NHỮNG HÀNH ĐỘNG VÀ LỜI NÓI KHÔNG PHÙ HỢP DỄ DẪN ĐẾN VIỆC KHÔNG ĐƯỢC TUYỂN DỤNG TRONG PHỎNG VẤN MÀ BẠN NÊN BIẾT

Sau khi vượt qua vòng tuyển chọn hồ sơ, cuối cùng ngày phỏng vấn cũng đến. Mặc dù đối diện với cuộc phỏng vấn trong tâm thế chuẩn bị vẹn toàn tất cả mọi thứ và cuộc đối thoại trong lúc phỏng vấn cũng rất sôi nổi, nhưng không hiểu vì lý do gì mà kết quả lại không thành công. Chắc hẳn là có rất nhiều người đã có trải nghiệm như thế.

Điều này có thể là do bạn còn thiếu sót về các điểm cần lưu ý trong cuộc phỏng vấn. Do đó, ở bài viết này chúng tôi sẽ nói về sự khác nhau giữa những người được tuyển dụng và những người không được tuyển dụng trong các buổi phỏng vấn. Chúng tôi sẽ nêu ra cụ thể những hành động, lời nói không phù hợp, đồng thời cũng sẽ giới thiệu các quy tắc ứng xử cùng những điểm cần lưu ý trong cuộc phỏng vấn. Để tạo ra sự khác biệt so với các đối thủ của bạn và nhận được lời mời làm việc, chúng tôi khuyên bạn nên đọc qua những điều này trước khi hướng đến cuộc phỏng vấn của mình.

Những hành động và lời nói không phù hợp trong phỏng vấn

1. Bạn đã vượt qua cuộc phỏng vấn thành công hay thất bại?

Bạn đã trải qua cuộc phỏng vấn như thế nào

a) Những điểm mấu chốt mà người phỏng vấn thường để ý đến
Tùy thuộc vào từng công ty, mà tiêu chí tuyển dụng cho các cuộc phỏng vấn có thể khác nhau đôi chút, nhưng hầu như nhiều điểm mấu chốt mà người phỏng vấn thường chú ý đến vẫn là giống nhau. Hãy cùng xem xét một số ví dụ cụ thể được đưa ra dưới đây.

  Bạn có đáp ứng được các kỹ năng và khả năng được yêu cầu cho đợt tuyển dụng này không?
Ví dụ người xin ứng tuyển đã có bằng lái xe ô tô cỡ lớn. Tuy nhiên, nếu công việc đang tuyển dụng lần này là công việc văn phòng chuyên nhập dữ liệu, thì dù cho có PR về việc có bằng lái xe ô tô cỡ lớn như thế nào đi chăng nữa cũng chẳng có ý nghĩa gì. Trước khi phỏng vấn hãy cố gắng xác nhận lại “điều kiện ứng tuyển” hay “hình tượng nhân viên mà công ty yêu cầu”…. Dựa vào đó, nếu bạn có bất kỳ kỹ năng, bằng cấp hoặc kinh nghiệm nào có thể tận dụng trong công việc, hãy trình bày điều đó một cách tích cực đến nhà phỏng vấn.
  Bạn có đang nói thật không?
Thông qua cuộc phỏng vấn nhà tuyển dụng cũng xem xét tính cách và thái độ của bạn đối với công việc. Do đó, nếu bạn tạo cho người đối diện ấn tượng rằng bạn đang “mở lòng và nói thật ý định của mình” tại buổi phỏng vấn, bạn sẽ dễ dàng mang lại được hình ảnh tốt đẹp hơn. Ngược lại, trong trường hợp có những mâu thuẫn về lý do nghỉ hưu hoặc động cơ xin việc, nhà tuyển dụng có thể sẽ cho rằng bạn đang che giấu ý định thực sự của mình. Hãy lưu ý điều này trong cuộc phỏng vấn của bạn.
  Bạn có nắm vững các quy tắc ứng xử với tư cách là một người đi làm?
Mức độ đánh giá người ứng tuyển là khác nhau tùy thuộc vào loại công việc và công ty, nhưng với người có cách ứng xử tốt với tư cách là một người đi làm sẽ tạo ấn tượng tốt với người phỏng vấn. Bạn nên chú ý đến những điều như quần áo, kiểu tóc, cách sử dụng từ ngữ của mình và khi tham dự buổi phỏng vấn.
  Bạn có thể giao tiếp không?
Ví dụ khi hỏi một câu hỏi, việc câu trả lời cho câu hỏi đó có chính xác hay không là điều được chú trọng trong cuộc phỏng vấn. Người có thể tóm tắt được những điểm chính của phần kết luận, và ý thức được cuộc trò chuyện với đối phương thì có thể tạo ấn tượng tốt ngay cả tại thời điểm phỏng vấn. Ngược lại, nếu bạn cứ đơn phương nói về câu chuyện của chính mình và trả lời hoàn toàn khác với câu hỏi thì có thể sẽ gây ra sự lo ngại cho người phỏng vấn.

