“Sự khác biệt đầu tiên giữa tuyển dụng một sinh viên mới ra trường và một người đã có kinh nghiệm làm việc là gì…?”. Trong số những ai đang chuẩn bị cho kỳ thi tuyển dụng hay những ai đang suy nghĩ đến chuyển việc, chắc chắn nhiều người sẽ có thắc mắc như thế.
Vậy trong các yếu tố được nhà tuyển dụng chú trọng, có điểm gì khác nhau hay không? Thành thực mà nói, kỳ thi tuyển dụng nào sẽ đơn giản hơn?
Đây là một trong số rất nhiều điều bạn đang tò mò quan tâm đến đúng không? Chính vì thế, bài viết này sẽ giới thiệu ngắn gọn những điểm khác nhau khi tuyển dụng sinh viên mới ra trường với những người đã đi làm có kinh nghiệm và so sánh kỹ lưỡng các phương pháp lựa chọn của các nhà tuyển dụng dành cho những ai đang chuẩn bị cho kỳ thi ứng tuyển.
1. Vai trò được kỳ vọng là gì?
Cùng là nhân viên mới, nhưng vai trò được kỳ vọng sau khi gia nhập công ty giữa sinh viên mới ra trường và người đã có kinh nghiệm đi làm cũng khác nhau. Đặc trưng của một nhân viên mới ra trường hầu như là chưa có kinh nghiệm làm việc tại công ty. Chính vì điều đó, sau đây là những vai trò làm việc được kỳ vọng ở sinh viên mới ra trường.
Những điều kỳ vọng đối với sinh viên mới ra trường
- Sự linh hoạt và sáng tạo nhiều ý tưởng mới cho công ty.
- Làm việc lâu dài tại công ty.
- Đóng góp cho sự phát triển lâu dài của công ty.
Ngược lại, những người đã đi làm sẽ có những kinh nghiệm quý báu trong thời gian họ còn làm việc tại các công ty trước đó. Họ có kinh nghiệm xã hội, vừa có kỹ năng nghiệp vụ, vì thế họ được mong đợi ở những điều sau.
Những điều được kỳ vọng ở những người đã đi làm
- Vận dụng kinh nghiệm xã hội vào công việc
- Sẵn sàng làm việc mà không cần qua đào tạo.
- Áp dụng những cách làm việc mới.
Gần đây, các công ty tuyển dụng nhân viên trong phạm vi sinh viên mới tốt nghiệp lần thứ hai (là những người đã làm việc một lần sau khi tốt nghiệp ra trường nhưng sau đó nghỉ việc trong vòng một vài năm và thay đổi công việc) cũng đang tăng lên. Những sinh viên này sẽ có những ý tưởng linh hoạt như một sinh viên mới ra trường và có cả những kinh nghiệm xã hội như những người đã làm. Sau đây là những điều được kỳ vọng ở họ sau khi gia nhập công ty.
Những điều được kỳ vọng ở sinh viên tốt nghiệp lần hai
- Nỗ lực làm việc giống như sinh viên mới ra trường.
- Có động lực phát triển.
- Có thể thích ứng với công ty.
- Có nền tảng cơ bản của những người đã đi làm.
- Có kiến thức cơ bản về các quy tắc kinh doanh.
- Có kiến thức nền tảng liên quan đến công việc.
2. Điểm mạnh và điểm yếu của mỗi bên là gì?
Vai trò được kỳ vọng giữa sinh viên mới ra trường và những người đã đi làm là khác nhau, vì vậy điểm mạnh và điểm yếu giữa hai bên cũng sẽ khác nhau. Sau đây là những điểm mạnh và yếu của nhân viên mới tốt nghiệp khi bắt đầu làm việc tại công ty.
Điểm mạnh
- Học văn hoá và cách làm việc của công ty từ đầu.
- Có thể xây dựng mối quan hệ thân thiết với đồng nghiệp gia nhập công ty cùng lúc.
- Có thể được đào tạo vững chắc.
Điểm yếu
- Cho đến lúc có kỹ năng làm việc thì mất khá nhiều thời gian.
Mặt khác, bởi vì những người đi làm đã có một số kinh nghiệm nhất định ở công việc trước đó nên sẽ có sự khác nhau về điểm mạnh và yếu như sau.
Điểm mạnh
- Có thể vận dụng các kỹ năng ở công việc trước.
- Có thể học tập các các kiến thức ở những lần chuyển việc mà những sinh viên mới bắt đầu đi làm không có được.
- Được tăng lương hoặc thăng chức tùy theo trường hợp.
Điểm yếu
- Cảm thấy khó khăn khi những gì đã học được ở công việc trước không có hiệu quả.
- Bởi vì là tuyển dụng người đã có kinh nghiệm làm việc nên không có các buổi thực tập cơ bản.
Sẽ có những người nghĩ rằng: “Tôi sắp tốt nghiệp, nhưng chưa nhận được giấy mời làm việc như ý muốn. Vậy tôi có nên tham gia kỳ thi tuyển dụng với những người đã đi làm rồi không?”. Nếu gặp phải trường hợp đó, hãy tham khảo các điểm mạnh và yếu như trên để đưa ra lựa chọn nhé.
3. So sánh kỹ càng sự khác nhau của các phương pháp tuyển chọn
Sự khác nhau về thời gian tuyển dụng và phương pháp tuyển chọn đầu vào
Đầu tiên sẽ so sánh một cách dễ hiểu về sự khác nhau như sau:
- Thời điểm tuyển dụng:
– Sinh viên mới ra trường: thường là được tổ chức 1 năm 1 lần với thời gian đã định.
– Người đã đi làm: không có thời gian được định sẵn.
