Trong những cuộc phỏng vấn dành cho những ứng viên đã có kinh nghiệm đi làm, người ta sẽ thường hỏi về thành tựu, kinh nghiệm hay quá trình làm việc. Vì vậy bạn nên nắm rõ những thứ nhà tuyển dụng muốn biết thông qua câu hỏi này, tham khảo câu trả lời ví dụ và chuẩn bị để PR bản thân mình khi phỏng vấn nhé.
1. Cách trả lời khi được hỏi “bạn hãy cho chúng tôi biết quá trình làm việc của bạn từ trước đến nay?”
Bạn đã tích lũy được những kinh nghiệm như thế nào? Hãy truyền tải tóm tắt về sự nghiệp của bạn. Bạn nên nói một cách ngắn gọn nhưng ngắn gọn quá cũng không tốt. Quan trọng là bạn phải hiểu được những điểm mấu chốt và giải thích chúng. Dù cách trả lời câu hỏi này sẽ có một số phần tương tự với các yếu tố khi bạn được yêu cầu “Mời bạn hãy tự giới thiệu bản thân”, nhưng ở đây, chỉ tập trung vào chính điểm “nghiệp vụ”, nên hãy chia nó thành các yếu tố dưới đây và thử suy nghĩ về nó thì sẽ dễ hiểu hơn đấy.
・Quá trình làm việc của bạn có nội dung/ quy mô như thế nào?
・Quá trình làm việc của bạn có trình tự như thế nào?
・Bạn đã đóng vai trò gì/ giúp ích được gì?
・Bạn đã tích lũy được những kinh nghiệm như thế nào?
・Bạn đã thu được những kết quả gì?
Hẳn rằng bạn có rất nhiều điểm muốn PR cho mình, nhưng trước tiên bạn hãy tóm tắt những kinh nghiệm đó theo thứ tự thời gian, truyền tải nó một cách ngắn gọn và đan xen những số liệu hay ví dụ cụ thể để làm từ khóa. Tốt nhất là bạn nên cung cấp những điểm mà nhà phỏng vấn cảm thấy “muốn nghe nhất”.
Point Nếu bạn cứ cố gắng gom tất cả mọi thứ lại một cách vô lý thì bạn sẽ không thể tóm tắt nó được chỉ vì mạch của câu chuyện bạn nói sẽ bị chệch sang hướng khác. Trước tiên, bạn hãy tóm tắt câu chuyện của bạn theo một cách ngắn gọn, đơn giản.
Point Hãy để nhà phỏng vấn tự hiểu được ẩn ý trong câu nói của bạn, khi đó, bạn đã có thể PR bản thân một cách cụ thể hơn. Trước tiên, bạn hãy đưa ra “mục lục” cho mục đích đó.
Phần PR chi tiết sẽ diễn ra sau đó 2 bên trao đổi qua lại như trong trò chơi “bắt bóng”. Để thực hiện được mục đích đó trước tiên bạn hãy đưa ra “mục lục của câu chuyện”.
Câu trả lời ví dụ
Tôi đã có khoảng thời gian 3 năm trao đổi với những khách hàng cá nhân tại trung tâm chăm sóc khách hàng. Vào năm thứ 3, nhân dịp tham gia dự án nâng cao nghiệp vụ trong công ty, tôi không chỉ muốn kết nối với bộ phận đảm nhiệm việc khiếu nại và yêu cầu, mà còn muốn tận dụng những tiếng nói đó để tạo ra sản phẩm. Tôi được di chuyển sang bộ phận kế hoạch và thiết kế sản phẩm. Trong 2 năm đó tôi làm những công việc liên quan đến bộ phận tạo ra những sản phẩm mà nó dựa trên ý kiến của khách hàng và yêu cầu của khách hàng.
2. Cách trả lời khi được hỏi “những trải nghiệm thành công hay những thành tựu mà bạn tự hào nhất trong công việc từ trước tới nay là gì?”
Đây là câu hỏi thẳng thắn nhất để bạn có thể PR cho thực lực của chính mình. Cho dù bạn muốn nói về doanh số, giải thưởng, khen thưởng hay những ví dụ về các sản phẩm, kế hoạch, dự án mà bạn tham gia đã đạt được thành công, bạn cũng hãy tóm tắt và sử dụng những con số, ví dụ cụ thể để trả lời cho câu hỏi bạn đã đạt được “cái gì và bao nhiêu”.
Tuy nhiên, thứ quan trọng hơn cả thành tựu đó chính là những công sức và quá trình mà bạn đạt được nó. Trong tình huống được đặt ra đó, bạn có những suy nghĩ như thế nào, thành tựu kết quả sau khi hoạt động của bạn là gì? Nếu không có những thứ đó thì câu chuyện của bạn chẳng qua cũng chỉ là “một điều tự mãn” mà thôi. Thứ mà nhà tuyển dụng muốn biết không chỉ là “những thành tựu trong quá khứ” của bạn, mà còn là liệu bạn có những kỹ năng, những cách thức có thể áp dụng thực tế để lặp lại thành công đó hay không.
