Bạn đã nghe đến cụm từ “tầm nhìn nghề nghiệp” bao giờ chưa? Dù là người mới tốt nghiệp vào công ty hay những người nhân viên đã làm lâu năm thì việc vẽ ra một tầm nhìn nghề nghiệp cũng rất quan trọng.
Ở đây, IFK sẽ tổng hợp lại những cách truyền đạt và phương pháp để bạn có thể hiểu rõ về quan điểm, ý nghĩa cũng như để bạn có thể vẽ ra một tầm nhìn nghề nghiệp đúng đắn. Hãy thử tận dụng cơ hội này để nhìn nhận lại quan điểm sống của bản thân mình nhé.
I. Tầm nhìn nghề nghiệp là gì?
Trước hết bạn phải hiểu thật tường tận ý nghĩa của tầm nhìn nghề nghiệp.
1. Ý nghĩa của tầm nhìn nghề nghiệp là gì?
Tầm nhìn nghề nghiệp chỉ ra những mặt mà bản thân mình muốn trở thành trong cuộc sống và trong công việc. Nó vừa phản ánh quan điểm sống và cách suy nghĩ quan trọng của bản thân, vừa có thể làm bạn hiểu rõ về bản thân hơn bằng cách vẽ ra tầm nhìn nghề nghiệp.
2. Làm rõ ý nghĩa của những từ tương tự liên quan đến tầm nhìn nghề nghiệp (キャリアビジョン)
Có một số cụm từ cũng có liên quan đến từ tầm nhìn nghề nghiệp (キャリアビジョン). Sẽ dễ dàng hiểu được định nghĩa của từ tầm nhìn nghề nghiệp hơn nếu ta làm rõ được sự khác biệt của từ này với những từ mang nghĩa tương tự.
Ví dụ, từ 「キャリアプラン」_ “kế hoạch nghề nghiệp” tức là bạn lập kế hoạch để đạt được mục tiêu mà bạn muốn làm trong công việc đó như thế nào. Ngoài ra còn có từ 「キャリアデザイン」_ “thiết kế nghề nghiệp” nghĩa là sẽ thiết kế nghề nghiệp của bản thân theo kiểu mình muốn.
3. Không mang suy nghĩ rằng công việc là sự nghiệp duy nhất
So với “kế hoạch nghề nghiệp” hay “thiết kế nghề nghiệp” thì “tầm nhìn nghề nghiệp” có thể được định nghĩa là vừa suy nghĩ và vừa vẽ ra con đường tương lai của bản thân, không chỉ về công việc mà còn trong kế hoạch của cuộc sống.
II. Tầm quan trọng của việc vẽ ra tầm nhìn nghề nghiệp
Có những lí do giải thích tại sao tầm nhìn nghề nghiệp lại quan trọng như vậy. Hãy cùng IFK tìm hiểu về cách vẽ ra tầm nhìn nghề nghiệp như thế nào nhé!
1. Lợi ích của việc suy nghĩ về tầm nhìn nghề nghiệp
Để vẽ ra tầm nhìn nghề nghiệp, bạn cần nghĩ về những mục tiêu dài hạn của bản thân mình trong cuộc sống. Vì vậy, nó sẽ là cơ hội để nhìn lại quá khứ và suy nghĩ lại cách bạn muốn xây dựng sự nghiệp của mình trong từng giai đoạn, chẳng hạn như trong “1 năm sau”, “5 năm sau”, hay “10 năm sau”.
Bằng cách hình thành tầm nhìn nghề nghiệp, bạn sẽ có thể làm rõ được mục tiêu của mình và biết được bản thân nên làm những gì cho lý tưởng trong tương lai. Nếu như bạn có những mục tiêu như “Tôi muốn được thăng chức trong công việc tương lai” hoặc “Tôi muốn có môt nơi để ở”, bạn cần phải tích lũy kinh nghiệm và nỗ lực để đạt được những mục tiêu đó.
Ngoài ra, khi bạn vẽ ra tầm nhìn nghề nghiệp trong tương lai bạn sẽ có thể nhìn nhận lại bản thân và biết được những quan điểm sống của cá nhân, chẳng hạn như thông thường bản thân sẽ làm những công việc nào trong vô thức, không suy nghĩ và những việc nào là bạn cố gắng không từ bỏ.
2. Ý nghĩa của việc được hỏi về tầm nhìn nghề nghiệp tại cuộc phỏng vấn
Nếu bạn đang đổi công việc, có thể bạn sẽ được nhà tuyển dụng hỏi về tầm nhìn nghề nghiệp của mình tại buổi phỏng vấn. Một số người có thể sẽ trả lời rằng là “Vì tôi chưa gia nhập vào công ty cho nên tôi chưa thể vẽ ra tầm nhìn nghề nghiệp”. Tuy nhiên, đối với doanh nghiệp đó là một câu hỏi quan trọng để họ có thể xác định được những kiểu người mà họ sẽ làm việc cùng trong tương lai là người như thế nào.
