Trước đây việc đeo khẩu trang ở nơi làm việc rất hiếm khi được nhìn thấy, ngoại trừ trường hợp có người bị dị ứng phấn hoa hoặc cảm cúm. Trong các buổi phỏng vấn tuyển dụng như khi chuyển việc, ứng viên càng không được phép đeo khẩu trang bởi vì đối với người phỏng vấn ấn tượng từ nét mặt và giọng nói của ứng viên là vô cùng quan trọng.
Tuy nhiên, hiện nay trong đại dịch Covid-19, việc đeo khẩu trang được coi là một nguyên tắc cơ bản trong cuộc sống hằng ngày đồng thời nó cũng thể hiện sự quan tâm về an toàn, sức khỏe của mọi người và tại nơi làm việc nó cũng đang dần trở thành một quy tắc quan trọng. Vì vậy, ngày càng có nhiều câu hỏi đặt ra như khi đi phỏng vấn xin việc ứng viên nên đeo khẩu trang hay nên bỏ khẩu trang khi bước vào phòng.
Trong bài viết này chúng tôi sẽ giới thiệu với các bạn 6 mẹo để có một buổi phỏng vấn xin việc thành công từ việc quyết định có nên đeo khẩu trang khi phỏng vấn đến các mẹo để tạo điều kiện giao tiếp thuận lợi với người phỏng vấn qua khẩu trang.
1. XÁC NHẬN XEM CÓ CẦN ĐEO KHẨU TRANG CHO BUỔI PHỎNG VẤN KHÔNG
Nhiều công ty đã bắt đầu nhận khách đến văn phòng sau khoảng thời gian hạn chế ra ngoài, nhưng hầu hết các công ty yêu cầu cả khách hàng và nhân viên đều phải đeo khẩu trang chỉ ngoại trừ trong các buổi phỏng vấn. Vì phỏng vấn là một phần trong quá trình mở rộng quy mô kinh doanh nên chỉ khi có yêu cầu cụ thể thì việc đeo khẩu trang mới được coi là nguyên tắc cơ bản. Tuy nhiên, nếu bạn đã được chọn vào vòng phỏng vấn thì hãy xác nhận lại trước với người tư vấn nghề nghiệp xem có cần thiết đeo khẩu trang hay không nhé.
2. NÓI TRƯỚC VỚI NGƯỜI PHỎNG VẤN KHI BƯỚC VÀO PHÒNG
Sau khi vào phòng và chào hỏi người phỏng vấn bạn nên mở đầu bằng việc nói trước với người phỏng vấn rằng “Bởi vì tình hình dịch bệnh nên tôi xin phép được đeo khẩu trang trong suốt quá trình phỏng vấn, nếu như anh/chị có chỗ nào nghe không rõ xin hãy vui lòng cho tôi biết.”
3. PHẢN ỨNG BÌNH TĨNH KHI ĐƯỢC HỎI LẠI
Trong buổi phỏng vấn có sử dụng khẩu trang thường sẽ gây khó khăn cho cả người phỏng vấn và ứng viên trong việc nghe câu hỏi và câu trả lời của đối phương, khiến họ thường hỏi lại về câu trả lời của bạn. Hơn nữa, bạn cũng không được ngồi trước mặt người phỏng vấn nữa mà thay vào đó cả 2 phải giữ khoảng cách xã hội là 2 mét vì vậy ở một khoảng cách xa như thế sẽ rất khó trong việc nghe rõ giọng nói của đối phương. Bạn sẽ cảm thấy lo lắng vì không thể trình bày câu trả lời một cách rõ ràng hay cách giao tiếp giữa cả hai không được diễn ra trôi chảy. Việc hỏi lại trong tình huống cả bạn và người phỏng vấn phải đeo khẩu trang, ngồi xéo và cách xa nhau như thế là điều đương nhiên, vì vậy đừng cảm thấy bất an mà hãy ứng phó một cách thật bình tĩnh trong tình huống này nhé.
Ngược lại khi cảm thấy đó là điều cần lưu ý nhưng bạn lại không thể nghe rõ lời giải thích hay câu hỏi của người phỏng vấn thì đừng lo lắng mà hãy hỏi lại một cách thật thận trọng. Ví dụ như “Xin lỗi anh/chị, sau đoạn ○○○ anh/chị vừa nói tôi vẫn chưa rõ lắm nhưng tôi nghĩ đó là một điều rất quan trọng vì vậy anh/chị có thể lặp lại một lần có được không ạ”.
4. GIỌNG NÓI CAO HƠN MỘT TÔNG SO VỚI BÌNH THƯỜNG
Khi đeo khẩu trang đối phương sẽ chỉ nghe được âm thanh rất nhỏ như bạn đang lẩm bẩm một mình dù bạn đang nói rất bình thường vì vậy hãy cố gắng nói to hơn bình thường. Ngoài ra, giọng nói bị nghẹt và khó nghe do đó bạn cần phải nói to hơn và thử nâng giọng của mình cao hơn một tông so với cách nói thông thường. Điều quan trọng là cử động cả miệng và lưỡi vừa đủ và trình bày câu trả lời thật rõ ràng. Với các con số và từ khóa quan trọng bạn hãy lặp lại nó 2 lần hoặc nhấn mạnh nhiều lần khi kết thúc câu trả lời để tránh gây ra nhầm lẫn cho người nghe. Hay đối với những người có thói quen nói nhanh cần phải chú ý điều chỉnh tốc độ nói chậm hơn bình thường.
