Quy tắc cơ bản trong văn hóa kinh doanh nằm ở phần chào hỏi

Chao hoi trong kinh doanh

Chào hỏi là quy tắc ứng xử cơ bản trong văn hóa kinh doanh!

Chào hỏi là vấn đề cơ bản trong giao tiếp thường ngày nhưng khi đặt vào bối cảnh kinh doanh, chúng lại trở nên đặc biệt quan trọng. Việc chào hỏi hằng ngày sẽ quyết định ấn tượng của một người và nó cũng là một yếu tố đánh giá trong môi trường kinh doanh. Vì vậy, bạn cần phải ý thức được rằng mình nên chào hỏi người khác với tâm thế thật thoải mái.

Dưới đây là 5 điểm cần lưu ý để bạn có thể chào hỏi một cách thoải mái.
Diện mạo sáng sủa.
Giọng nói rõ ràng, mạch lạc và vui vẻ.
Khuôn mặt tươi cười.
Nhìn vào mắt đối phương.
Bản thân nên là người chủ động chào trước.

Trên đây là tất cả những quy tắc chào hỏi cơ bản mà chúng ta sẽ được học khi là học sinh cấp một. Hơn nữa, là người đi làm, bạn cần phải biết chào hỏi sao cho phù hợp với đối phương, với những tình huống trong kinh doanh. Mặt khác, bạn cũng cần biết những quy tắc ứng xử khi chào hỏi và cố gắng để không cư xử bất lịch sự.

Trong bài viết lần này, chúng tôi sẽ giới thiệu những quy tắc chào hỏi trong bối cánh kinh doanh mà một người đi làm cần phải biết.

Cách chào theo từng tình huống mà bạn cần biết trong văn hóa kinh doanh

Những người đang đi làm phải chào hỏi sao cho phù hợp với tình huống cũng như phải biết được những quy tắc chào cần thiết trong tình huống đó. Sẽ có nhiều tình huống xảy ra trong kinh doanh và trong phần này, chúng tôi sẽ giới thiệu đến các bạn cách chào hỏi, các điểm cần lưu ý và các thể loại chào hỏi trong những tình huống khác nhau.

Quy tắc 1: Chào hỏi khi đi ra ngoài

Trong lúc làm việc, sẽ có nhiều lúc bạn phải ra ngoài để ghé thăm công ty của đối tác hoặc đi bàn chuyện làm ăn. Khi đó, bạn cần phải chào hỏi thật nghiêm túc dù cho người đi ra ngoài là bạn hay sếp, đàn anh/chị của bạn. Dưới đây, chúng tôi sẽ giới thiệu một số quy tắc chào khi phải ra ngoài.

Khi bạn là người ra ngoài
Nếu bạn là người ra ngoài, bạn cần phải chào hỏi những người xung quanh trước để họ nắm rõ được hành động của bạn, nơi mà bạn đi rồi sau đó mới ra ngoài. Nếu bạn không chào hỏi mọi người trước thì sẽ có những tình huống không mong muốn xảy ra, chẳng hạn như bạn sẽ không thể xử lý được những vấn đề phát sinh khi bạn vắng mặt, làm xuất hiện những sai sót trong quá trình giao tiếp giữa bạn với mọi người. Do đó, có lẽ sẽ tốt hơn nếu bạn có thể vừa chào, vừa thông báo rõ ràng rằng bạn sẽ đi đâu, đi vì lý do gì, khoảng mấy giờ quay lại đấy.

Câu ví dụ:
行ってきます (Tôi đi đây).
行ってまいります (Tôi xin phép đi ra ngoài).

