GIẢI PHÁP ĐỂ LOẠI BỎ LO LẮNG KHI PHỎNG VẤN

Trong phỏng vấn xin việc, bạn có nguyện vọng càng cao đối với công ty thì bạn càng lo lắng rằng “Liệu có ổn không nhỉ?” hay “Mình có thể làm tốt không?”. Tuy nhiên, nếu cứ tiếp tục lo lắng thì đến khi phỏng vấn, bạn có thể bị căng thẳng quá mức và đánh mất cơ hội thể hiện bản thân thật tốt.

Vì vậy chúng tôi sẽ giới thiệu một số giải pháp để loại bỏ lo lắng mà bạn cũng có thể áp dụng trước khi tham gia phỏng vấn.

Loai bo lo lang khi phong van

1. Dù không thể nói thật tốt, bạn vẫn có thể vượt qua cuộc phỏng vấn

Đầu tiên, điều quan trọng là “không cố gượng ép bản thân phải nói thật tốt”. Ngay cả khi bạn không thể tự giới thiệu và thể hiện bản thân một cách lưu loát, bạn vẫn có thể được mời làm việc cho công ty. Người phỏng vấn cũng biết rằng sinh viên đang cảm thấy căng thẳng, vì vậy họ sẽ không đặt nặng việc “trò chuyện lưu loát” trừ khi đó là cuộc phỏng vấn tuyển phát thanh viên.

Khi bạn cố tỏ ra là mình “nói tốt” mặc dù không quen, bạn sẽ gặp phải trở ngại và ngược lại sẽ càng thất bại. Nội dung bạn nói mới là điều quan trọng. Ngay cả khi bạn bị ấp úng, người phỏng vấn chắc chắn cũng sẽ lắng nghe.

Người phỏng vấn sẽ đứng về phía bạn. Việc đặt rất nhiều câu hỏi là bởi vì “Họ chưa thấy được tiềm năng của bạn nên họ đang cố gắng khai thác chúng”. Vậy nên bạn không cần phải có những lo lắng kiểu như “Người phỏng vấn rất đáng sợ!”

Nếu bạn lo lắng về cuộc phỏng vấn, hãy thử kiểm tra kỹ năng tiếp nhận phỏng vấn của bản thân

Trong cuộc phỏng vấn có nhiều tiêu chí chấm điểm như bề ngoài chỉn chu, PR bản thân, lý do ứng tuyển… Nếu bạn mắc sai sót lớn ở bất cứ điểm nào thì ngay lập tức điều đó có thể sẽ khiến bạn khó có thể xin được việc.

Để tránh mắc những sai lầm không mong muốn, hãy thực hiện bài “kiểm tra kỹ năng tiếp nhận phỏng vấn” trước khi cuộc phỏng vấn thực tế của công ty mà bạn mong ước diễn ra.

Với bài kiểm tra kỹ năng tiếp nhận phỏng vấn, bạn sẽ nhìn nhận được những điểm mà bản thân còn thiếu sót, hãy tìm cách cải thiện chúng để đối mặt với cuộc phỏng vấn trong trạng thái tốt nhất.

2. Bạn cần luyện tập. Luyện tập sẽ giúp mọi lo lắng tiêu tan

Dù sao đi nữa, để loại bỏ sự lo lắng thì bạn cần phải luyện tập và làm quen với nó. Những lần đầu tiên bao giờ cũng khiến chúng ta hồi hộp căng thẳng, nhưng một khi bạn đã quen với nó, bạn sẽ dần đối mặt với việc phỏng vấn theo cách tự nhiên hơn. Do đó, chúng tôi sẽ giới thiệu cho bạn một số phương pháp luyện tập phỏng vấn hiệu quả.

Luyen tap phong van

Phỏng vấn một mình trước điện thoại thông minh và ghi hình lại

Chúng tôi đề xuất phương pháp luyện tập quay video lại quá trình bạn trả lời phỏng vấn trước smartphone với các câu hỏi thường gặp trong phỏng vấn xin việc như “Giới thiệu bản thân”, “Lý do ứng tuyển”, “Điểm mạnh, điểm yếu”,  “Việc mà bạn đã nỗ lực trong thời kỳ học sinh” v.v. Dù chỉ có một mình, bạn vẫn có thể thực hiện được việc này.

