Tại sao người Nhật không bỏ việc?

Có công mày sắt có ngày nên kim. Có lẽ người có kinh nghiệm làm việc ở Nhật đều đã một lần nghe qua cụm từ này. Ở Nhật có xu hướng nhìn nhận “Người thay đổi công việc liên tục là người không kiên định” với hình ảnh tiêu cực. Tuy nhiên, nếu thử một lần đặt vào bối cảnh nước ngoài thì người ta nhìn nhận việc đó là “Quy luật kì lạ chỉ có ở Nhật Bản”.

Hôm nay, tôi sẽ giải thích trao đổi những việc đã xảy ra thật ở chỗ làm của tôi, về việc chuyển việc, nghỉ việc không phải là “Người vô tích sự không làm việc được lâu dài”.

Đây là bài viết mà tôi muốn người đang phiền não không biết là có nên từ bỏ công việc hiện tại đọc.


Tai sao người Nhật không bỏ việc

10 người đang làm việc tại một chỗ làm ở Đài Loan đồng loạt xin nghỉ việc

  • Hiện tại tôi đang làm việc tại Trường học Quốc tế ở Đài Loan. Đài Loan kết thúc học kì vào cuối tháng 6, tuy nhiên 10 giáo viên người Mỹ đã đồng loạt xin nghỉ việc khi kết thúc học kì. Tôi Không nắm bắt được hoàn toàn số lượng giáo viên nhưng nếu giả định nó xấp xỉ 40 người thì đã nghỉ việc hết 25% rồi. Thật là một con số khủng khiếp nhỉ. Haha (Cười lớn)

Cũng không phải là vì phúc lợi và lương của họ tệ. Nếu mà làm toàn thời gian thì nhận được mức lương trên 80000 nhân dân tệ một tháng. Số tiền này gấp khoảng 2 lần tiền lương trung bình tại nơi đó. Nếu mức lương trung bình 1 năm ở Nhật là khoảng 4 triệu 200 ngàn Yên thì hình dung những người này nhận được lương khoảng 8 triệu 400 ngàn Yên.

Tuy nhiên, họ vẫn thôi việc dù nhận được mức lương trung bình 1 năm gấp đôi.

  • Công việc không thú vị
  • Không tốt cho sự nghiệp
  • Muốn làm việc khác

Khi rơi vào trường hợp như bên dưới, họ bắt đầu suy nghĩ về nơi làm việc tiếp theo. Khác hẳn với hình tượng “Nghỉ việc là chuyện xấu” gắn liền với Nhật Bản.

Họ suy nghĩ về cuộc sống một cách tích cực, về những chuyện như nghỉ việc, nghỉ giải lao, và chuyển việc.

Người Đài Loan nghỉ việc ngay lập tức

Ví dụ đầu tiên là ví dụ về người Mỹ ở chỗ làm việc của tôi, tuy nhiên người Đài Loan cũng không ngoại lệ.

Đỉnh điểm của thơi gian nghỉ việc là vào Tết Nguyên Đán

Ở Đài Loan cũng có Tết Nguyên Đán giống như ở Trung Quốc. Trước và sau các kì nghỉ lớn này, người người cứ nối tiếp nhau nghỉ việc. Đây là thời gian sum họp gia đình, và so sánh lương bổng và lì xì (tiền thưởng) với nhau. Ngay khi họ cho rằng đãi ngộ của bản thân không được tốt, họ sẽ nghỉ việc mà không chút do dự.

Gia đình chồng cũng làm công việc khác nhau mỗi năm

Vợ của tôi là người Đài Loan. Tôi đã nhập cư đến Đài Loan sống được 3 năm rồi nhưng cả 3 người bao gồm vợ, anh và em của vợ tôi, tất cả họ đều thay đổi công việc. Cũng có người đã thay đổi việc nhiều lần rồi.

Khi nghe lý do:

  • Phúc lợi và lương
  • Nội dung công việc
  • Mối quan hệ với những người khác tại nơi làm việc

Vậy đâu là nguyên nhân trong 3 lý do bất mãn trên? Tuy nhiên, tôi đã chứng kiến nhiều người thay đổi công việc mà không gồm những lý do đã nêu rõ ràng ở trên. Và lý do đó là “Không hiểu sao lại cảm thấy không phù hợp”.

Nói cách khác, vì sự linh hoạt của nguồn nhân lực chỉ cao đến mức đó, nên cũng có trường hợp được giữ lại, trả lương cao hơn trước kia đối với nhân lực ưu tú. Vì nếu nhân viên ưu tú nghỉ việc thì công ty sẽ gặp khó khăn.

Tôi nghĩ cảm giác này khác xa với Nhật Bản. Ở Nhật hiếm khi có chuyện tăng lương cho một cá nhân nào để giữ nhân viên ở lại.

Phan van

Nhiều người Nhật không bao giờ nghỉ việc

Tôi chỉ nói về những chuyện ở nước ngoài đến đây thôi, bây giờ thì chúng ta hãy cùng thử nghĩ về những câu chuyện ở Nhật Bản nhé.

Không thể nghỉ việc do tàn dư của chế độ tuyển dụng suốt đời

Đầu tiên, ở Nhật Bản có một từ “終身雇用” nghĩa là tuyển dụng trọn đời. Trong tiếng Anh là “lifelong employment”,  nhưng nếu tìm kiếm từ này thì chỉ xuất hiện trên các bảng tin về Nhật Bản thôi. Tóm lại, đó là văn hóa chỉ có ở Nhật Bản.