Do đó, ngay cả khi bạn nói về những thành tựu khó định lượng như “nâng cao nghiệp vụ” thì nếu bạn truyền tải được những thứ trọng tâm như bạn đã đóng vai trò gì, bỏ ra công sức gì, những điểm mạnh mà bạn đã phát huy là gì thì cũng không vấn đề gì cả.
Point Khi được đặt trong “tình huống” đó thì bạn đã đưa ra những “mục đích” như thế nào, bạn đã hành động dựa trên “suy nghĩ” gì và đạt được “kết quả” gì?
Hãy phân tích những yếu tố đó và thử suy nghĩ xem sao.
Point Kết quả đó được nhìn nhận đánh giá như thế nào trong công ty, trong ngành nghề của bạn? Nếu bạn thể hiện được cả “tính khách quan” và “tính tương đối” thì sẽ có thể tăng sức thuyết phục đối với nhà phỏng vấn.
Câu trả lời ví dụ
Tôi đã tái thiết lập mối quan hệ kinh doanh với một khách hàng từng ngừng kinh doanh với công ty trong vòng 5 năm do những vấn đề trong quá khứ làm phá vỡ mối quan hệ đôi bên. Dù không có nhiều thời gian để đến thăm hỏi vị khách hàng đó, nhưng tôi đã cung cấp thông tin qua gmail mỗi tuần 1 lần, tôi đã cần mẫn để thiết lập lại mối quan hệ này. Sau đó, công ty này đã trở thành 1 trong những công ty tin tưởng chúng tôi.
3. Cách trả lời khi được hỏi “những thất bại và lỗi lầm lớn nhất trong công việc từ trước tới giờ của bạn là gì?”
Mặc dù nội dung ngược lại, nhưng cách suy nghĩ và những yếu tố then chốt vẫn giống với câu hỏi “trải nghiệm thành công và thành tựu đáng tự hào nhất trong công việc của bạn là gì?”.
Điều quan trọng ở đây không phải là “thất bại đó là gì” mà là “quá trình cải thiện” sau khi thất bại đó xảy ra. Đối với những thất bại hay lỗi sai đã xảy ra đó, bạn đã “phân tích nguyên nhân” như thế nào, bạn đã “suy nghĩ” và “phán đoán” nó như thế nào. Và bạn đã có những “hành động” như thế nào, kết quả là bạn đã “cải thiện” nó ra sao? Từ những điều đó, thứ bạn học được là gì? Hãy thử phân tích những yếu tố này, suy nghĩ về chúng, bạn sẽ có thể tổng hợp chúng 1 cách dễ dàng đấy.
Point Những kinh nghiệm đó sẽ được ứng dụng thực tiễn như thế nào? Nếu bạn đưa ra được cả những ví dụ thành công trong việc phòng ngừa sự tái diễn, ngăn chặn những thất bại và lỗi sai tương tự thì sẽ tạo được ấn tượng tốt với nhà phỏng vấn.
Câu trả lời ví dụ
Tôi bị điều chuyển sang bộ phận khác nên đã phải bàn giao khách hàng mà tôi đang đảm nhiệm cho đồng nghiệp. Sau đó, đồng nghiệp của tôi đã không thể hỗ trợ khách hàng một cách chu đáo nên đã lỡ mất cơ hội kinh doanh. Tôi nghĩ lý do chính yếu là vì tôi đã không bàn giao một cách hẳn hoi về cách nói chuyện hay những thứ mà khách hàng đó mong muốn cho đồng nghiệp. Sau đó, tôi đã cố gắng ghi chép lại tất cả những điểm cần chú ý và các kiểu giao tiếp của từng người đảm nhiệm, của từng công ty.
CÔNG TY TNHH GIÁO DỤC VÀ DỊCH THUẬT IFK
Chuyên cung cấp các dịch vụ sau:
Dịch vụ biên phiên dịch tiếng Nhật, Anh, Việt
Dịch vụ làm CV tiếng Nhật
Dịch vụ tư vấn du học Nhật Bản
Chương trình internship tại Nhật Bản cho trường liên kết
Email: info@translationifk.com
Hotline: 0282.247.7755/ 035.297.7755
Website: https://translationifk.com
Facebook: Dịch Thuật Tiếng Nhật IFK
Bài viết này hữu ích như thế nào?
Nhấp vào một ngôi sao để đánh giá nó!
Đánh giá trung bình 5 / 5. Số phiếu bầu: 123
Không có phiếu bầu nào cho đến nay! Hãy là người đầu tiên đánh giá bài viết này.