Khi đối phương là người đi ra ngoài
Điều quan trọng ở đây là ngay cả khi người ra ngoài là một ai khác không phải bạn (chẳng hạn như sếp, cấp dưới, đồng nghiệp…) đi nữa thì bạn cũng cần phải chào hỏi và tiễn đối phương đi một cách vui vẻ để họ có thể ra ngoài với một tâm trạng tốt.
Lúc đó, câu chào cơ bản mà bạn cần dùng để tiễn họ đi là 行ってらっしゃい. Tuy nhiên, có lẽ sẽ tốt hơn nhiều nếu bạn sử dụng những câu chào phù hợp với chức vụ và tuổi tác của đối phương.

Câu ví dụ:
行ってらっしゃい (Anh/chị đi nhé).
行ってらっしゃいませ (Anh/chị đi nhé).
お気をつけて行ってらっしゃいませ (Anh/chị đi cẩn thận nhé).

Thoạt nhìn, có thể chúng ta sẽ nghĩ rằng 行ってらっしゃい là một câu chào hơi thiếu phần trang trọng và không phù hợp. Song, bạn hoàn toàn có thể sử dụng nó khi nói chuyện với sếp của mình. Tuy nhiên, nếu bạn thêm từ ませ vào thì câu sẽ trở nên mềm mỏng và lịch sự hơn.

Quy tắc 2: Chào hỏi khi quay lại công ty

Khi bạn quay trở lại công ty
Nếu bạn quay lại công ty từ bên ngoài, bạn cần phải làm theo quy tắc sau. Đó là chào hỏi mọi người trước để báo cho họ biết bạn đã quay về công ty rồi mới về lại chỗ ngồi của mình. Khi đó, nếu bạn chào hỏi với một tâm trạng u ám thì những người xung quanh sẽ không thể nghe thấy được hoặc bạn sẽ làm cho họ cảm thấy lo rằng có chuyện gì đã xảy khi bạn đi ra ngoài. Vì vậy, hãy cố gắng chào hỏi thật vui vẻ nhé.

Câu ví dụ:
ただいま、戻りました (Tôi đã quay lại rồi đây).
戻ってまいりました (Tôi đã quay về rồi đây).

Khi người khác quay lại công ty
Mặt khác, nếu như sếp hoặc cấp dưới, đồng nghiệp của bạn quay lại công ty thì bạn cũng nên vui vẻ chào hỏi để đón họ trở về với tâm thế thoải mái. Bởi vì việc nói lời chào trong khi mắt vẫn dán vào công việc sẽ khiến cho bạn trở nên lạnh lùng trong mắt người khác hoặc khiến cho cấp trên nghĩ rằng bạn là người có thái độ vô lễ nên điều quan trọng mà bạn cần làm là nhìn về phía đối phương, mỉm cười và chào hỏi họ.

Câu ví dụ:
おかえりなさい (Anh/chị quay lại rồi à).
おかえりなさいませ (Anh/chị quay lại rồi à) nhưng lịch sự hơn câu trên.
お疲れ様です (Anh/chị đã làm việc vất vả rồi).

Việc chào đối phương bằng câu おかえりなさい là không sai nhưng bạn nên thêm cụm ませ vào sau để câu chào thêm phần lịch sự. Có thể nói お疲れ様ですlà câu chào không gây cảm giác bất lịch sự và khó chịu nhất trong bối cảnh kinh doanh.

Quy tắc 3: Chào khi đi ngang qua hành lang

Bạn cũng nên thủ sẵn một vài câu chào những người trong công ty khi đi ngang qua nhau ở hành lang hoặc cầu thang… Thông thường, nếu đi ngang hàng lang, cầu thang… trong công ty, bạn nên cười và chào người khác bằng câu お疲れ様です.

Lúc này, có lẽ bạn sẽ thường chào những người có mối quan hệ thân thiết với bạn bằng câu ít trang trọng hơn làこんにちは hoặc どうも nhỉ? Tuy nhiên, bạn không nên dùng câu này với cấp hoặc những người mà bạn không mấy gần gũi như người của bộ phận khác. Thay vào đó, hãy sử dụng mẫu câu お疲れ様です. Không chỉ với cấp trên, hãy cố gắng tươi cười và chào hỏi cả những người đồng nghiệp, cấp dưới, người thuộc bộ phận khác hoặc bất cứ ai đi ngang qua bạn trong công ty.