Hơn nữa, trước và sau những từ khóa quan trọng hay những ý muốn nhấn mạnh bạn hãy ngừng lại một chút, điều đó sẽ giúp người phỏng vấn dễ dàng hiểu được thông tin bạn muốn truyền đạt. Hãy thử tập luyện nói chuyện có đeo khẩu trang ở nhà sau đó quay video lại để kiểm tra giọng nói có bị nghẹt giọng hay không. Sau đó điều chỉnh lại tông giọng, âm lượng cũng như tốc độ nói phù hợp để bạn có thể an tâm khi tham gia buổi phỏng vấn.
5. SỬ DỤNG HIỆU QUẢ GIAO TIẾP BẰNG MẮT VÀ ĐỘNG TÁC CƠ THỂ
Khi đeo khẩu trang sẽ hạn chế việc đọc thông tin từ khẩu hình và nét mặt vì vậy giao tiếp bằng mắt (eye contact), đảo mắt, động tác cơ thể trở nên quan trọng. Hãy chú ý giữ giao tiếp bằng mắt với người phỏng vấn khi họ giải thích hoặc đặt câu hỏi cho bạn. Hành động nhìn vào mắt đối phương là một điều cơ bản thể hiện cho việc bạn đang lắng nghe và hiểu những gì đối phương đang nói. Hơn nữa, cũng cần làm rõ rằng bạn hiểu bằng cách gật đầu nhẹ trong khi duy trì giao tiếp bằng mắt. Tuy nhiên, bạn cần chú ý rằng vì miệng đã được che bằng khẩu trang và ấn tượng về đôi mắt quá nổi bật nên ngay cả khi bạn nghiêm túc lắng nghe câu hỏi của người phỏng vấn nhưng lại lơ đãng không tập trung hay liếc sang chỗ khác cũng có thể bị người phỏng vấn nhìn thấy.
Mặt khác, hãy lưu ý rằng khi bạn nói bạn vẫn phải nhìn vào mắt người đối diện. Bạn có thể ứng phó tình trạng khó nghe hiểu không chỉ bằng cách điều chỉnh tư thế ngồi mà còn có thể thêm vào những cử chỉ cụ thể bằng ngón tay và cánh tay. Một số ứng viên thường cảm thấy xấu hổ khi giao tiếp bằng mắt vẫn có thể dễ dàng làm điều này vì một nửa khuôn mặt của họ đã bị che bởi khẩu trang. Giao tiếp bằng mắt không chỉ hiệu quả trong các buổi phỏng vấn mà còn đối với các tình huống kinh doanh và giao tiếp vì vậy bạn hãy cố gắng làm quen với cơ hội này nhé.
6. CHỌN LOẠI KHẨU TRANG MÀU TRẮNG
Trong thời kỳ đại dịch Covid-19 khẩu trang mang lại cảm giác an toàn cho người phỏng vấn. Hãy chọn loại khẩu trang màu trắng trơn (hoặc màu xanh nhạt) để có một diện mạo gọn gàng sạch sẽ. Những ấn tượng về màu sắc và hoa văn của khẩu trang có thể ảnh hưởng đến bài phát biểu của bạn và khó chuyển tải nét mặt hơn bình thường nên sẽ khiến cuộc hội thoại không được suôn sẻ như bình thường.
Đối với ứng viên nữ thì khi nhìn vào tổng thể khuôn mặt lúc mang khẩu trang, đối phương sẽ chú ý đến lông mày và mắt trước tiên nên hãy xem xét phần trang điểm của hai bộ phận này. Tốt nhất bạn hãy để lại ấn tượng trông thật chuyên nghiệp và thông minh nhưng không quá căng thẳng với người phỏng vấn.
CÔNG TY TNHH GIÁO DỤC VÀ DỊCH THUẬT IFK
Chuyên cung cấp các dịch vụ sau:
Dịch vụ biên phiên dịch tiếng Nhật, Anh, Việt
Dịch vụ làm CV tiếng Nhật
Dịch vụ tư vấn du học Nhật Bản
Chương trình internship tại Nhật Bản cho trường liên kết
Email: info@translationifk.com
Hotline: 0282.247.7755/ 035.297.7755
Website: https://translationifk.com
Facebook: Dịch Thuật Tiếng Nhật IFK
Bài viết này hữu ích như thế nào?
Nhấp vào một ngôi sao để đánh giá nó!
Đánh giá trung bình 5 / 5. Số phiếu bầu: 261
Không có phiếu bầu nào cho đến nay! Hãy là người đầu tiên đánh giá bài viết này.