Giống như các quốc gia khác, những người ngoại quốc sống tại Nhật vẫn cảm thấy khó hiểu với những quy tắc và phong tục riêng của Nhật Bản. Có lẽ những bạn du học sinh đã có kinh nghiệm về việc phải tuân theo những quy tắc và phong tục mà họ không hiểu trong suốt quãng đời sinh viên của mình. Khi bạn ra xã hội và đặc biệt là bước vào giới kinh doanh, sẽ có nhiều tình huống như vậy hơn so với thời sinh viên. Dưới đây là một số ví dụ về các quy tắc khi làm việc tại các công ty Nhật Bản mà người ngoại quốc không thể lí giải, hãy sử dụng chúng làm tài liệu tham khảo để có một cuộc sống làm việc thoải mái tại Nhật Bản.
Quy tắc xưng hô trong công ty Nhật Bản
So với tiếng Anh, tiếng Nhật được cho là khó vì cách xưng hô và cách giao tiếp thay đổi tùy thuộc vào từng người và từng trường hợp. Ví dụ: trong tiếng Anh, tên của người bạn đang nói chuyện (ngôi thứ hai) là “You”, nhưng trong tiếng Nhật, những từ bạn có thể sử dụng, chẳng hạn như “あなた”, “きみ” và “おまえ”, sẽ thay đổi tùy thuộc vào đối phương. “きみ” và “おまえ” được dùng khi gọi những người bạn thân, người cùng tuổi hoặc nhỏ tuổi hơn, nhưng không được dùng khi gọi những người lớn tuổi hơn hoặc những người bạn không quen biết. Khi bạn gọi ai đó là “あなた” tuy không hề thô lỗ, nhưng có lẽ cách gọi này không được dùng nhiều trong công việc. Nói chung, cấp trên và đàn anh trong công ty, hoặc đối tác kinh doanh bên ngoài công ty, được gọi bằng cách thêm “さん” vào tên của họ, chẳng hạn như “山田さん”. Tuy nhiên, có vẻ như một số công ty có phong tục gọi cấp trên bằng chức danh, chẳng hạn như “山田部長” (Trưởng phòng Yamada) hoặc đơn giản là “部長” (Trưởng phòng), khi mới vào công ty, hãy quan sát các anh chị đồng nghiệp xưng hô với cấp trên như thế nào, từ đó rút kinh nghiệm cho bản thân, như vậy bạn sẽ chẳng phải gặp vấn đề gì cả. Trong tiếng Nhật, ngoài tên người, bạn phải phân biệt được cách sử dụng của “丁寧語” (từ ngữ lịch sự), “尊敬語” (kính ngữ), “謙譲語” (khiêm nhường ngữ), tùy theo từng người và từng trường hợp. Ví dụ, từ “言った” (đã nói) có cách nói là “きみがそう言ったから…” nếu người nghe là bạn bè, nhưng nếu đối phương là cấp trên hoặc đối tác kinh doanh, bạn phải nói rằng “○○さんがそうおっしゃられたから…” . Tiếng Nhật là ngôn ngữ khó nắm bắt và ấn tượng mà nó mang lại cho người đối diện là hoàn toàn khác nhau tùy thuộc vào từ ngữ mà bạn sử dụng. Ắt hẳn bạn đã rất cố gắng học tiếng Nhật đến tận bây giờ, nhưng để thành công trong lĩnh vực kinh doanh Nhật Bản, có lẽ bạn nên cố gắng nắm bắt được những khác biệt tinh tế về sắc thái do từ ngữ tạo ra.
