Đào tạo người lãnh đạo là gì? Mục đích-nội dung của đào tạo

Để một công ty đảm bảo hoạt động kinh doanh ổn định, các bộ phận nhỏ trong công ty cần phải hoạt động trơn tru. Khi đó, điều quan trọng nhất là sự tồn tại của người lãnh đạo. Ngoài ra, đào tạo nên người lãnh đạo một cách có hiệu quả là một trong những cách để ban lãnh đạo thể hiện hết khả năng của mình. Bằng cách tận dụng tốt việc đào tạo, bạn có thể nuôi dưỡng ra những người lãnh đạo ưu tú hơn nữa. Trong bài viết này, chúng tôi sẽ giới thiệu về mục đích và nội dung của việc đào tạo người lãnh đạo.

1. Đào tạo người lãnh đạo ngay từ đầu là gì?

Đào tạo người lãnh đạo là đào tạo cho các nhà quản lý, nhân viên nòng cốt của công ty và trưởng nhóm dự án có khả năng thực hiện nhiệm vụ của họ với tư cách là một người lãnh đạo. Nội dung của việc đào tạo thường tập trung vào việc đạt được các kỹ năng cần thiết để lãnh đạo một công ty hoặc một đội ngũ, nhưng ngoài ra nó cũng có thể được hiểu là thực hiện để hiểu rõ bản thân đang còn thiếu sót những kỹ năng gì.

Dao tao nguoi lanh dao

Trong nhiều trường hợp, nguồn nhân lực trải qua đào tạo đã đạt được thành tích nhất định chỉ trong vài năm, nhưng cũng có không ít các nhân sự được đánh giá là có tố chất lãnh đạo ngay sau khi vừa gia nhập công ty. Đào tạo người lãnh đạo cũng được sử dụng khi bạn đang đối mặt với nhu cầu cấp thiết cần một người lãnh đạo, chẳng hạn như khi khởi động một dự án mới.

2. Các yếu tố cần có của một người lãnh đạo

Không phải ai cũng có thể trở thành người lãnh đạo nếu họ được đào tạo về việc lãnh đạo. Tất nhiên, nỗ lực rèn luyện để trở thành người đứng đầu là một điều quan trọng, nhưng trở thành một người phù hợp với vai trò lãnh đạo còn quan trọng hơn. Sau đây, chúng tôi sẽ giải thích các yếu tố cần có đối với một người lãnh đạo.

Cac yeu to can co cua mot nha lanh dao
  • Các kỹ năng liên quan đến nghiệp vụ – chuyên môn

Các nhà lãnh đạo được yêu cầu phải có khả năng làm hình mẫu cho cấp dưới để tạo nên sức mạnh cố gắng đạt được thành quả. Vì mục tiêu đó, người lãnh đạo cần phải có năng lực hoạt động kinh doanh và hiểu biết về lĩnh vực chuyên môn cao hơn cấp dưới. Những kỹ năng này được chia thành những kỹ năng có thể đạt được và rèn luyện trong công việc hàng ngày và những kỹ năng có thể đạt được bằng cách tham gia đào tạo và học hỏi. Ví dụ: trong ngành dịch vụ ăn uống, bạn sẽ học cách đặt món và phục vụ các món ăn trong công việc hàng ngày của mình, còn về tìm hiểu lịch sử nấu ăn và các loại rượu hay phương pháp nấu rượu và các kỹ thuật điều khiển bảng dữ liệu là những kỹ năng có thể đạt được bằng cách tham gia các khóa học hoặc tự mình tìm hiểu lấy.

  • Kĩ năng đào tạo và hướng dẫn cho cấp dưới

Người lãnh đạo cũng có thể để đào tạo và hướng dẫn cho các thành viên trong nhóm. Bạn cần có sức mạnh thôi thúc sự tự giác làm việc không chỉ đối với riêng bản thân mình mà còn phải được phát huy khả năng của cấp dưới. Bạn cần có khả năng lôi kéo khả năng của cấp dưới cũng như của bản thân và khuyến khích họ tự nguyện làm việc. Điều này cũng có nghĩa là tạo ra một môi trường để cấp dưới có thể làm việc thoải mái. Một người lãnh đạo dù giỏi đến đâu nhưng nếu cấp dưới của anh ta yếu kém hoặc không nhận ra mình là thành viên của tập thể thì sẽ khó đạt được kết quả của cả nhóm. Điều cần thiết là người lãnh đạo phải có khả năng hiểu được tính cách và năng khiếu cá nhân của cấp dưới và tạo ra một môi trường để họ có thể làm việc hăng say.

3. Mục đích của đào tạo lãnh đạo

  • Nhận thức được vai trò lãnh đạo của mình

Mục đích chính của việc đào tạo người lãnh đạo là để nhân viên hiểu “thế nào là một người lãnh đạo”. Người lãnh đạo cần phải nhận thức rằng họ đang ở một vị trí quan trọng để kiểm soát không chỉ nhóm của họ mà còn cả công ty và phát triển tiêu chí quản lý “làm thế nào hoạt động tốt một công ty”. Một số nhân viên là ứng cử viên cho vị trí lãnh đạo có thể nghĩ “Tôi chỉ cần làm tốt nhiệm vụ của mình với tư cách là một nhân viên và đạt được kết quả tốt hơn cấp dưới của mình”. Điều quan trọng là phải tiến hành các khóa đào tạo nâng cao nhận thức để họ có thể thoát khỏi lối suy nghĩ như vậy và làm việc từ một tầm nhìn rộng hơn.