Câu ví dụ:
おはよう (Chào buổi sáng).
おはようございます (Chào buổi sáng) nhưng lịch sự hơn câu trên.
こんにちは (Xin chào).
どうも (Xin chào) nhưng đây là cách chào ít trang trọng nên chú ý không dùng câu này với cấp trên.
おつかれ (Anh/chị vất vả rồi).
お疲れ様です (Anh/chị đã làm việc vất vả rồi).

Mặt khác, một quy tắc nữa cần phải nhớ là nếu như đối phương đang nói chuyện với người khác hoặc bạn đang tiếp khách thì không cần phải chào nhau mà chỉ cần gật đầu nhẹ rồi đi ngang qua. Bạn hãy nhớ rằng dù cho người đi ngang qua có là sếp của bạn đi chăng nữa thì bạn vẫn nên dành sự ưu tiên của mình cho việc tiếp khách.

Quy tắc 4: Câu chào khi tan làm

Chao tam biet

Khi bạn tan làm
Khi bạn là người tan làm trước, nếu bạn không giải thích cho sếp hoặc những người đang tăng ca mà lẳng lặng đi về thì ngược lại, bạn sẽ bị coi là người bất lịch sự. Ngoài ra, chào hỏi khi tan làm là một việc cần thiết để thông báo cho những người xung quanh rằng bạn sẽ tan làm.

お先に失礼します là câu chào thích hợp dùng trong trường hợp đó. Nếu bạn chỉ nói mỗi câu お疲れ様です thôi thì cũng không có gì là sai cả nhưng có thể nói rằng, お先に失礼します là cách chào lịch sự hơn vì nó bao hàm cả sự quan tâm của bạn đến người khác.

Câu ví dụ:
おつかれ (Anh/chị đã vất vả rồi).
お疲れ様です (Anh/chị đã làm việc vất vả rồi).
お先に失礼します (Tôi về trước đây ạ).
お先に失礼いたします (Tôi xin phép được đi về trước ạ).

Khi đối phương là người tan làm
Nếu sếp hoặc đồng nghiệp, cấp dưới của bạn tan làm thì về cơ bản, bạn có thể chào tạm biệt họ bằng câu お疲れ様です.

Nếu như chỉ cất tiếng chào trong khi toàn bộ sự tập trung vẫn đặt vào công việc đang làm thì bạn sẽ khiến cho đối phương cảm thấy mình là người lạnh nhạt, không thân thiện đấy! Vì vậy, điều quan trọng ở đây là bạn cần nhìn về phía đối phương, mỉm cười và chào tạm biệt họ. Mặt khác, ご苦労さまでした là câu chào cấp trên nói với cấp dưới. Vì vậy, bạn sẽ bị xem là vô lễ nếu dùng câu này để chào sếp hoặc đàn anh/chị của mình nên hãy chú ý không sử dụng câu này nhé.

Câu ví dụ:
おつかれ (Anh/chị đã vất vả rồi).
お疲れ様です (Anh/chị đã làm việc vất vả rồi).

CÔNG TY TNHH GIÁO DỤC VÀ DỊCH THUẬT IFK

Địa chỉ: Tầng 14, HM Town, 412 Nguyễn Thị Minh Khai, P.5, Q.3, HCM.
Email: info@translationifk.com
Hotline: 0282.247.7755035.297.7755
Website: https://translationifk.com
Facebook: Dịch Thuật Tiếng Nhật IFK

Bài viết này hữu ích như thế nào?

Nhấp vào một ngôi sao để đánh giá nó!

Đánh giá trung bình 4.9 / 5. Số phiếu bầu: 413

Không có phiếu bầu nào cho đến nay! Hãy là người đầu tiên đánh giá bài viết này.