải phỏng vấn từ sáng tới tối. Với lại Bên cạnh đó ở nhiều công ty cũng cần dự trù thêm 10 ~ 15 phút để xử lý các trường hợp gọi nhầm lượt phỏng vấn, hay có người đến trễ vì lý do ngoài mong muốn.
Nếu mỗi lượt phỏng vấn dự tính là 1 tiếng đồng hồ, thì cuộc phỏng vấn sẽ kết thúc trong khoảng 45 phút, cộng thêm nữa thời gian dự trù là đúng thời gian dự tính. Tuy vậy cũng có trường hợp thời gian phỏng vấn được chỉ định rất ngắn. Chẳng hạn như là hình thức phỏng vấn từng cá nhân ở các công ty danh tiếng có tỷ lệ chọi cao, hay là hình thức phỏng vấn của các ngành nghề như phát thanh viên, họ đòi hỏi ứng viên phải tạo nên được dấu ấn về tính cách hay sức hút của bản thân khiến họ quan tâm ngay trong khoảnh khắc ngắn ngủi.
Trước hết bạn cần hiểu được thời gian phỏng vấn trong ngành bạn ứng tuyển là khoảng bao lâu và chuẩn bị tinh thần chống chọi lại nỗi sợ nếu thời gian phỏng vấn quá ngắn. Nói chung, 30 phút ~ 1 tiếng là khoảng thời gian cần thiết cho một cuộc phỏng vấn cá nhân.
Phỏng vấn kết thúc nhanh hơn nhiều so với thời gian dự tính
Giả sử công ty bạn ứng tuyển dự kiến mỗi lượt phỏng vấn khoảng 1 tiếng đồng hồ nhưng chỉ mình bạn lại được phỏng vấn ngắn ngủi trong 10 phút. Trường hợp như vậy có 2 khả năng: một là bạn đã được thông qua ngay vì quá xuất sắc, hai là bạn bị đánh giá tệ đến mức không thể cứu vãn.
Tuy nhiên, hầu hết mọi người có thể hiểu theo khả năng thứ nhất. Bởi vì nếu một ứng viên biểu hiện kém cỏi đến mức rơi vào tình huống thứ hai, nhà tuyển dụng sẽ có xu hướng hỏi thêm một vài câu hỏi để kiểm tra rõ ràng năng lực của người ấy, để tránh sau đó bị bộ phận nhân sự của công ty dò hỏi những câu như là “ứng viên đó thật sự rất kém cỏi sao?”, “biết đâu là do anh chưa phát hiện ra ưu điểm của ứng viên đó thì sao?” v.v.
Bên cạnh đó ứng viên sẽ nghĩ gì nếu họ bị đánh rớt trong 5 phút? Người ấy có lẽ sẽ chia sẻ trên Twitter hay trên trang mạng xã hội nào đó để giãi bày rằng “công ty đó mới chỉ phỏng vấn tôi có 5 phút thôi mà đã đánh rớt tôi rồi”. Do đó, các công ty thường có xu hướng kéo dài thời gian phỏng vấn đối với những ứng viên không có triển vọng, để các ứng viên đó nghĩ rằng họ đã dành nhiều thời gian để xem xét kỹ lưỡng.
Vậy nên nếu bạn kết thúc phỏng vấn sớm, nhiều khả năng bạn đã được qua phỏng vấn, vì vậy hãy chuẩn bị sẵn sàng cho vòng phỏng vấn hoặc giai đoạn tuyển dụng tiếp theo mà không cần lo lắng về điều đó.
Phỏng vấn kết thúc đúng thời gian dự tính
Ngược lại, nếu cuộc phỏng vấn diễn ra và kết thúc đúng trong khoảng thời gian dự kiến thì sao? Thực tế là các trường hợp phỏng vấn vừa đủ thời gian có khả năng cao đang nằm trên ranh giới giữa việc được thông qua hay bị loại. Nhà tuyển dụng phỏng vấn đến phút cuối cùng là do họ đang còn băn khoăn, suy xét liệu có nên để ứng viên này qua vòng phỏng vấn hay không.
Đặc biệt nếu cuộc phỏng vấn dự tính là 1 tiếng nhưng diễn ra vừa đúng 1 tiếng đồng hồ, bỏ qua luôn cả khoảng thời gian dự trù, điều đó có nghĩa là nhà tuyển dụng đã không nghỉ ngơi để xem xét kỹ lưỡng về bạn. Với những trường hợp như vậy, bạn đừng bao giờ để mình bị sao nhãng ngay cả khi bạn được qua phỏng vấn. Vì có thể trong tài liệu được chuyển qua vòng phỏng vấn lần tới của bạn có ghi lại là “ứng viên đang ở ranh giới nguy hiểm nhưng lần này tạm thời cho qua”. Vậy nên bạn hãy chuẩn bị kỹ càng cho lần phỏng vấn tiếp theo để tạo nên được ấn tượng mới với nhà tuyển dụng.
Ứng viên không nên tốn thời gian lo lắng về việc bị rớt phỏng vấn
Ở trên, chúng tôi đã giải thích cho bạn về cách dựa vào khía cạnh thời gian phỏng vấn để dự đoán xem bản thân được đánh giá như thế nào trong cuộc phỏng vấn Tuy nhiên quả thật là lãng phí thời gian để tự dằn vặt bản thân với những suy nghĩ “chắc là mình rớt rồi” trong khoảng thời gian chờ đợi kết quả. Dù cho bạn không được tuyển dụng, lý do có thể xuất phát từ phía công ty, chẳng hạn như số ứng viên vượt quá chỉ tiêu đặt ra cho lần phỏng vấn tiếp theo, công ty đã đạt mức tuyển quy định v.v. Không giống như thành tích vào đại học, việc ứng tuyển việc làm có thể bị từ chối vì những lý do vô lý.
Đặc biệt là trong giai đoạn đầu tìm việc, bạn có thể sẽ lo lắng thấp thỏm vì kết quả phỏng vấn, nhưng quan trọng là bạn có thể nhanh chóng làm quen với việc chờ đợi kết quả, và điều phối bản thân chuyển sang với kế hoạch xin việc ở công ty tiếp theo.
Ngoài ra, nếu bạn đã nhiều lần thất bại trong các cuộc phỏng vấn có nội dung câu hỏi tương tự hay trong cùng ngành nghề, thì đó là cơ hội để bạn tìm ra điểm có thể cải thiện. Trước hết bạn hãy tự mình kiểm tra bản thân bằng cách tự phỏng vấn thử và ghi âm lại nhé.
CÔNG TY TNHH GIÁO DỤC VÀ DỊCH THUẬT IFK
Chuyên cung cấp các dịch vụ sau:
Dịch vụ biên phiên dịch tiếng Nhật, Anh, Việt
Dịch vụ làm CV tiếng Nhật
Dịch vụ tư vấn du học Nhật Bản
Chương trình internship tại Nhật Bản cho trường liên kết
Email: info@translationifk.com
Hotline: 0282.247.7755/ 035.297.7755
Website: https://translationifk.com
Facebook: Dịch Thuật Tiếng Nhật IFK
Bài viết này hữu ích như thế nào?
Nhấp vào một ngôi sao để đánh giá nó!
Đánh giá trung bình 5 / 5. Số phiếu bầu: 487
Không có phiếu bầu nào cho đến nay! Hãy là người đầu tiên đánh giá bài viết này.