Đầu tiên, mục đích viết tình trạng sức khoẻ trong sơ yếu lí lịch là gì?
Mục đích của việc viết tình trạng sức khoẻ trong sơ yếu lí lịch chính là để cung cấp những thông tin mà nhà tuyển dụng có thể xem xét rằng tình trạng sức khoẻ của bạn liệu có gây trở ngại gì trong công việc hay không. Ngay cả khi bạn có những triệu chứng mà bạn có thể tự nhận thức được như là cao huyết áp, dị ứng phấn hoa, đau đầu, thiếu máu, hay đau thắt lưng,.. thì hãy ghi là “Tốt” miễn là chúng không gây trở ngại trong công việc bình thường.
Cách điền vào mục tình trạng sức khoẻ trong sơ yếu lí lịch. Những mẫu ví dụ
Nếu bạn không có vấn đề gì về sức khoẻ, về nguyên tắt hãy ghi là “Tốt”. Ngay cả khi bạn có bệnh mãn tính, nhưng nếu nó không gây trở ngại cho công việc thì bạn vẫn có thể ghi là “Tốt”. Giả sử trong trường hợp bạn cần một ngày nghỉ khác với ngày nghỉ được quy định để đi bệnh viện thì hãy nêu rõ ra.
Dưới đây chúng tôi sẽ giới thiệu chi tiết về những điểm cần chú ý khi viết những tình trạng sức khoẻ cho những trường hợp đặc biệt. Nhất định hãy tham khảo khi viết sơ yếu lí lịch nhé!
Trường hợp không có vấn đề gì về sức khoẻ
Hãy viết là “Tốt” hoặc cực kì “Tốt”. Nếu bạn muốn nhấn mạnh hơn rằng bạn có sức khoẻ thì hãy có thể viết kèm theo với số năm bạn có thể làm việc, việc bạn không đến trễ hay không nghỉ việc. Để truyền đạt một cách dễ hiểu về mức độ sức khoẻ, bạn nên sử dụng những con số chẳng hạn như là số năm.
Ngoài ra, ngay cả trong trường hợp bạn không thể ghi “Tốt” như là dễ bị cảm, đau nửa đầu, đau bụng kinh, cao huyết áp,… thì nếu như những tình trạng sức khoẻ này không gây trở ngại cho công việc thì bạn vẫn có thể ghi là “Tốt”.
Dù bạn thường bị thương hay bị cảm, nếu có khả năng khỏi hẳn đến trước vòng phỏng vấn thì bạn không cần phải ghi vào.
Trường hợp có bệnh mãn tính và phải đến bệnh viện thuờng xuyên
Sẽ không có vấn đề gì nếu bạn ghi rằng là “Tốt” (không có trở ngại gì trong công việc nhưng một tháng phải đi viện 1 lần vì bị thoát vị.). Nếu không gây trở ngại trong công việc thì hãy ghi một cách chính xác về tần xuất đi viện của bạn. Việc truyền đạt rõ ràng từ trước sẽ giúp bạn dễ dang hợp tác với mọi người hơn sau khi vào công ty.
Ngược lại, nếu bạn thường xuyên đi viện vào ngày nghỉ, trong trường hợp bạn làm công việc mà không cần thiết phải hợp tác cùng đồng nghiệp thì không cần phải ghi mô tả kỹ. Bạn chỉ cần ghi “Tốt” là được rồi.
Trường hợp đã nghỉ công việc trước do bị bệnh hoặc bị thương
Hãy ghi vào mục lịch sử nghề nghiệp là “Nghỉ việc để điều trị bệnh”, và hãy viết ở mục tình trạng sức khoẻ là “Tốt” (Hiện nay đã bình phục hoàn toàn và không có trở ngại cho công việc). Điều quan trọng là bạn phải nhấn mạnh rằng sức khoẻ của bạn sẽ không gây trở ngại đến công việc trong tương lai.
Trường hợp bị thương, bị bệnh có gây trắc trở cho công việc
Hãy ghi rằng: “Vì tôi phải tái khám định kì cho bệnh mãn tính, nên tôi mong là cứ 2 tháng thì tôi sẽ được nghỉ một buổi chiều.” Bằng việc truyền đạt rõ ràng về tần xuất xin về sớm hay nghỉ làm do phải đền bệnh viện sẽ giúp bạn dễ dàng hợp tác với mọi người hơn sau khi vào công ty.