Bằng cách xem video được quay lại, bạn có thể thấy rõ điểm yếu của mình. Ví dụ như “giọng nói nhỏ” hoặc “nói nhanh”… Hãy luyện tập lặp đi lặp lại nhiều lần cho đến khi các điểm này được cải thiện.

Tiếp nhận phỏng vấn thử ở trung tâm hướng nghiệp

Nếu bạn đến một trung tâm hướng nghiệp, bạn có thể yêu cầu nhân viên ở đó phỏng vấn thử. Việc này rất hữu ích vì bạn có thể nhận được lời khuyên khách quan từ quan điểm của người khác. Bạn nên phỏng vấn thử 2~3 lần.

Mặc dù đó chỉ là giả, nhưng khi bạn đã trải qua “cảm giác phỏng vấn” nhiều lần, bạn chắc chắn sẽ có thể thoải mái đối mặt với cuộc phỏng vấn thật, vì nó “giống như những gì bạn đã được hỏi trong cuộc phỏng vấn thử đó”.

3. Hãy xây dựng sẵn nội dung nói một cách đơn giản

Chuan bi noi dung phong van

Hãy ghi chú ngắn gọn “điều bạn muốn nói” về những câu hỏi thường gặp khi phỏng vấn. Nếu bạn chuẩn bị sẵn nội dung theo cách của riêng bạn, bạn sẽ có thể nói trơn tru ngay cả trong buổi phỏng vấn thực tế.

Tuy nhiên, việc viết một bản thảo chi tiết là không nên. Bởi vì nếu cố gắng học thuộc lòng mọi thứ sẽ mang lại “cảm giác máy móc”. Hãy chỉ ghi chú đơn giản thôi.

Đây là một ví dụ về cách ghi chú đơn giản.

[Note] Điểm mạnh: Có thể kiên trì, làm việc chăm chỉ. Dẫn chứng: Trong lúc làm thêm đã nâng điểm số TOIEC thêm 200 điểm. Trong khi làm thêm để chi trả học phí, tận dụng thời gian đi lại và thời gian trống giữa các buổi học để chăm chỉ học tập. Công việc kỳ vọng là kỹ sư, cần học hỏi mỗi ngày, vậy nên điểm mạnh này là một lợi thế [Note]

Nếu bạn làm một bản ghi chú đơn giản như vậy, trình tự trả lời sẽ được sắp xếp trong đầu bạn và bạn có thể trình bày trơn tru theo một cách bạn không ngờ đến so với khi không có sự chuẩn bị.

Dù có rớt phỏng vấn cũng không nói lên được điều gì

Người xin việc sợ phỏng vấn vì họ cảm thấy họ sẽ bị gắn nhãn “không đủ tư cách là một thành phần của xã hội khi phỏng vấn thất bại”. Đó là lý do họ trở nên quá lo lắng với việc cố gắng làm sao được người phỏng vấn đánh giá cao để không bị thất bại.

Tuy nhiên, hãy thử suy nghĩ tích cực, ngoài kia có cả hàng ngàn công ty và đây chỉ là cuộc phỏng vấn ở một công ty trong số đó mà thôi. Vậy nên cũng không nói lên được điều gì chỉ vì bạn bị rớt lần này cả. Chỉ là “bạn không phù hợp với công ty đó” mà thôi. “Yếu tố phù hợp” rất là quan trọng trong việc phỏng vấn ở các công ty.

Nhìn nhận rõ thực tế “Tìm việc là cái duyên” và hãy tham gia phỏng vấn nhé.

CÔNG TY TNHH GIÁO DỤC VÀ DỊCH THUẬT IFK

Bài viết này hữu ích như thế nào?

Nhấp vào một ngôi sao để đánh giá nó!

Đánh giá trung bình 5 / 5. Số phiếu bầu: 448

Không có phiếu bầu nào cho đến nay! Hãy là người đầu tiên đánh giá bài viết này.