Ba tôi đã nghỉ hưu từ vài năm trước khi kết thúc chế độ tuyển dụng trọng đời. Ba tôi mua nhà mua xe, nuôi 2 người con cho đến khi tốt nghiệp đại học, có thể nói nôm na là hình mẫu đặc trưng cho tuyển dụng trọn đời thời kì Chiêu Hòa. Những người ba mẹ như vậy thường cổ vũ con cái nên làm ở “Nơi làm việc ổn định (Công ty lớn)”. Có cảm giác ba mẹ muốn truyền đạt cho con mình những kinh nghiệm thành công. Tôi nghĩ chắc hẳn ba mẹ của độc giả này phải chăng cũng có suy nghĩ giống như thế.

Tuy cho đến thời điểm hiện tai, các doanh nghiệp Nhật vẫn đang nổ lực để tuyển dụng trọn đời, nhưng có thể dễ dàng hình dung rằng họ không thể duy trì chế độ này nữa trong tương lai. Tôi vẫn nhớ như in Giám đốc điều hành Hãng xe Toyota đã nói vào năm 2019 “Rất khó để suy trì chế độ tuyển dụng trọn đời”.

Nếu nhẫn nhịn mà làm việc đến bây giờ, tôi sẽ có một chỗ làm suốt cả cuộc đời. Việc mua nhà, mua xe, và nuôi nấng con cái cũng đã không thành vấn đề.

Tuy nhiên, hiện tại, các công ty bị phá sản, và việc các công ty bị thu mua lại cũng thường xuyên diễn ra. Khi đó, quan trọng là chuyển việc đến công ty khác có điều kiện tốt hơn chứ không phải là phụ thuộc vào công ty đó.

 

Chuyển việc không phải là một điều tồi tệ

Ở Nhật Bản, người dân có xu hướng coi việc tiếp tục chịu đựng và tiếp tục làm một công việc là tốt đẹp. Hơn nữa, vì mọi người xung quanh cũng kì vọng điều đó nên thường rất khó bỏ việc.

Đến nay tôi đã làm cho khoảng 5 công ty bao gồm cả công ty nước ngoài nhưng nghỉ việc ở công ty lớn của Nhật Bản là khó khăn nhất.

Khi ấy, ngay khi tôi định mở lời là tôi muốn nghỉ việc thì…

  • “Tại sao lại nghỉ việc”
  • “Thật là tiếc khi nghỉ công việc tốt như thế này”
  • “Ba mẹ khóc”
  • “Hối hận trong tương lai”
  • “Nên đi sang nước ngoài làm việc hết quãng đời còn lại”

Tôi đã dằn co về việc đó suốt mấy năm liền. (Cuối cùng, tôi buộc phải nghỉ việc).  Tôi thường nghe nói ở Nhật rằng dù muốn nghỉ việc cũng không nghỉ được.

Theo tôi, tôi tự đặt ra câu hỏi tại sao những người chưa bao giờ nghỉ việc lại áp đặt giá trị quan “Nghỉ việc sẽ không hạnh phúc” như thế.

Tôi muốn nói lại lần nữa, chuyển việc là việc tốt. Có thể hiểu được giá trị thị trường của bản thân, và cũng có thể biết được những công việc bạn muốn làm bằng cách thay đổi công việc.

Bản thân tôi từ nay về sau, sẽ tích lũy kinh nghiệm tại nhiều công ty và tin tưởng rằng giá trị của bản thân đang tăng lên theo cách này.

Chuyển việc là cơ hội tốt để biết được việc muốn làm và giá trị thị trường của bản thân.

chuyen viec la tot

Chuyển việc dù tốt hay xấu cũng là cơ hội tốt để hiểu rõ giá trị thị trường của bản thân. Sau khi kiểm tra lĩnh vực sở trường và kĩ năng của bản thân, nếu chuyển việc vào lĩnh vực sở trường đó, khả năng cao là sẽ thăng tiến trong sự nghiệp.

Tóm lại

Ở Nhật, cho đến bây giờ vẫn còn tồn tại hình ảnh tiêu cực về việc nghỉ việc. Đó là vì đến nay kinh nghiệm thành công và phát triển kinh tế có nguồn gốc từ chế độ tuyển dụng trọn đời của Nhật Bản.

Tuy nhiên, từ bây giờ “Thăng tiến trong sự nghiệp nhờ vào chuyển việc” sẽ trở nên quan trọng trong thị trường lao động Nhật Bản và nước ngoài. Hãy chọn một công ty mà có thể thực hiện công việc bạn muốn làm và hiểu được giá trị thị trường của bản thân bạn.

Bất kể là ở Nhật Bản hay nước ngoài, sau khi chuyển việc, hy vọng càng có nhiều người Nhật thành công hơn nữa.

CÔNG TY TNHH GIÁO DỤC VÀ DỊCH THUẬT IFK

Bài viết này hữu ích như thế nào?

Nhấp vào một ngôi sao để đánh giá nó!

Đánh giá trung bình 5 / 5. Số phiếu bầu: 286

Không có phiếu bầu nào cho đến nay! Hãy là người đầu tiên đánh giá bài viết này.