Sau khi đã vượt qua vòng tuyển chọn hồ sơ, tiếp theo bạn sẽ phải đối mặt với cuộc phỏng vấn. Tuy nhiên, có nhiều người không biết cụ thể thì mình nên chuẩn bị những gì cho cuộc phỏng vấn sắp tới. Đặc biệt là trong lúc bạn còn tranh thủ thời gian của công việc cũ để phỏng vấn xin công việc mới thì sẽ khá bận rộn, không có đủ thời gian để chuẩn bị.
Trong bài viết lần này, chúng tôi xin liệt kê những thứ nên chuẩn bị trước cuộc phỏng vấn cho những người đang ôm mối lo lắng đó. Thật không ngoa khi nói rằng cuộc phỏng vấn đã bắt đầu ngay từ khi bạn chuẩn bị cho cuộc phỏng vấn đó. Để giúp bạn chuẩn bị thật kỹ lưỡng cho dù bận rộn, chúng tôi đã tổng hợp những thứ cần chuẩn bị thành những điểm chính yếu dưới đây. Bạn nhất định phải tham khảo nhé!
1. Đầu tiên là chuẩn bị tâm thế. Hãy chuẩn bị tinh thần cho buổi phỏng vấn!
Rất nhiều người hay quên đi điều này, nhưng vốn dĩ, cuộc phỏng vấn là nơi để bạn tự PR bản thân mình.
Vì vậy, tất nhiên sẽ nghiêm cấm việc hủy hẹn hoặc tới phỏng vấn trễ. Việc này có thể dẫn đến ấn tượng không tốt. Bạn cần tra trước đường đi đến nhà ga hay công ty để tránh tới trễ rồi đưa ra những lý do như “vì đi bộ từ nhà ga tới công ty mất nhiều thời gian hơn tôi nghĩ, nên tôi mới…” Nếu bạn có cảm giác như mình sẽ đến muộn thì tâm lý của bạn sẽ không ổn định, vì vậy, tốt hơn hết là hãy đi đến chỗ phỏng vấn sớm một chút để trừ hao thời gian. Nếu bạn cảm thấy mình sắp trễ hẹn, hãy ngay lập tức liên lạc với nhà phỏng vấn. Để có thể ngay lập tức gọi điện cho nhà phỏng vấn, bạn hãy lưu lại sẵn số điện thoại của họ nhé.
2. Hãy xem danh sách những thứ cần phải chuẩn bị trước buổi phỏng vấn
Đầu tiên, bạn đừng quên 6 thứ nhất định phải mang theo này nhé.
Chúng tôi xin được giới thiệu 6 thứ đồ vật nhất định bạn phải mang theo khi đi phỏng vấn. Vào ngày trước khi phỏng vấn, hãy kiểm tra thật kỹ nhé.
Bìa đựng hồ sơ và cặp táp bỏ vừa tài liệu khổ A4
Khi đi phỏng vấn, bạn tất nhiên phải mang cặp táp hay bìa đựng hồ sơ để chứa tài liệu ứng tuyển như sơ yếu lý lịch hay lý lịch trích ngang, ngoài ra, bạn còn có thể nhận được tài liệu tham khảo hoặc pamplet của công ty. Vì vậy, bạn hãy lựa chọn những loại cặp táp có kích thước phù hợp để dựng những tài liệu đó nhé.
Hơn nữa, sơ yếu lý lịch và lý lịch trích ngang được xem là những tài liệu “chính thống”. Những tài liệu bạn nhận được từ công ty cũng vậy, nên hãy bỏ nó vào cặp một cách thẳng thớm. Hãy bỏ tài liệu vào những túi đựng có thể cho thẳng tài liệu vào mà không cần gấp lại, không làm nhăn tài liệu như bìa đựng, rồi mới cho vào cặp táp nhé.
Bản copy của tài liệu ứng tuyển như sơ yếu lý lịch hay lý lịch trích ngang
Đây là thứ mà mọi người rất hay quên. Nhà phỏng vấn thường đặt những câu hỏi liên quan đến nội dung trong các tài liệu ứng tuyển bạn đã từng nộp như sơ yếu lý lịch hay lý lịch trích ngang (trong trường hợp bạn ứng tuyển qua website thì những thông tin này nằm ở mục hồ sơ chung). Dẫu nói vậy nhưng nếu bạn quên mất mình đã viết những gì vào đó thì thật không hay. Đặc biệt là trong trường hợp nội dung bạn viết khác nhau tùy thuộc vào công ty thì càng phải chú ý.
Vì vậy, bạn hãy chuẩn bị trước bản copy cho những tài liệu bạn đã nộp, trước khi phỏng vấn hãy đọc lại chúng 1 lần nữa. Hãy đọc để nhớ lại những thứ mình đã viết và chuẩn bị thật tốt cho buổi phỏng vấn nhé.
