“PR bản thân” là trình bày về thế mạnh, lĩnh vực chuyên môn, nghiệp vụ của bạn cho công ty bạn đang ứng tuyển để quảng bá bản thân. Bạn có thể được yêu cầu viết điều này vào sơ yếu lý lịch/ CV ở giai đoạn sàng lọc hồ sơ, và nó gần như chắc chắn sẽ là nguồn của câu hỏi và câu trả lời trong một cuộc phỏng vấn. Để thành công trong việc thay đổi công việc, có thể nói việc chuẩn bị một phần PR bản thân để được nhà tuyển dụng đánh giá cao là không thể thiếu.
1. Cách tóm tắt và lên ý tưởng cho phần PR bản thân sẽ được nhà tuyển dụng đánh giá cao
Khi thay đổi công việc, “PR bản thân” là một yếu tố quan trọng để tiếp thị tự quảng bá bản thân đến công ty bạn đang ứng tuyển. Bạn hãy nghĩ rằng PR bản thân là một cách thúc đẩy quyết định của nhà tuyển dụng bằng cách chủ động trình bày “Lý do tại sao nên tuyển dụng bạn” và “Những gì bạn có thể đóng góp khi gia nhập công ty”. Tiếp theo, chúng tôi sẽ giới thiệu cho bạn cách kết hợp hai yếu tố “Tại sao nên tuyển dụng bạn” và “Những gì bạn có thể đóng góp khi gia nhập công ty”.
BƯỚC 1: Xác định kinh nghiệm làm việc và thành tích trong quá khứ
Trước hết, chúng ta hãy làm rõ nội dung công việc mà bạn đã làm từ trước đến nay. Nếu bạn là một nhân viên bán hàng, bạn có thể đề cập đến “Khả năng thu hút khách hàng mới” và “Phương án duy trì lượng khách hàng hiện tại”. Nếu bạn là một người lập chiến lược marketing thì bạn có thể đề cập đến những vấn đề như “Cách khởi động một dự án mới” hoặc “Lập kế hoạch cho một biện pháp xúc tiến quảng bá”. Nếu bạn là nhân viên R&D, bạn có thể đề cập đến những thứ như “Quản lý tiến độ sản xuất sản phẩm”, “Quản lý chất lượng sản phẩm” và “Phát triển sản phẩm mới”. Ở bước này bạn cũng nên tìm kiếm và đưa ra nội dung công việc cụ thể và chức vụ của bản thân.
Tiếp theo, chúng ta sẽ thêm các thành tích có thể được trình bày bằng số liệu vào các nội dung công việc đã xác định. Nếu bạn là một người nhân viên bán hàng, bạn nên trình bày dưới dạng “Đạt được 20 khách hàng mới trong một năm” hoặc “Đạt được 150% doanh số bán hàng”. Những điều liên quan trực tiếp đến lợi nhuận của công ty là dễ hiểu rõ nhất, nhưng nếu hình thức đó khó trình bày thì bạn có thể sử dụng hình thức “Quản lý tiến độ cho một dự án có tổng cộng 30 người” hoặc “Tăng hiệu quả sản xuất lên 120 %”. Dù sao thì điều quan trọng vẫn là phải thể hiện những thành tích đó bằng những con số.
BƯỚC 2: Tưởng tượng các khả năng mà công ty và nghề nghiệp của ứng viên có thể yêu cầu, đồng thời lựa chọn cẩn thận kinh nghiệm và thành tích sẽ giới thiệu
Nhiệm vụ tiếp theo bạn cần làm là hình dung những khả năng mà công ty/ nghề nghiệp bạn đang ứng tuyển có thể sẽ yêu cầu. Hãy hiểu rõ là việc trước đây bạn có thành tích tốt trong công việc không hề có ý nghĩa, trừ khi điều đó đáp ứng được nhu cầu của công ty/ nghề nghiệp mà bạn ứng tuyển.
Ví dụ: Ngay cả khi bạn nộp đơn cho một công việc văn phòng mà PR bản thân rằng “Tôi rất giỏi trong việc phát triển sự mới mẻ của doanh nghiệp và tôi đã đạt được doanh số bán hàng tăng 150% so với cùng kỳ năm trước ở công việc trước đây” thì rõ ràng là có thể sẽ không nhận được đánh giá cao từ nhà tuyển dụng.
Điều quan trọng nhất đó chính là phải tổng hợp nội dung PR bản thân bằng cách kết hợp các khả năng mà công ty/ nghề nghiệp bạn ứng tuyển có thể sẽ yêu cầu cùng với kinh nghiệm/ thành tích/ chuyên môn/ kỹ năng của bản thân. Việc trình bày thế mạnh của bạn một cách chung chung như là “Tôi có thể làm loại công việc này” hoặc “Tôi có khả năng thế này” là hoàn toàn chưa đủ.