Bạn không cần phải ghi đầy đủ tên cụ thể của bệnh, tuy nhiên hãy nhớ là có thể bạn sẽ được hỏi trong buổi phỏng vấn.
Ngoài ra, nếu bạn cảm thấy bất an thì hãy nên tập trung chữa trị trong một lần cho khỏi hẳn. Bạn nên dưỡng bệnh cho đến khi có thể làm việc mà không quá sức mình, đừng để vì cố công gia nhập vào công ty mà cơ thể trở nên kiệt sức nhé.
Trường hợp bị bệnh tâm thần chẳng hạn như trầm cảm
Ngay cả khi trước đó bạn được chẩn đoán mắc bệnh trầm cảm, nhưng nếu bạn đã hoàn toàn bình phục thì bạn chỉ cần ghi là “Tốt” giống như những bệnh hoặc vết thương khác. Đặc biệt là bạn không cần phải giải thích gì thêm.
Mặt khác, dù là trong trường hợp bạn đang sử dụng thuốc, không có các triệu chứng bệnh trầm cảm và không gây trở ngại trong công việc và bạn đang trong quá trình theo dõi bệnh, hay việc bạn đến bệnh viện khám định kì thì bạn cũng nên ghi những điều này.
Lúc đó, sau khi đã ghi “Tốt” thì hãy ghi thêm rằng bạn cần phải đến bệnh viện. Bạn hãy ghi kèm theo tần xuất chẳng hạn như: “Vì tôi phải đi khám định kì tại bệnh viện, nên tôi mong là cứ 3 tháng thì tôi sẽ được phép nghỉ một buổi chiều”. Nếu bạn không cần xin nghỉ để đi khám định kì, thì hãy ghi kèm với những số liệu đáng tin cậy
Nội dung của mục tình trạng sức khoẻ có gây ảnh hưởng dến việc tuyển chọn hay không?
Nếu bạn đã hoàn toàn bình phục và bệnh hay vết thương không gây trở ngại cho công việc thì sẽ không có ảnh hưởng gì. Chính vì vậy, nếu bạn xem xét và ghi dựa trên tiêu chí “nó có gây trở ngại trong công việc hay không” thì sẽ không có vấn đề gì cả.
Ngược lại, trong trường hợp bạn có bệnh mãn tính và trong quá trình làm việc bạn cần phải đến bệnh viện, do bạn cần sự giúp đỡ từ những người xung quanh nên phía công ty sẽ muốn biết trước để sẵn sàng chuẩn bị tiếp nhận bạn.
Tuy nhiên, bạn không cần phải suy nghĩ quá nhiều những việc cần thiết đã đề cập ở trên về tình trạng sức khoẻ. Chẳng hạn như, dù bạn cần đến bệnh viện khám định kì thì bạn cũng có thể truyền đạt rõ ràng với công ty thông qua sơ yếu lí lịch rằng “Sức khoẻ của tôi không có gì đáng lo ngại và nó cũng sẽ không ảnh hưởng gì đến công việc nếu tôi phải thường xuyên đến bệnh viện khám định kì”. Chúng tôi hy vọng bạn sẽ tận dụng tốt những điều này như là một điểm thu hút của bản thân.
Một điều cần lưu ý là không nên để trống ở phần tình trạng sức khỏe.Vì việc nộp và ghi đầy đủ, không bỏ trống mục nào trong sơ yếu lí lịch là nguyên tắc cơ bản cho nên bạn hãy chú ý về việc đó.
CÔNG TY TNHH GIÁO DỤC VÀ DỊCH THUẬT IFK
Chuyên cung cấp các dịch vụ sau:
Dịch vụ biên phiên dịch tiếng Nhật, Anh, Việt
Dịch vụ làm CV tiếng Nhật
Dịch vụ tư vấn du học Nhật Bản
Chương trình internship tại Nhật Bản cho trường liên kết
Email: info@translationifk.com
Hotline: 0282.247.7755/ 035.297.7755
Website: https://translationifk.com
Facebook: Dịch Thuật Tiếng Nhật IFK
Bài viết này hữu ích như thế nào?
Nhấp vào một ngôi sao để đánh giá nó!
Đánh giá trung bình 5 / 5. Số phiếu bầu: 345
Không có phiếu bầu nào cho đến nay! Hãy là người đầu tiên đánh giá bài viết này.