Những điểm cần lưu ý để tiến hành một hội nghị suôn sẻ “常套句” – Cách dùng từ có ích trong công việc

Cach Dung Tu Co Ich Trong Cong Viec

常套句 có cùng ý nghĩa với 決まり文句  (cụm từ cố định), là những cụm từ tiện lợi có thể sử dụng trong nhiều trường hợp chẳng hạn như dùng để chào những người mà bạn gặp trong công việc hoặc dùng làm lời nói đầu…

Đặc biệt, nếu như bạn nắm vững nhiều biến thể của 常套句 như “Aizuchi” hoặc “từ nối”  thì bạn sẽ tránh được sự im lặng vốn có ngay cả trong giao tiếp thương mại hoặc hội nghị mà không hề cảm thấy sợ hãi.

Mặt khác, những 常套句 về nguyên tắc xã giao có tác dụng làm cho mối quan hệ giữa người với người trở nên tốt đẹp hơn.

Vậy chúng ta hãy nhanh chóng tìm hiểu về những cụm từ cố định này nhé.

常套句 là gì?

Theo từ điển goo 辞書, 常套句 là “Những cụm từ đã được quy định và luôn được sử dụng trong một trường hợp nào đó, những cụm từ cố định”.

Ngoài cụm từ 常套句, còn có cụm từ khác có gắn chữ “常套” như 常套手段 (cách làm phổ biến). Đây là từ chỉ “lần nào cũng đều làm cùng một hành động, phương pháp” và nó có cùng hàm ý với 常套句.

Trong 常套句 có rất nhiều cụm từ, bối cảnh sử dụng của những cụm này hầu như đã được quy định sẵn và chúng được sử dụng dưới dạng những mẫu câu cố định.

Trong bài viết lần này, chúng tôi sẽ giới thiệu những mẫu câu 常套句 có tần suất sử dụng cao và có thể làm cho đối phương có ấn tượng tốt về bạn.

Mẫu câu dùng cho người mới lần đầu gặp

お初にお目にかかります (Rất vui được gặp anh chị)

Đây là cách nói có hơi cứng một chút nhưng nó là kính ngữ dùng để thể hiện sự tôn trọng của mình dành cho đối phương. Thông thường, sau khi nói câu này, người nói thường thêm phần tự giới thiệu về bản thân mình.

Nếu làm việc chung với người bề trên, người có chức vụ cao hơn mình hoặc với đối tác

ご一緒できて光栄です (Tôi rất lấy làm vinh hạnh khi được làm việc chung với anh/chị). Câu nói này có tác dụng nâng đối phương lên và thể hiện cho đối phương thấy thiện chí của bản thân.

Nếu như bạn biết về những thành tựu của đối phương, bạn cũng có thể thể hiện sự tôn trọng của mình đối với họ bằng cách sử dụng những thành tựu đó để thêm vào trước câu 常套句 được viết ở trên.

Đối với người lâu rồi mới gặp lại

お久しぶりです (Đã lâu rồi mới được gặp lại anh/chị).

Bạn nên thêm vào sau câu nói này một câu khác nữa như:

お元気そうで何よりです (Tôi rất vui vì anh/chị vẫn khỏe).

Hoặcご活躍伺っております (Tôi nghe nói rằng anh/chị làm việc rất thành công).

以前、大変御世話になりました (Trước đây, tôi đã được anh/chị giúp đỡ rất nhiều).

Ấn tượng của đối phương về bạn sẽ có sự thay đổi lớn nếu bạn lồng ghép thêm sự biết ơn hoặc quan tâm của mình vào trong câu.

Nếu tình cờ gặp lại người mà mình đã gặp trước đó trong cùng một ngày

Sau khi nói こんにちは (Chào anh/chị), hãy khiến cho ấn tượng của đối phương về bạn tăng lên bằng cách nói thêm một câu nữa như:

またお会いしましたね (Lại được gặp anh chị nữa rồi nhỉ) hoặcよくお会いしますね (Mình thường gặp nhau anh/chị nhỉ) và bắt chuyện một cách hòa nhã với họ.

Nếu đối phương đến trễ

お忙しいかったでしょう (Có lẽ anh chị bận rộn quá) hoặc 道が混んでたようですね (Có vẻ như đường đông quá anh/chị nhỉ).