Điều đầu tiên bạn nên làm để hiểu rõ những khả năng mà công ty/ nghề nghiệp bạn ứng tuyển có thể đưa ra là đọc thông tin tuyển dụng một cách kỹ càng. Thông thường, trong thông tin tuyển dụng sẽ bao gồm “Các nhiệm vụ dự kiến phải đạt được sau khi gia nhập công ty” cùng với vị trí công việc và nội dung công việc cơ bản của phòng ban đó. Đặc biệt, trong mục nhiệm vụ cần phải nêu chi tiết các năng lực cần phải có. Bạn cần nhắc kinh nghiệm và thành tích cần có trong phần PR bản thân sau khi đã hiểu rõ về yêu cầu tuyển dụng.
Ngoài ra, quy mô kinh doanh và mô hình kinh doanh của công ty mà bạn ứng tuyển cũng có thể là một gợi ý để biết được những năng lực cần phải có là gì. Ví dụ: Nếu bạn ứng tuyển vào một công ty liên doanh, bạn có thể nhấn mạnh về “Tính chủ động”, “Ý thức cao trong việc đạt được mục tiêu” và “Kỹ năng có thể tự mình phụ trách nhiều lĩnh vực”. Mặt khác, đối với các công ty lớn có số lượng lớn nhân viên có thể đưa ra yêu cầu phải có như: “Kinh nghiệm về việc tiến hành dự án phối hợp với các bộ phận khác” và “Kỹ năng kiểm soát các công ty thầu phụ”.
Hơn nữa, ở bước này, việc thu hẹp điểm thu hút về khoảng 2 đến 3 điểm là điều nên làm. Cho dù bạn đang viết sơ yếu lý lịch/ CV hay trả lời một cuộc phỏng vấn, việc PR bản thân luôn đòi hỏi sự ngắn gọn. Nếu bạn cố gắng gom góp nhiều yếu tố một cách lộn xộn, nội dung sẽ bị tràn lan và thiếu cụ thể, điều đó có thể phản tác dụng với mục đích của bạn.
BƯỚC 3: Trình bày lại những kinh nghiệm/ thành tựu/ kỹ năng đã sàng lọc kỹ lưỡng
Tiếp theo, để thể hiện các kinh nghiệm và thành tựu đã được sàng lọc kĩ hãy diễn đạt bằng chúng bằng một từ. Đây sẽ là từ khóa đại diện cho nội dung PR bản thân của bạn và cũng sẽ là tiêu đề khi bạn điền phần PR bản thân vào sơ yếu lý lịch/ CV của mình.
Ví dụ: Dựa trên kinh nghiệm và thành tích của “Việc phụ trách phát triển sự mới mẻ của doanh nghiệp trong 5 năm và đạt doanh số tăng 150% mỗi năm”, bạn có thể dẫn dắt đến các năng lực/ kỹ năng như “Có khả năng bán hàng dẫn đầu”, “Rất năng nổ”, “Hòa đồng thân thiện”, “Ý thức cao trong việc đạt được mục tiêu”. Hoặc là, dựa trên kinh nghiệm và thành tích “Nhân viên kế toán đã đề xuất cải thiện quy trình kinh doanh và giảm sai sót kế toán đến 50%”, bạn có thể đưa ra được các năng lực/ kỹ năng như “Khả năng đưa ra đề xuất và hiện thực hóa cao”, “Có thể đưa ra các biện pháp cải tiến”, “Phối hợp tốt với các bộ phận khác”, “Chú trọng tính chính xác và tỉ lệ hiệu quả”.
BƯỚC 4: Tóm tắt quá trình PR bản thân của bạn trong một đoạn ngắn khoảng 100 đến 200 từ (tiếng Nhật)
Bước cuối cùng là tóm tắt PR bản thân của bạn thành một đoạn văn. Nói như thế nhưng nó sẽ không khó nếu bạn đã vượt qua các bước từ 1 đến 3. Vấn đề là phải mô tả rõ ràng cách bạn có thể sử dụng kinh nghiệm/ thành tích, khả năng/ kỹ năng của mình sau khi gia nhập công ty.
Trước hết, bạn giữ nguyên các kinh nghiệm và thành tích cần có trong quá trình PR bản thân đã được lựa chọn cẩn thận ở bước 1 và bước 2 rồi viết thành đoạn văn. Bạn có thể thử viết như sau: “Tôi đã làm công việc bán sản phẩm mới được 5 năm trong công việc trước đây. Với công việc, tôi đặt mục tiêu là đến thăm 20 khách hàng mới mỗi tháng cho bản thân. Kết quả là tôi đã đạt được mức tăng doanh thu 150% mỗi năm”.
