Vào cuối buổi phỏng vấn xin việc, nhà tuyển dụng sẽ thường hỏi câu “Bạn có muốn hỏi gì không?”. Lúc này nếu bạn trả lời là không có, thì họ sẽ nghĩ phải chăng công ty này chẳng có gì khiến bạn quan tâm đến cả. Do đó, hãy chuẩn bị câu hỏi để đặt cho nhà tuyển dụng phòng ngừa bất cứ khi nào được hỏi đến. Vậy phải đặt câu hỏi như thế nào để được đánh giá cao? Và ngược lại, không nên đặt câu hỏi như thế nào? Sau đây chúng tôi sẽ có một số hướng dẫn để ứng viên đặt câu hỏi cho nhà tuyển dụng.
Lý do cần đặt câu hỏi cho nhà tuyển dụng và câu hỏi nên tránh
Việc đặt câu hỏi cho nhà tuyển dụng thực chất để nhằm làm rõ những vấn đề ứng viên quan tâm. Đồng thời, đó cũng là lúc để bạn thể hiện những ưu điểm mà bạn chưa thể phô bày chỉ qua việc trả lời các câu hỏi trước đó.
Vì vậy, ngay cả khi bạn chẳng quan tâm đến vấn đề nào cả thì cũng không thể trả lời là “không có”. Bên cạnh đó, bạn cũng nên tránh đưa ra những đưa ra những câu hỏi có nội dung có dạng như sau: những gì có thể dễ dàng tra cứu trên các trang thông tin chẳng hạn như trên website, những vấn đề chung chung như điều thú vị trong công việc hay thế mạnh của công ty, hoặc những điều tiêu cực như kiểu bản thân có thể làm được việc hay không.
Đưa ra câu hỏi khó mở lời bằng cách kết nối với vấn đề khác
Thông thường mọi người hay cho rằng phải tránh hỏi về lương bổng, phúc lợi nhân viên, điều kiện lao động… Tuy vậy, những vấn đề về phương diện đãi ngộ hay điều kiện làm việc lại rất là quan trọng. Và việc đặt câu hỏi ở đây là để giải đáp thắc mắc của bạn, nên bạn hãy thận trọng đưa ra câu hỏi dựa trên những hướng dẫn sau đây.
Câu hỏi khó mở lời như về phương diện đãi ngộ, điều kiện kiện làm việc nên được đưa ra sau khi bạn hỏi về nội dung công việc. Như vậy, bạn có thể thể hiện ra cho nhà tuyển dụng thấy động lực chính của bạn là sự hứng thú với công việc, bên cạnh đó bạn cũng có quan thêm về phương diện đãi ngộ. Và khi phải thực sự đưa ra câu hỏi, hãy lưu ý rằng thay vì hỏi một cách trực tiếp, bạn nên dẫn theo những câu chuyện chứa hàm ý ẩn dụ, hay mào đầu như là hỏi về trường hợp các nhân viên cùng độ tuổi thì như thế nào.
Ví dụ, khi bạn muốn hỏi về lương bổng, thay vì trực tiếp nói về mức lương, bạn nên bắt đầu theo cách sau: “Không biết là quý công ty có nhân viên nào có cùng độ tuổi với tôi hay không? Nếu có, liệu tôi có thể hỏi nhân viên đó đang làm những công việc gì, thu nhập mỗi năm ra sao, và cách thức làm việc như thế nào được không ạ?”. Khi đặt câu hỏi như vậy, bạn vừa có thể biết được công ty đó có nhân viên cùng độ tuổi với bạn hay không, vừa có thể dễ dàng để hỏi mức thu nhập mà bạn muốn biết (lưu ý là mức lương bạn nghe được chỉ là con số để ước lượng tương đối). Ngoài ra, bạn cũng có thể nêu ra công việc trước đây để làm ví dụ cho câu hỏi, bằng cách này bạn sẽ có dữ liệu để dễ dàng so sánh công việc này với công việc trước của bạn.
Tóm lại là các câu hỏi phương diện đãi ngộ thường được cho là khó mở lời, nên được đưa ra bằng cách kết nối với vấn đề khác thay vì hỏi một cách trực tiếp.
Thể hiện sự hăng hái và kỹ năng của bạn qua việc đặt câu hỏi
Nếu bạn là người ít kinh nghiệm, bạn có thể gặp khó khăn trong việc thể hiện những thành tựu và kỹ năng của mình.
Trong trường hợp như vậy, hãy tận dụng việc đặt câu hỏi cho nhà tuyển dụng để thể hiện sự hăng hái với công việc nhằm bù vào những kỹ năng còn thiếu của bạn. Bạn cần cho nhà tuyển dụng thấy rằng khi được tuyển dụng, bạn sẽ trang bị những kiến thức nền tảng để bắt đầu công việc. Chẳng hạn như “khi làm việc cho bộ phận A của quý công ty, tôi cần những kỹ năng gì?”, “Tôi nên chuẩn bị sẵn sàng những điều gì trước khi bắt đầu làm việc tại quý công ty?”…
Khi trình bày về kỹ năng, điều quan trọng là bạn phải đưa ra nội dung cụ thể. Chẳng hạn như “Tôi có kinh nghiệm đi du học và tự tin về kiến thức ngôn ngữ học của mình. Xin hỏi quý công ty có công việc nào có thể vận dụng được kiến thức ngôn ngữ học không ạ?”
Thời gian đặt câu hỏi cho nhà tuyển dụng là cơ hội mà ứng viên có thể tự do nắm bắt. Hãy tận dụng để thể hiện toàn bộ sức hút của chính mình. Hơn thế nữa, đây cũng là lúc để bạn có thể được giải đáp tường tận về những vấn đề bạn quan tâm, vì vậy bạn hãy tích cực đưa ra câu hỏi về chúng. Đối với các vấn đề khó mở lời, ở trên chúng tôi đã hướng dẫn cách kết nối với các vấn đề khác để dễ bày tỏ hơn, bạn hãy tham khảo và chuẩn bị các câu hỏi thật tốt nhé!
CÔNG TY TNHH GIÁO DỤC VÀ DỊCH THUẬT IFK
Chuyên cung cấp các dịch vụ sau:
Dịch vụ biên phiên dịch tiếng Nhật, Anh, Việt
Dịch vụ làm CV tiếng Nhật
Dịch vụ tư vấn du học Nhật Bản
Chương trình internship tại Nhật Bản cho trường liên kết
Email: info@translationifk.com
Hotline: 0282.247.7755/ 035.297.7755
Website: https://translationifk.com
Facebook: Dịch Thuật Tiếng Nhật IFK
Bài viết này hữu ích như thế nào?
Nhấp vào một ngôi sao để đánh giá nó!
Đánh giá trung bình 5 / 5. Số phiếu bầu: 422
Không có phiếu bầu nào cho đến nay! Hãy là người đầu tiên đánh giá bài viết này.