Việc đến trễ giờ như thế này là việc tuyệt đối không được phạm phải trong công việc. Tuy nhiên, điều cần lưu ý ở đây là bạn phải mở lời bằng những câu nói khiến cho đối phương cảm thấy biết ơn vì bạn đã chờ chứ không phải trưng ra vẻ mặt, hay nói ra những lời thể hiện rằng bạn bị bắt phải chờ đợi họ. Nếu đối phương là đối tác làm ăn của bạn thì bạn càng cần phải lưu ý vấn đề này hơn nữa nhỉ!

Những 常套句 có thể sử dụng khi tạm biệt

Dưới đây là một số 常套句có thể dùng cho những người mà bạn ít có cơ hội gặp mặt nhưng vẫn muốn gặp lại họ lần nữa.

近いうちにお会いしましょう (Mong rằng có thể gặp lại anh/chị trong dịp gần nhất).

またお会いできるのを楽しみにしています (Tôi rất mong có thể gặp lại anh/chị).

Đây không phải là cách diễn đạt thường được dùng cho người mà mình gặp thường xuyên nhưng nó lại là cách nói cố định dùng cho những người mà bạn ít gặp và bạn muốn gặp lại họ.

また、近いうちに (Hẹn gặp lại anh/chị trong dịp gần nhất).

Đây là cách nói thoải mái hơn một chút và được dùng cho người ngang bằng hoặc dưới mình.

Những mẫu 常套句 dùng khi bạn có người quen và bạn được đối phương giúp đỡ

●●さんにもよろしくお伝えください (Xin hãy gửi lời chào đến cả anh/chị ●● giúp tôi).

Bản thân câu này không hẳn là có ý nghĩa gì đặc biệt và thường được sử dụng như một lời chào trong kinh doanh.

Bạn sẽ thay tên của người mà bạn quen hoặc người hay giúp đỡ bạn bên công ty đối phương vào ●● để sử dụng.

Bạn không cần phải chuyển lời cho người kia ngay cả khi đối phương nói với bạn câu “よろしくお伝えください” mà vẫn có thể để lại cảm giác gần gũi và tạo ra ấn tượng rằng bạn đang quan tâm đến cả hai bên.

Những mẫu 常套句 thường được dùng trong trường hợp khác

お忙しいところを~

Không chỉ dùng khi tạm biệt đối phương trong những lần gặp mặt, mẫu 常套句 này còn được sử dụng như một lời mở đầu mail hoặc điện thoại khi bạn muốn nhờ vả điều gì đó.

Câu dưới đây được xem như một cách sử dụng của cụm này, dùng khi đối phương dành thời gian ra để gặp bạn.

お忙しいところを、貴重なお時間取っていただきありがとうございま (Cảm ơn anh/chị đã dành thời gian quý báu của mình để gặp tôi trong lúc bận rộn).

Nếu đối phương đến chỗ bạn, hãy nói:

お忙しいところ、お越しいただきましてありがとうございます (Cảm ơn anh/chị đã đến đây trong lúc bận rộn).

Đây không phải là một mẫu câu có thể sử dụng độc lập mà nó là một 常套句 cần có sự kết hợp với các từ khác và mẫu câu này có rất nhiều phiên bản.

Những 常套句 có thể sử dụng với đàn anh/đàn chị, đồng nghiệp, cấp dưới.

お疲れさまでした (Anh/chị đã làm việc vất vả rồi).

Câu này thường được sử dụng như một cách nói thay thế cho こんにちは・こんばんは và có thể được sử dụng cho tất cả các mối quan hệ, chẳng hạn như dùng cho bậc đàn anh/đàn chị, đồng nghiệp, cấp dưới… của mình.

Câu ご苦労様 (Cám ơn vì đã làm việc vất vả) thường bị xem là một cách nói dễ nhầm lẫn. Đây là cách nói mà cấp trên dùng cho cấp dưới nên cấp dưới không thể dùng câu này để nói với cấp trên. Việc sử dụng cách nói お疲れさまでした sẽ gây nên bất hòa ngay cả khi cấp dưới mở lời thể hiện sự biết ơn cấp trên vì đã làm việc vất vả.

CÔNG TY TNHH GIÁO DỤC VÀ DỊCH THUẬT IFK

Bài viết này hữu ích như thế nào?

Nhấp vào một ngôi sao để đánh giá nó!

Đánh giá trung bình 4.7 / 5. Số phiếu bầu: 273

Không có phiếu bầu nào cho đến nay! Hãy là người đầu tiên đánh giá bài viết này.