b) Những dấu hiệu cho thấy trượt phỏng vấn mà bạn có thể nhận ra
Bạn có biết ” Dấu hiện cho thấy trượt phỏng vấn” không? Đó là những dấu hiệu mà người phỏng vấn đưa ra khi họ nghĩ rằng “tôi sẽ không tuyển dụng người này ” trong một cuộc phỏng vấn. Dưới đây là một vài điều thường được gọi là “Dấu hiệu cho thấy trượt phỏng vấn”.
 • Cuộc phỏng vấn kết thúc sớm hơn dự định và bạn chỉ được hỏi vài câu mang tính hình thức
 • Không có lời giải thích nào mặc dù là thực tế người phỏng vấn vẫn còn đang tuyển chọn
 • Người phỏng vấn thờ ơ với câu trả lời của bạn
 • Người phỏng vấn không ghi chú gì trong cuộc phỏng vấn
 • Bạn không được phép đặt câu hỏi ngược về công ty hoặc nội dung công việc
 • Đơn phương phủ nhận ý kiến của bạn
 • Bạn được thông báo rằng kết quả sẽ được gửi qua email vào hôm sau
Nếu bạn gặp phải các trường hợp nêu trên có khả năng cao bạn sẽ bị từ chối tuyển dụng. Điều này không phải lúc nào cũng áp dụng cho tất cả các cuộc phỏng vấn, nhưng nếu bạn thấy bất kỳ phản ứng nào ở trên, hãy nhanh chóng xem lại cuộc phỏng vấn của bạn và cố gắng vận dụng những kinh nghiệm đã có được vào lần phỏng vấn sau.

c) Phương thức thông báo từ chối tuyển dụng
Trước đây, nếu như bạn bị từ chối thì nhà tuyển dụng thường sẽ thông báo cho bạn qua thư từ, nhưng hiện nay việc trao đổi qua email đã trở nên phổ biến. Ngược lại, trong nhiều trường hợp, khi bạn vượt qua vòng phỏng vấn, bạn sẽ được thông báo trực tiếp bằng lời nói vào cuối buổi phỏng vấn, hoặc bạn sẽ được thông báo qua điện thoại, và bạn sẽ được yêu cầu lên lịch và xác nhận ý định của bạn cho lần tuyển chọn tiếp theo.
Ngoài ra, nếu kết quả đỗ hoặc trượt có liền, rất nhiều trường hợp thường sẽ được liên hệ trong vòng một tuần. Ngược lại, nếu có nhiều người phỏng vấn và phải mất nhiều thời gian để tuyển chọn thì có thể lâu hơn. Trong mọi trường hợp, bạn nên thường xuyên kiểm tra hộp thư email, lịch sử cuộc gọi đến, hộp thư, v.v. cho đến khi bạn nhận được thông báo kết quả phỏng vấn.