Quy định lương theo thâm niên trong công ty Nhật Bản
Cách đây rất lâu, hầu hết các công ty Nhật Bản đều áp dụng hệ thống lương theo thâm niên, trong đó những nhân viên làm việc lâu nhất sẽ lần lượt được thăng chức. Vào thời điểm đó, các công ty đều áp dụng theo hình thức tuyển dụng trọn đời, vì vậy số năm làm việc tại công ty và tuổi tác thường tỉ lệ thuận với nhau. Khi thời đại đã thay đổi, ngày nay việc thay đổi công việc đã trở nên phổ biến và nhiều công ty đã dẫn đầu trong việc áp dụng hệ thống “trả lương theo hiệu quả công việc”, trong đó những người đạt kết quả tốt trong công việc sẽ được thăng chức bất kể năm công tác hay tuổi tác của họ. Tuy nhiên, thực tế vẫn còn tồn tại những suy nghĩ áp dụng lương theo thâm niên trong hội doanh nghiệp Nhật Bản. Vì xã hội Nhật Bản có xu hướng coi trọng “和” (tính truyền thống Nhật) hơn tất cả, nên có nhiều người trong công ty có nhận thức bảo thủ rằng sẽ an toàn hơn khi sắp xếp công viêc cho họ theo tuổi và năm làm việc. Sinh viên quốc tế có mong muốn tìm hiểu rõ bản thân, ngay khi đã trở thành thành viên của công ty, ắt hẳn họ sẽ tích cực tham gia vào quá trình phát triển bản thân như làm việc và nâng cao trình độ, khi họ mong đợi điều đó sẽ được phản ánh ngay lập tức qua mức lương và chức vụ công việc nhưng lại gặp không đúng như kì vọng, không biết chừng họ sẽ có một cảm giác bực tức.
Để tìm hiểu xem công ty bạn đang có hứng thú có phải là một tổ chức dựa trên thâm niên hay không, hãy xem tuổi của những người điều hành công ty đó. Hầu hết một công ty mà ban điều hành chỉ gồm những người cao tuổi là một tổ chức dựa trên thâm niên. Nếu bạn muốn làm việc ở một môi trường mà bạn có thể thăng tiến nhiều hơn tùy theo khả năng của mình, thì việc nhắm đến một công ty có đội ngũ quản lý trẻ hơn, bao gồm cả chủ tịch, cũng là một trong những chiến thuật tìm việc.
Quy tắc kề vai sát cánh trong công ty Nhật Bản
Xung quanh bạn có người bạn nào hay để tâm đến suy nghĩ của người khác, chẳng hạn như “mọi người mua thì tôi cũng mua” và “nếu mọi người đi thì tôi cũng đi” không? Có một câu thành ngữ lâu đời tại Nhật Bản là “出る杭は打たれる” (cái cọc lòi ra sẽ bị đè xuống). Thành ngữ bao gồm ý nghĩa răn dạy “những người thể hiện sự giỏi giang ra ngoài thường bị người khác ghét hoặc quấy rầy, vì vậy đừng hành động theo cách nổi bật quá mức.” Trong xã hội Nhật Bản vốn có câu thành ngữ như vậy từ rất lâu đời, tinh thần “横並び” (sát cánh bên nhau) khẳng định mình cũng như những người xung quanh, đã ăn sâu vào tâm trí người Nhật. Ngoài ra còn có một ý kiến về “横並び” ở nơi làm việc. Ở các công ty Nhật Bản, năng lực và phẩm chất cá nhân rất cao, nhưng những người làm việc theo nhóm, những người có thể xây dựng mối quan hệ tốt với môi trường xung quanh, ngay cả khi năng lực của họ không cao, vẫn hữu ích hơn những người làm việc cá nhân. Do đó, dù bạn có năng lực và kỹ năng tốt hơn người khác nhưng nếu bạn thể hiện quá mức, bạn sẽ không nhận được sự yêu thích từ mọi người xung quanh. Đối với những người nước ngoài có tính cạnh tranh cao và thể hiện rõ ràng ý kiến của mình, nơi làm việc tại Nhật Bản, nơi vẫn còn quy định cũ như vậy có thể sẽ rất khó khăn đến khi họ quen với các quy định.
CÔNG TY TNHH GIÁO DỤC VÀ DỊCH THUẬT IFK
Chuyên cung cấp các dịch vụ sau:
Dịch vụ biên phiên dịch tiếng Nhật, Anh, Việt
Dịch vụ làm CV tiếng Nhật
Dịch vụ tư vấn du học Nhật Bản
Chương trình internship tại Nhật Bản cho trường liên kết
Email: info@translationifk.com
Hotline: 0282.247.7755/ 035.297.7755
Website: https://translationifk.com
Facebook: Dịch Thuật Tiếng Nhật IFK
Bài viết này hữu ích như thế nào?
Nhấp vào một ngôi sao để đánh giá nó!
Đánh giá trung bình 5 / 5. Số phiếu bầu: 216
Không có phiếu bầu nào cho đến nay! Hãy là người đầu tiên đánh giá bài viết này.