Phân tích bản thân trước khi tìm việc liệu có quan trọng ?

Người ta nói rằng đối với hoạt động tìm kiếm việc làm thì việc tự phân tích bản thân là một điều quan trọng. Nó có thể giúp bạn đánh giá khả năng con người thực của bạn, giúp bạn đạt được những mục tiêu trong cuộc sống như: sự nghiệp, phát triển kĩ năng, phát triển các mối quan hệ,…từ đó thu hút lời mời từ các công ty mình mong muốn. Thế nhưng mọi người đều thường gặp khó khăn trong việc tự phân tích bản thân, vì vậy lần này, IFK xin giới thiệu đến bạn một phương pháp phân tích hiệu quả có thể áp dụng ngay cho các sinh viên năm 3 lẫn những bạn đang chuẩn bị tìm việc.

1. Tại sao phân tích bản thân lại quan trọng ? Mục đích của phân tích bản thân là gì ?

phan tich ban than truoc khi tim viec

Trước hết, phân tích bản thân là việc bạn tự sắp xếp lại kinh nghiệm, lối tư duy, quan điểm sống của bạn. Nói chung, có 5 mục đích tạo động lực khiến bạn bắt đầu tự phân tích trong quá trình tìm việc.

1. Để hiểu bản thân một cách khách quan và từ nhiều góc độ.
2. Để tìm ra những gì bạn thực sự muốn làm.
3. Để truyền đạt năng lực của bạn và gây ấn tượng cho nhà tuyển dụng.
4.Để biết điểm mạnh và điểm yếu của bạn.
5. Để giúp bạn chọn công ty và công việc phù hợp đồng thời tránh những công việc không phù hợp.

Đặt trường hợp bạn đi phỏng vấn nhưng lại chưa tìm hiểu về bản thân trước đó, thì khi được hỏi “Em có thể giới thiệu đôi nét về bản thân không ?”, “Em đã có những kinh nghiệm gì và chúng phù hợp với công ty như thế nào?” bạn sẽ gặp rắc rối và không thể trả lời trôi chảy .

Tuy nhiên, nếu bạn hiểu rõ các đặc điểm của mình thông qua phân tích bản thân, bạn sẽ trả lời trôi chảy bạn là người như thế nào để tự PR gây ấn tượng, bạn có thể đóng góp như thế nào cho công ty bằng cách tận dụng tối đa thế mạnh của mình để bày tỏ động lực và mong muốn được cống hiến cho công ti. Bằng các này, bạn sẽ có thể dễ dàng tạo ấn tượng và thu hút người phỏng vấn.

Bên cạnh đó, nếu bạn khám phá ra chính mình thông qua việc tự phân tích và làm rõ những gì bạn muốn đạt được trong tương lai, bạn sẽ có thể lựa chọn các công ty và loại ngành nghề phù hợp với bản thân, tránh được sự sai lệch hơn sau khi gia nhập công ty.

Nói cách khác, cải thiện khả năng tự phân tích và thu hút điểm mạnh của bạn đối với nhà tuyển dụng là chìa khóa để thu hút lời mời làm việc từ công ty bạn muốn.

2. 4 điểm cần chú ý khi phân tích bản thân

Vậy làm thế nào để phân tích bản thân chính xác nhất? IFK xin giới thiệu đến bạn 5 cách để bạn có thể tự tìm hiểu chính mình một cách hiệu quả và chi tiết nhất.

Sử dụng công cụ phân tích trên mạng

Một trong những phương pháp tự phân tích đơn giản nhất là sử dụng công cụ chẩn đoán trên web. Hầu hết các web phân tích đều được thiết kế để nhanh chóng xác định được xu hướng và sở thích của bạn thông qua cách trả lời các câu hỏi được chuẩn bị trước. Chúng tôi khuyên bạn nên thử những phép chẩn đoán năng khiếu/ tính cách trên trang web liên quan đến việc tìm kiếm việc làm hoặc các trang web của chuyên gia khuyên dùng.