- Thời gian tuyển chọn:
– Sinh viên mới ra trường: thời gian sẽ dài vì phải đánh giá xem ứng viên có tiềm năng gì. Thời gian đại khái sẽ từ 6 tháng – 1 năm.
– Người đã đi làm: hầu hết là tuyển dụng để bổ sung vào vị trí còn trống và mở rộng kinh doanh, nên thường là thời gian ngắn. Cũng có trường hợp chỉ trong 1 tháng là đã nhận được giấy thông báo thử việc, cũng có trường hợp sẽ đi làm ngay.
- Phương pháp ứng tuyển:
– Sinh viên mới ra trường: thường là sau khi tham gia buổi hướng dẫn của công ty sẽ bắt đầu nộp đơn xin ứng tuyển.
– Người đã đi làm: xin ứng tuyển tại các website tuyển dụng.
- Phương pháp tuyển chọn:
– Sinh viên mới ra trường: thi lý thuyết, phỏng vấn nhóm hoặc cá nhân
– Người đã đi làm: phỏng vấn cá nhân
Tuyển dụng “người mới”
Tại các buổi tuyển dụng sinh viên mới ra trường, yếu tố được coi trọng là người đó có tiềm năng gì sau khi gia nhập công ty. Không ít những công ty họ sẽ coi trọng vào ấn tượng mà người đó mang lại tại buổi phỏng vấn hơn là trình độ học vấn của họ. Vì vậy, tại buổi phỏng vấn, các doanh nghiệp thường sẽ chú trọng 3 điểm sau đây:
- Có nỗ lực làm việc với sự say mê, nhiệt tình hay không?
- Có động lực phát triển xa hơn hay không?
- Có kỹ năng làm việc nhóm không?
Dựa trên những điểm trên, tự bản thân hãy suy nghĩ về những lý do muốn làm việc tại công ty theo cách riêng và tóm tắt thành động cơ xin việc. Ngoài ra, cũng dự đoán các yếu tố dưới đây khi đi phỏng vấn:
- Ngoại hình sạch sẽ không?
- Có mạnh dạn nói ra suy nghĩ riêng của mình không?
- Có kỹ năng giao tiếp không?)
- Có hiểu rõ về công ty và công việc sắp làm không?
Tuyển dụng “người đã có kinh nghiệm”
Theo như những gì đã trình bày ở trên, vai trò được kỳ vọng ở những người đã đi làm chính là năng lực chiến đấu (hay nôm na là năng lực làm việc) của họ. Nói cách khác, tiềm năng giữa họ và các sinh viên mới ra trường sẽ khác nhau, vì thế không chỉ ở động cơ xin việc cao mà còn là việc khó giành được giấy mời làm việc. Tại buổi phỏng vấn, các nhà tuyển dụng sẽ có cái nhìn nghiêm khắc hơn về việc bạn đã có được những kinh nghiệm gì ở công việc trước đó, và đạt được những thành tích thực tế như thế nào. Hãy đưa ra rõ các con số cụ thể khi đưa ra các thành tích của bản thân, chẳng hạn như “Tôi đã tăng doanh số bán hàng lên ~%”, “Tôi có thành tích đứng thứ ~ trong công ty”.
Tóm lại, các nhà tuyển dụng sẽ rất khắt khe trong việc sàng lọc hồ sơ đối với những người đã đi làm. Trong sơ yếu lý lịch, hãy ghi rõ và làm nổi bật những con số đã đạt được của những thành tích ở công việc trước nhé.
4. Hãy tận dụng lời khuyên từ các chuyên gia
So với tuyển dụng các sinh viên mới ra trường, thời gian tuyển dụng người đã đi làm sẽ không cố định và số lượng người tuyển dụng cũng rất hạn chế. Hơn nữa, họ không có nhiều cơ hội được tham gia vào các buổi tư vấn chung quy mô lớn như các sinh viên mới ra trường. Vì vậy, họ phải tự chủ động tìm kiếm các thông báo tuyển dụng. Nhưng lại không dễ để kiểm tra thường xuyên các trang website tuyển dụng hay trang chủ tuyển dụng của công ty đó. Hơn nữa, tự lực cánh sinh chuyển việc chắc chắn sẽ gây ra rất nhiều lo lắng.
Những lúc như thế hãy thử tham khảo ý kiến của công ty IFK chúng tôi. Tại đây bạn sẽ được tận tâm giới thiệu cũng như đưa ra những lời khuyên về những công việc làm có liên quan đến tiếng Nhật tốt nhất, phù hợp nhất với bạn, ngoài ra chúng tôi cũng sẽ hỗ trợ làm hồ sơ và sơ yếu lý lịch thông qua tư vấn trên điện thoại hoặc trao đổi trực tiếp. Nếu bạn đang lo lắng về những vấn đề trên hãy nhanh chóng liên hệ với chúng tôi nhé!
CÔNG TY TNHH GIÁO DỤC VÀ DỊCH THUẬT IFK
Chuyên cung cấp các dịch vụ sau:
Dịch vụ biên phiên dịch tiếng Nhật, Anh, Việt
Dịch vụ tư vấn du học Nhật Bản
Chương trình internship tại Nhật Bản cho trường liên kết
Email: info@translationifk.com
Hotline: 0282.247.7755/ 035.297.7755
Website: https://translationifk.com
Facebook: Dịch Thuật Tiếng Nhật IFK
Bài viết này hữu ích như thế nào?
Nhấp vào một ngôi sao để đánh giá nó!
Đánh giá trung bình 5 / 5. Số phiếu bầu: 220
Không có phiếu bầu nào cho đến nay! Hãy là người đầu tiên đánh giá bài viết này.