2. Những điều không phù hợp cần nên tránh trong phỏng vấn

Những điều không phù hợp cần nên tránh trong phỏng vấn

Chúng tôi đã giới thiệu một số điểm khác biệt giữa những người đậu phỏng vấn và những người bị từ chối tuyển dụng, hy vọng bạn đã hiểu được đại khái về những điểm cần lưu ý trong cuộc phỏng vấn. Cuối cùng, chúng tôi muốn nói về các quy tắc ứng xử và cách trả lời liên quan đến việc “Bạn nên tránh điều này trong cuộc phỏng vấn”. Hãy lưu ý cẩn thận trong cuộc phỏng vấn của bạn nhé.
Lưu ý 1: Đi phỏng vấn muộn
Có thể có những trường hợp trễ phỏng vấn không thể tránh khỏi như là giao thông bị tắc nghẽn nghiêm trọng. Nhưng về cơ bản, chỉ với việc trễ hẹn phỏng vấn thôi cũng gần như được xem là bạn sẽ không được tuyển dụng. Hãy cẩn thận để không bị lúng túng trong ngày phỏng vấn, chẳng hạn như “kiểm tra bản đồ trước để không bị lạc”, “hãy chắc chắn rằng bạn đến ga gần nhất và còn dư thời gian”, “kiểm tra lại thời gian phỏng vấn vào ngày trước đó ”…
Lưu ý 2: Chưa tìm hiểu về công ty hay công việc
Bất kể bạn có mong muốn làm việc như thế nào đi nữa, trong trường hợp bạn không hiểu rõ về công việc, hay thậm chí là tên của chủ tịch cũng không tìm hiểu thì người phỏng vấn sẽ tự hỏi rằng “Liệu bạn có thực sự muốn làm việc ở công ty tôi không?”. Vì vậy tối thiểu là hãy đọc kỹ trang web và các quảng cáo tuyển dụng của công ty, đồng thời đảm bảo rằng bạn hiểu đầy đủ về ngành nghề kinh doanh và công việc mà bạn đang ứng tuyển trước khi đến phỏng vấn.
Lưu ý 3: Không có khả năng giao tiếp
Ngoài những người mang lại ấn tượng giao tiếp với mọi người một cách khó khăn như là “Không thể nhìn vào mắt đối phương mà nói chuyện” hoặc “Khó có thể nghe thấy những gì bạn đang nói vì giọng bạn quá nhỏ” thì những người không thể bắt chuyện, chẳng hạn như “Liên tục nói về những câu chuyện không thống nhất với những người xung quanh một cách phiến diện”.
Trong một số trường hợp, nhà tuyển dụng có thể đánh giá rằng bạn là người không có khả năng giao tiếp.
Lưu ý 4: Chỉ quan tâm đến chế độ đãi ngộ của công ty
Các vấn đề về đãi ngộ như tiền lương và ngày nghỉ chắc chắn là những điểm quan trọng trong việc lựa chọn một công việc. Tuy nhiên, nếu bạn chỉ hỏi câu hỏi đó trong cuộc phỏng vấn, bạn có thể sẽ gây ra ấn tượng rằng bạn không quan tâm đến công việc hoặc công ty. Tất nhiên, việc xác nhận chế độ đãi ngộ của công ty là quan trọng, nhưng hãy hỏi khi nhà tuyển dụng đề cập đến chủ đề đó.
Lưu ý 5: Chỉ toàn nói về những bất mãn ở công ty cũ
Chúng tôi cho rằng hầu hết những người quyết định thay đổi công việc đều không hài lòng với công việc trước đây của họ. Tuy nhiên, nếu bạn chỉ nói những lý do tiêu cực trong cuộc phỏng vấn, nhà tuyển dụng có thể nghĩ rằng: “Có khi người này sẽ lại phàn nàn về công ty mình sau khi được tuyển dụng thì sao?”. Đối với lý do thay đổi công việc, cố gắng không đưa ra hình ảnh tiêu cực, mà hãy cố gắng truyền đạt và mang đến cho họ ấn tượng về những điểm tích cực, chẳng hạn như sự thăng tiến trong sự nghiệp…

CÔNG TY TNHH GIÁO DỤC VÀ DỊCH THUẬT IFK

Bài viết này hữu ích như thế nào?

Nhấp vào một ngôi sao để đánh giá nó!

Đánh giá trung bình 5 / 5. Số phiếu bầu: 212

Không có phiếu bầu nào cho đến nay! Hãy là người đầu tiên đánh giá bài viết này.