Tham gia các hội thảo và các bài giảng tự phân tích

Bạn cũng có thể tham dự các buổi hội thảo và bài giảng về phân tích bản thân. Đặc biệt, do tình hình dịch bệnh căng thẳng nên có rất nhiều hội thảo được tổ chức trực tuyến, bạn có thể dễ dàng tham dự mà không cần lo lắng về sự lây nhiễm, chi phí vận chuyển,…

Lợi thế của việc tham gia một buổi hội thảo hoặc bài giảng là bạn có thể lắng nghe ý kiến ​​của người khác và nhận được lời khuyên từ chuyên gia. Nếu bạn không thể tự mình phân tích bản thân, tại sao không thử tham gia và tạo cơ hội để nhìn lại bản thân?

Liệt kê những trải nghiệm đã học được (lập niên biểu và sơ đồ động lực cho bản thân)

Một kỹ thuật phổ biến để xác định kinh nghiệm đã học được là tạo biểu đồ thời gian/ động lực của riêng bạn. Một số người chọn viết ra các ưu điểm như “kinh nghiệm dẫn dắt mọi người với tư cách là nhà lãnh đạo” hoặc “kinh nghiệm được khen ngợi vì một điều nào đó” Một số người tập trung vào các khuyết điểm chẳng hạn như “trải nghiệm thất vọng” ,”trải nghiệm đau đớn”, tùy thuộc vào mỗi người mà kinh nghiệm và trải nghiệm sẽ khác nhau.

Hãy thử hồi tưởng lại một cách chi tiết và ghi lại những thông tin như: môi trường mà bản thân được lớn lên, điều mình thích khi còn trẻ, trải nghiệm thú vị, đau đớn nhất, người mình kính trọng, những sự kiện ảnh hưởng đến bản thân.

Biểu đồ động lực cũng hiển thị thời điểm động lực tăng hoặc giảm trong cuộc sống của bạn. Biết được nguồn động lực của bạn sẽ giúp bạn tìm ra trục dẫn lối cho việc lựa chọn công việc.

Lắng nghe ý kiến của gia đình và bạn bè

Quan điểm của bên thứ ba là rất quan trọng để tự phân tích, bạn hãy thử lắng nghe ý kiến của những người xung quanh về bạn nhé.

Trong nhiều trường hợp, bạn có thể chỉ ra một cách khách quan những điểm mạnh, điểm yếu và tính cách mà bạn không nhận thấy, và phần bạn cho đó là điểm yếu của mình lại là điểm rất mạnh theo quan điểm của người khác mà bạn không phát hiện ra.

Khi nghe câu chuyện, nên chuẩn bị sẵn bảng câu hỏi, máy ghi âm,… để sau này có thể xác nhận lại.

3. Tổng kết

phan tich ban than tim cong viec phu hop

Để thu hút một lời mời làm việc từ công ty bạn muốn, bạn cần tự phân tích chính xác và truyền đạt nó đến người phỏng vấn. Phân tích bản thân cẩn thận sẽ tạo ra sự khác biệt với các đối thủ cạnh tranh và sẽ thu hút rất nhiều lời mời làm việc. Vậy nên hãy cố gắng hết sức mình!

Trong bài viết này, IFK đã giới thiệu tới bạn những lý do tại sao bạn nên bắt đầu phân tích bản thân cũng những phương pháp hiệu quả để bạn có thể áp dụng và tìm hiểu chính mình. Mong rằng qua bài viết này, bạn có thể hiểu thêm về điểm mạnh, điểm yếu, những giá trị tiềm tàng của bản thân để chinh phục các nhà tuyển dụng, và tìm được công việc phù hợp với bạn nhé.

CÔNG TY TNHH GIÁO DỤC VÀ DỊCH THUẬT IFK

Bài viết này hữu ích như thế nào?

Nhấp vào một ngôi sao để đánh giá nó!

Đánh giá trung bình 5 / 5. Số phiếu bầu: 215

Không có phiếu bầu nào cho đến nay! Hãy là người đầu tiên đánh giá bài viết này.