Bản copy thông tin công ty, thông tin tuyển dụng,…
Vào hôm trước khi phỏng vấn, bạn có thể kiểm tra những thông tin đó trên điện thoại một cách dễ dàng, nhưng tốt hơn hết là bạn vẫn nên chuẩn bị một bản copy để có thể ghi trực tiếp những điều còn thắc mắc hay những câu hỏi của bạn vô đó. Bằng việc hỏi những thứ mà bạn đã viết ra trong đó, bạn có thể thể hiện sự nhiệt tình hăng hái của bạn đối với công ty. Bạn cũng không nên lấy điện thoại ra để xem lại ghi chú của mình trong khi phỏng vấn, vì như vậy sẽ tạo ấn tượng không tốt.
Những dụng cụ để ghi chú (bút hoặc sổ nhật ký)
Không chỉ có những bài kiểm tra năng lực hay thi viết, đôi khi bạn còn được yêu cầu điền vào bảng khảo sát. Bên phía công ty có thể không chuẩn bị sẵn nên tốt nhất bạn hãy mang theo những dụng cụ để viết như bút bi, bút chì bấm, bút chì gọt, tẩy,… Ngoài ra, phía công ty cũng có thể hỏi bạn về lịch trình cho buổi phỏng vấn tiếp theo, nên bạn cũng hãy mang theo những thứ có thể ghi chú được như sổ tay hay sổ nhật ký,…
Đồng hồ đeo tay
Bạn nên chuẩn bị đồng hồ đeo tay để có thể xác nhận giờ giấc trong buổi phỏng vấn. Nhiều người nghĩ rằng chỉ cần có smartphone là đủ, nhưng có không ít nhà phỏng vấn cho rằng việc sử dụng điện thoại di động hay smartphone trong lúc phỏng vấn là không phù hợp. Vì vậy, bạn hãy chuẩn bị một chiếc đồng hồ đeo tay hợp với trang phục và hợp với tư cách một nhân viên kinh doanh nhé.
Những điều cần làm trước cuộc phỏng vấn để không cảm thấy lo lắng
Có nhiều trường hợp dù đã chuẩn bị đồ dùng cho buổi phỏng vấn nhưng vẫn cảm thấy rất bất an. Lý do cho điều này là vì bạn chưa thật sự có những đối sách rõ ràng cho cuộc phỏng vấn đó. Vì vậy, bạn hãy chuẩn bị trước, tổng hợp sẵn những câu trả lời cho những câu hỏi có thể được hỏi trong buổi phỏng vấn nhé.
Dự đoán trước những câu hỏi từ nhà phỏng vấn
Trên thực tế, dù là những công ty khác nhau thì khi phỏng vấn, các câu hỏi được đưa ra sẽ không khác nhau là mấy. Tất nhiên, điều kiện tiên quyết là bạn phải trả lời câu hỏi một cách linh hoạt tùy thuộc vào công ty ứng tuyển, nhưng nếu bạn chuẩn bị sẵn câu trả lời cho những câu hỏi phổ biến thường gặp thì khi phỏng vấn, bạn sẽ bớt lo lắng hơn rất nhiều.
Chúng tôi đã thực hiện một cuộc khảo sát “10 câu hỏi thường được hỏi trong cuộc phỏng vấn” trên trang web tìm việc làm エン転職. Kết quả vị trí số 1 chính là câu “bạn có câu hỏi nào không?”. Đây thực sự là câu hỏi thường được đưa ra vào cuối buổi phỏng vấn. Để thể hiện sự nhiệt tình mong muốn gia nhập công ty, bạn không nên trả lời “tôi không có câu hỏi nào cả”. Cũng không nên hỏi những câu có liên quan đến phúc lợi hay tiền lương. Bạn hãy để ý đến đoạn cuối của cuộc phỏng vấn và chuẩn bị những câu hỏi này thật tốt nhé.
3.Hãy xác nhận lại các điểm cần lưu ý khi chuẩn bị cho buổi phỏng vấn
Khi ở trong những tình huống căng thẳng như cuộc phỏng vấn, bạn có thể sẽ không làm được những điều mà bình thường bạn vẫn hay làm. Vì vậy, hãy xem lại một lần nữa những điểm cần chú ý để chuẩn bị thật tốt cho buổi phỏng vấn của mình nhé.
CÔNG TY TNHH GIÁO DỤC VÀ DỊCH THUẬT IFK
Chuyên cung cấp các dịch vụ sau:
Dịch vụ biên phiên dịch tiếng Nhật, Anh, Việt
Dịch vụ làm CV tiếng Nhật
Dịch vụ tư vấn du học Nhật Bản
Chương trình internship tại Nhật Bản cho trường liên kết
Email: info@translationifk.com
Hotline: 0282.247.7755/ 035.297.7755
Website: https://translationifk.com
Facebook: Dịch Thuật Tiếng Nhật IFK
Bài viết này hữu ích như thế nào?
Nhấp vào một ngôi sao để đánh giá nó!
Đánh giá trung bình 5 / 5. Số phiếu bầu: 125
Không có phiếu bầu nào cho đến nay! Hãy là người đầu tiên đánh giá bài viết này.