5 điều cần biết của thủ tục – chuẩn bị khi nghỉ việc!

Dịch thuật IFK.

Tùy thuộc vào hoàn cảnh mà bạn làm thủ tục nghỉ việc khi quyết định thay đổi công việc, bạn sẽ quyết định rằng liệu bạn có thể duy trì mối quan hệ tin cậy với cơ quan/ đồng nghiệp cũ sau khi bạn thay đổi công việc hay không, hay bạn sẽ để lại một bế tắc khó xử. Cho dù bạn đã tách ra khỏi công ty một lần thì đó vẫn là tài sản quan trọng cho sự nghiệp lâu dài của bạn, vì vậy hãy chú ý tuân thủ những thủ tục nghỉ việc thật chuyên nghiệp để có thể duy trì mối quan hệ tốt đẹp về sau.

Sau đây, chúng tôi sẽ giới thiệu 5 điều cần biết để chuẩn bị thủ tục khi nghỉ việc trong suốt quá trình từ khi ký thư mời làm việc trước khi nghỉ việc cho đến quá trình sau khi nghỉ việc.

1. Thông báo ý định nghỉ việc của bạn với cấp trên (sếp) hiện tại:

Tổ chức một cuộc họp với cấp trên hiện tại của bạn để thông báo ý định nghỉ viêc của bạn. Ngay cả khi bạn gặp khó khăn về tính vật lý khi bạn được chỉ định gặp mặt, thì điện thoại vẫn được ưu tiên hơn là gửi email. Trước cuộc gặp gỡ, hãy xác nhận lại thời hạn nộp thông báo nghỉ việc từ cấp trên của bạn. Hãy chuẩn bị để nói về động cơ nghỉ việc của bạn và chuẩn bị cho những câu hỏi từ sếp của bạn.

2. Hoàn thành công việc cho đến ngày nghỉ làm:

Điều quan trọng nữa là bạn dành thời gian làm việc như thế nào cho đến ngày nghỉ việc. Thảo luận với sếp của bạn về các dự án đang thực hiện, công việc hằng ngày và các nhiệm vụ khác cần chuyển giao. Mấu chốt là bạn phải kết hợp được với người sẽ tiếp quản cũng như các điểm quan trọng của mỗi lần chuyển giao và thời gian cần thiết.

Nếu bạn muốn sử dụng thời gian nghỉ phép không lương của mình để khiến ngày làm việc cuối cùng sớm hơn so với ngày nghỉ việc thì hãy trao đổi với sếp của bạn. Cuộc trao đổi này không chỉ đơn thuần là một y tưởng tích cực về sếp và nơi làm trước của bạn. Dựa theo lộ trình chuyển giao rõ ràng, nếu bạn cho thấy cơ chế làm việc hoàn hảo của mình trước và sau khi nghỉ việc, sếp của bạn sẽ cảm thấy yên tâm và sẽ hỗ trợ bạn cho đến trước ngày làm việc cuối cùng.

3. Làm thế nào để ứng phó với các đề nghị phản hồi:

Chấp nhận một đề nghị phản hồi là một quyết định lớn. Đề nghị phản hồi có giải quyết được các vấn đề đằng sau động cơ nghỉ việc của bản thân không (ví dụ như nội dung công việc, tiền lương, hệ thống đánh giá, v.v.)? Nếu bạn không truyền đạt ý định nghỉ việc của mình, bạn có được đề xuất tăng lương giống như thế không? Công ty có lập kế hoạch phát triển nghề nghiệp của bạn từ quan điểm dài hạn không?

Dịch thuật IFK.

4. Giữ liên lạc sau khi nghỉ việc:

Kết nối mạng lưới công việc là rất quan trọng cho một sự nghiệp thành công. Duy trì mối quan hệ cạnh tranh và giữ liên lạc với sếp cũ và đồng nghiệp cũ sau khi bạn nghỉ việc. Bạn có thể xác nhận những gì đang xảy ra trên mạng xã hội hoặc tạo cơ hội gặp gỡ nhờ tham dự các buổi trao đổi và hội thảo thông tin trong ngành. Trong trường hợp đó, đừng quên những điểm sau đây!

• Giữ giao tiếp với sếp cũ và đồng nghiệp thật “chuyên nghiệp”.

• Không động chạm vào các chủ đề nhạy cảm liên quan đến hoạt động kinh doanh của công ty mới (ví dụ: các kế hoạch chưa được công bố, lời đồn).

• Tránh nhận xét tiêu cực về công ty trước đây hoặc đồng nghiệp cũ của bạn.

5. Bí quyết để đạt hiệu quả tốt ở nơi làm việc mới:

Điều quan trọng là phải chuẩn bị trước khi gia nhập công ty để đạt được thành tích tốt tại nơi làm việc mới. Ngoài việc nghiên cứu chi tiết các kế hoạch kinh doanh và chiến lược trung và dài hạn để hiểu sâu hơn về toàn bộ công ty, bạn cũng nên kiểm tra thông tin mới nhất về các phòng ban và nhóm mà bạn được chỉ định trên các phương tiện truyền thông cũng như tìm hiểu về các sản phẩm và dịch vụ. Vào ngày đầu tiên gia nhập công ty, hãy tham quan văn phòng vào thời gian rảnh rỗi chẳng hạn như giờ nghỉ trưa. Kiểm tra vị trí chỗ ngồi của các phòng ban và đối tác liên quan đến công việc của bạn, và vị trí của các vật dụng văn phòng (các thiết bị). Trả lời “Có” cho các buổi gặp gỡ, chào hỏi và lời mời ăn trưa. Khuyến khích việc bạn có thể thoải mái tham khảo ý kiến ở nơi bạn được phân công hoặc ở một bộ phận, vì vậy hãy cư xử xã giao với những đồng nghiệp mới để bạn có thể làm quen dần với văn hóa doanh nghiệp.

CÔNG TY TNHH GIÁO DỤC VÀ DỊCH THUẬT IFK

Bài viết này hữu ích như thế nào?

Nhấp vào một ngôi sao để đánh giá nó!

Đánh giá trung bình 5 / 5. Số phiếu bầu: 465

Không có phiếu bầu nào cho đến nay! Hãy là người đầu tiên đánh giá bài viết này.