  • Sức mạnh để dẫn dắt nhóm của mình

Người lãnh đạo cần phải là người dẫn dắt nhóm đi đến thành công. Có nhiều định nghĩa về thành công, có thể đạt được từng mục tiêu nhỏ một để làm rõ các tiêu chí thành công của nhóm, chẳng hạn như những mục tiêu ngắn hạn như mục tiêu doanh số hàng tháng hoặc thu hút khách hàng mới. Để đạt được những mục tiêu này, điều cần thiết là người lãnh đạo phải có những mục tiêu và ý tưởng nhất quán. Không cấp dưới nào tin tưởng một nhà lãnh đạo nói “Những gì tôi nói hôm qua và hôm nay là khác nhau”. Trong đào tạo lãnh đạo, điều quan trọng là phải có được khả năng lãnh đạo các thành viên dựa trên một ý tưởng nhất quán nhìn ra toàn bộ.

  • Kỹ năng giao tiếp tốt

Để trở thành một nhà lãnh đạo được các thành viên tin tưởng thì thường xuyên giao tiếp với nhân viên và xây dựng được các mối quan hệ tốt là một điều không thể thiếu. Cho dù bạn cố gắng dẫn dắt các thành viên nhưng lại không giao tiếp với họ thì bạn sẽ khó mà nhận được một kết quả như mong đợi. Điều quan trọng ở đây là người lãnh đạo không nhất thiết phải có ý tưởng hay hơn cấp dưới, thay vào đó thông qua việc xây dựng các mối quan hệ mà trong đó các thành viên có thể chủ động bày tỏ ý kiến ​​và đề xuất của họ mới là hợp lí. Phát triển kỹ năng giao tiếp cũng là một yếu tố quan trọng trong đào tạo nhà lãnh đạo.

  • Phát triển khả năng đào tạo cấp dưới

Lãnh đạo không phải là mục tiêu cuối cùng của một nhân viên. Sau khi trở thành lãnh đạo, việc phát triển nguồn nhân lực bao gồm cả nhân viên mới và nhân viên trẻ để đảm nhận vai trò tiếp theo là vô cùng thiết yếu. Điều quan trọng để “nuôi dưỡng” cấp dưới của bạn là từ bỏ quan niệm rằng “có công mài sắt có ngày nên kim”, ngay cả khi bạn đã từng suy nghĩ như thế. Nói đúng ra, tạo điều kiện cho những nhân viên mới và trẻ tuổi có cơ hội phát triển là trách nhiệm quan trọng của một nhà người đạo. Đào tạo người lãnh đạo đòi hỏi bạn cũng phải học một cách chi tiết cách đào tạo cấp dưới của mình.

  • Rèn luyện khả năng phán đoán

Người lãnh đạo có quyền ra quyết định nhất định. Trái lại, cấp dưới thì không có quyền ra quyết định. Điều này cũng có nghĩa là trách nhiệm của nhóm nằm ở người lãnh đạo, và người lãnh đạo sẽ luôn là người phải chịu trách nhiệm. Ngay cả khi luôn ở trong tình huống phải chịu trách nhiệm như thế thì thành công vẫn còn là một điều rất xa vời. Do đó, người lãnh đạo phải có khả năng phán đoán. Đào tạo nhà lãnh đạo cũng đòi hỏi việc đào tạo khả năng phán đoán về những gì phải làm, những gì cần lựa chọn khi có nghi vấn. Bằng cách có được sự phán đoán phù hợp, bạn sẽ có thể đưa ra các quyết định đưa mình tới gần hơn mục tiêu.

4. Nội dung đào tạo người đạo phổ biến

Mặc dù nội dung đào tạo người lãnh đạo khác nhau tùy thuộc vào công ty hoặc tổ chức tiến hành nó, nhưng nhìn chung nó bao gồm một chương trình giảng dạy để có được các kỹ năng như một nhà lãnh đạo đã được giải thích ở trên đây. Mặt khác, có rất nhiều chương trình đào tạo, và điều quan trọng là phải chọn một chương trình phù hợp với những thách thức của công ty bạn. Ví dụ, nhập môn chánh niệm và đào tạo lãnh đạo để nâng cao sức mạnh làm việc nhóm có cùng mục tiêu cuối cùng nhưng nội dung học khác nhau.

Ngoài ra còn có các phương pháp đào tạo như mời một giảng viên đến công ty của bạn, đến một nơi được chỉ định để giảng bài và giảng trực tuyến. Hãy xác định điều gì là cần thiết nhất cho công ty của bạn và phong cách học tập nào là phù hợp nhất, đồng thời thực hiện các điều chỉnh để đảm bảo rằng lượng công việc không bị quá tải. Ví dụ, nếu nhiều nhân viên tham gia khóa học thì phong cách mời một người tới hướng dẫn sẽ ít ảnh hưởng đến công việc hàng ngày của họ hơn. Mặt khác, nếu chỉ có một số ít người tham dự thì tốt hơn là nên đến địa điểm đào tạo.

CÔNG TY TNHH GIÁO DỤC VÀ DỊCH THUẬT IFK

Bài viết này hữu ích như thế nào?

Nhấp vào một ngôi sao để đánh giá nó!

Đánh giá trung bình 5 / 5. Số phiếu bầu: 293

Không có phiếu bầu nào cho đến nay! Hãy là người đầu tiên đánh giá bài viết này.