Tiếp theo, bạn hãy mô tả các khả năng và kỹ năng liên quan đến kinh nghiệm và thành tích được cân nhắc trong BƯỚC 3 có thể được sử dụng trong nhiệm vụ sau khi gia nhập công ty đã được tìm hiểu trong thông tin tuyển dụng. Ví dụ: Có thể viết là: “Tôi muốn đóng góp vào lợi nhuận của quý công ty bằng cách thể hiện sự năng nổ trong việc mở rộng phương diện khách hàng mới, ý thức cao về việc đạt được các mục tiêu mà đội ngũ bán hàng của quý công ty đã phát huy từ trước đến nay”. Và vậy là bạn đã hoàn thành đoạn PR bản thân ngắn của mình.
Đó là một quy tắc đơn giản để tóm tắt phần PR bản thân một cách ngắn gọn. Ngay cả khi bạn viết một câu dài trên sơ yếu lý lịch/ CV hoặc nói thật dài trong một cuộc phỏng vấn thì vẫn sẽ khó mà hiểu được bạn muốn thu hút điều gì và những thứ bạn muốn truyền đạt sẽ không đến được với nhà tuyển dụng. Tốt nhất là bạn nên tóm tắt lại nội dung lại trong 100-200 ký tự (tiếng Nhật). Nếu có điều gì gây được sự chú ý, nhà tuyển dụng sẽ đào sâu nó hơn tại cuộc phỏng vấn.
Ưu điểm không cụ thể hoặc dẫn chứng thời sinh viên trong phần PR bản thân là sai lầm
Điều mà nhà tuyển dụng muốn đọc được từ nội dung của phần PR bản thân là “Liệu người đó có khả năng đóng một vai trò tích cực sau khi gia nhập công ty hay không”. Ngay cả khi bạn đưa ra những ưu điểm không cụ thể như “Hoạt bát” hay “Tốt bụng” thì cũng khó mà hình dung ra chúng sẽ được sử dụng như thế nào trong công việc của bạn, vì vậy điều đó không có tác dụng gì cả. Ngoài ra, nếu bạn làm nổi bật các dẫn chứng từ thời sinh viên của bản thân thì bạn có thể bị đánh giá là tiêu cực như là “Là một cá thể của xã hội nhưng bạn không có ưu điểm trong công việc sao?”. Hãy chắc chắn là bạn đã chọn một cách đúng đẵn và chính xác những kinh nghiệm/ thành tích việc làm trong phần PR bản thân.
2. Những điểm cần chú ý khi viết phần PR bản thân trong sơ yếu lý lịch/ CV
Bây giờ chúng tôi sẽ giới thiệu các kỹ thuật cụ thể hơn để mô tả phần PR bản thân trong sơ yếu lý lịch/ CV. Điều quan trọng khi viết phần PR bản thân trong hồ sơ là phải lưu ý đến bố cục. Mỗi ngày, các nhà tuyển dụng đọc một số lượng các hồ sơ ứng tuyển. Các hồ sơ có phần quan trọng không rõ ràng hoặc dài, chữ nhỏ khó đọc sẽ không thể truyền đạt được nội dung cho nhà tuyển dụng.
Cách viết đúng và điểm cần lưu ý trong phần PR bản thân
- Làm rõ các điểm chính bằng gạch đầu dòng
- Lượng văn bản chiếm khoảng 70-80% của phần, dài nhất khoảng 3 dòng cho mỗi chủ đề
- Lỗi đánh máy và lỗi tiếng Nhật là hoàn toàn không được
Cho dù bạn viết sơ yếu lý lịch hay CV thì phần PR bản thân sẽ luôn là một đoạn văn dài trong hồ sơ ứng tuyển. Vì vậy, điểm quan trọng là làm sao để nó thật dễ nhìn, dễ đọc.
Chúng tôi muốn giới thiệu đến bạn phương pháp chia thành từng đoạn. Sử dụng các khả năng và kỹ năng mà bạn đã nghĩ trong BƯỚC 3 như “Năng lực ○○” hay “Có thể làm được ○○” để làm tiêu đề cho đoạn mô tả kinh nghiệm/ thành tích và triển vọng của bạn sau khi gia nhập công ty. Bằng cách này, bạn sẽ có thể truyền đạt nhanh chóng những gì bạn muốn thu hút nhà tuyển dụng.
Ngoài ra, khi viết phần PR trên sơ yếu lý lịch của bạn sẽ là lý tưởng nhất nếu bạn nên giữ được độ dài đoạn văn chiếm khoảng 70-80% trong phần chỗ trống. Những đoạn văn dài sẽ dễ đọc hơn nếu có lượng khoảng trống. Khi viết sơ yếu lý lịch, thông thường sẽ không có mục điền vào cố định nhưng tốt hơn hết bạn nên viết khoảng 3 dòng cho mỗi chủ đề.
Thêm vào đó, điều quan trọng là không được mắc lỗi đánh máy hoặc lỗi tiếng Nhật. Trong một số trường hợp, nhà tuyển dụng nhìn vào hồ sơ ứng tuyển để kiểm tra các nguyên tắc trong môi trường làm việc và trình độ ngoại ngữ cơ bản của ứng viên. Không thể phủ nhận một điều rằng những lỗi đánh máy hay những câu văn khó hiểu có thể gây ấn tượng xấu như “Giao công việc cho người này thật sự không yên tâm chút nào”.
3. Điểm cần lưu ý khi PR bản thân trong một cuộc phỏng vấn
Khi nói đến việc PR bản thân trong một cuộc phỏng vấn, điều quan trọng cần nhớ là bạn phải thường xuyên quảng bá bản thân khi cuộc phỏng vấn bắt đầu. Vì vậy, có những trường hợp chất lượng của việc PR bản thân sẽ ảnh hưởng đến không khí của toàn bộ cuộc phỏng vấn. Điểm quan trọng nhất của việc PR bản thân trong một cuộc phỏng vấn là việc tạo dựng được ấn tượng “Tôi muốn nghe nhiều hơn về người này” hoặc “Tôi nghĩ họ có thể làm việc cùng nhau và sẽ có đóng góp tích cực”.
Vì vậy, điều đầu tiên bạn cần lưu ý là hãy trả lời với thái độ vui vẻ và khiêm tốn. Nếu bạn có vẻ mặt lo lắng hoặc thái độ kiêu ngạo thì dù bạn có PR bản thân tốt đến đâu, nhà tuyển dụng cũng không muốn nhận một người như thế làm bạn đồng hành. Hãy chắc chắn rằng bạn đã mỉm cười và nói chuyện thật mạch lạc rõ ràng.
Điều quan trọng tiếp theo là trình bày những điểm mà bạn muốn gây chú ý một cách ngắn gọn và hợp lý. Hãy nói lâu nhất có thể trong vòng 2 phút. Có thể tóm tắt bằng cách: Đầu tiên là trình bày phần kết luận, và sau đó căn cứ vào các thành tích thực tế và dẫn chứng rồi nói về triển vọng của bạn sau khi gia nhập công ty. Nếu bạn muốn sử dụng nội dung được viết trong sơ yếu lý lịch/ CV cho các cuộc phỏng vấn, bạn nên mở rộng thành tích và các dẫn chứng một cách cụ thể hơn.
Cũng cần lưu ý rằng các cuộc phỏng vấn thường yêu cầu PR bản thân bằng một loại từ liên tưởng khác. Ví dụ điển hình là những câu hỏi như “Vui lòng giới thiệu về bản thân”, ”Hãy cho chúng tôi biết về điểm mạnh của bạn” hay “Hãy cho chúng tôi biết về thành tích của bạn”. Mục đích câu hỏi của người phỏng vấn cũng giống như phần PR bản thân, nhưng nếu bạn được yêu cầu “Giới thiệu bản thân” mà chỉ trả lời những gì bạn đã chuẩn bị, chẳng hạn như “Ưu điểm của tôi là ●●”, thì sẽ không thể tránh khỏi việc bị xem là một người không biết cách giao tiếp. Hãy điều chỉnh và trả lời các câu hỏi từ người phỏng vấn một cách hợp lý.
Những điểm cần chú ý để phát huy bản thân trong một cuộc phỏng vấn:
- Trả lời một cách vui vẻ và khiêm tốn
- Nói ngắn gọn và logic trong vòng 2 phút
- Trả lời câu hỏi một cách hợp lý thay vì học thuộc lòng câu trả lời
Trên đây là một số lưu ý về phần PR bản thân mà chúng tôi muốn gửi đến bạn. Hy vọng sẽ có ích trong việc giúp bạn giành được sự chú ý từ nhà tuyển dụng.
CÔNG TY TNHH GIÁO DỤC VÀ DỊCH THUẬT IFK
Chuyên cung cấp các dịch vụ sau:
Dịch vụ biên phiên dịch tiếng Nhật, Anh, Việt
Dịch vụ làm CV tiếng Nhật
Dịch vụ tư vấn du học Nhật Bản
Chương trình internship tại Nhật Bản cho trường liên kết
Email: info@translationifk.com
Hotline: 0282.247.7755/ 035.297.7755
Website: https://translationifk.com
Facebook: Dịch Thuật Tiếng Nhật IFK
Bài viết này hữu ích như thế nào?
Nhấp vào một ngôi sao để đánh giá nó!
Đánh giá trung bình 5 / 5. Số phiếu bầu: 439
Không có phiếu bầu nào cho đến nay! Hãy là người đầu tiên đánh giá bài viết này.