Nếu bạn có thể vẽ ra được tầm nhìn nghề nghiệp chứng tỏ bạn đã vẽ ra được hình ảnh bạn sẽ làm những gì sau khi gia nhập vào công ty. Những nhà tuyển dụng trong buổi phỏng vấn họ có thể kỳ vọng sự năng động của bạn, nếu bạn truyền đạt rõ để họ có thể tưởng tượng ra những hình ảnh cụ thể hơn từ bạn. Ngoài ra, vì nhà tuyển dụng cần phải phân bổ nhân lực theo năng lực của người ứng tuyển, do đó câu hỏi về tầm nhìn nghề nghiệp cũng được hỏi để họ nhìn ra được năng khiếu của bạn.
Trong các buổi phỏng vấn, cũng có nhiều trường hợp không chỉ được hỏi về tầm nhìn nghề nghiệp mà còn được hỏi về nguyện vọng hiện tại của bạn là gì. Trong trường hợp đó, điểm để đánh giá bạn ở đây là tầm nhìn nghề nghiệp và nguyện vọng hiện tại của bạn có nhất quán với nhau hay không.
Nếu bạn không có hành động để đạt được những mục tiêu đề ra thì phía doanh nghiệp sẽ e ngại và nghi ngờ khả năng của bạn. Do đó hãy chú ý nhé!
III. Cách vẽ tầm nhìn nghề nghiệp
Nếu bạn đã hiểu sơ lược về tầm nhìn nghề nghiệp thì hãy cùng bắt đầu chuẩn bị thực hiện thôi!
1. Phân tích bản thân trong quá khứ
Trong thực tế, điều quan trọng đầu tiên để vẽ ra tầm nhìn nghề nghiệp là phân tích bản thân trong quá khứ. Nhìn nhận lại những trải nghiệm trong quá khứ và thử viết lại những điều mình cảm nhận được vào thời điểm đó, qua việc này bạn có thể sẽ nhận ra những bài học kinh nghiệm hoặc quan điểm sống của bản thân.
2. Định nghĩa quan điểm sống của bản thân
Tiếp theo, hãy suy nghĩ về những điều bạn muốn trở thành trong tương lai, dựa trên những quan điểm sống đã được hình thành trong cuộc sống từ trước đến nay của bạn. Trong trường hợp có nhiều quan điểm, hãy cố gắng sắp xếp chúng theo thứ tự ưu tiên theo những gì bạn cảm thấy quan trọng nhất. Làm như vậy sẽ giúp bạn dễ dàng sắp xếp và ưu tiên những điều mà bạn muốn làm.
3. Hãy thử tưởng tượng ra những lý tưởng của bạn trong tương lai.
Khi bạn đã tìm thấy những gì bạn muốn làm, hãy đặt mục tiêu cho tương lai. Bằng cách này bạn sẽ biết rõ tình hình hiện tại của bạn đang như thế nào, có những điều nào quan trọng bạn cần đạt được. Qua việc suy nghĩ về từng giai đoạn một cách cụ thể hơn, bạn sẽ dễ dàng thực hiện được những công việc bạn đề ra và khi bạn truyền đạt lại cho người khác họ cũng sẽ dễ hiểu hơn.
4. Những điểm chính khi tóm tắt tầm nhìn nghề nghiệp
Vì tầm nhìn nghề nghiệp bao gồm cả việc lập kế hoạch cho cuộc sống (cuộc đời) của bạn, nên tốt hơn hết là bạn nên cân nhắc kỹ các sự kiện trong cuộc sống.
Đặc biệt đối với phụ nữ, có những công ty sẽ hỏi về việc kết hôn và sinh con trước khi gia nhập công ty để tránh tình trạng nghỉ việc sớm. Trong trường hợp này, bạn hãy nói rằng bạn ứng tuyển vào công ty sau khi đã cân nhắc, xem xét kỹ về các sự kiện trong đời rồi.
IV. Cách truyền đạt tầm nhìn nghề nghiệp đúng đắn
Khi bạn đã vẽ ra một tầm nhìn nghề nghiệp vững chắc, hãy truyền đạt lại với người khác.
1. Cách trả lời trong cuộc phỏng vấn
Nếu bạn được hỏi về tầm nhìn nghề nghiệp trong cuộc phỏng vấn, thay vì nói dài dòng như một bài văn hay một bài thuyết trình, hãy cố gắng truyền đạt lại ngắn gọn phần kết luận. Sẽ dễ dàng hơn nếu bạn nói “Tôi đang hướng đến mục tiêu trở thành người như thế nào, làm ở đâu và trong bao nhiêu năm”.
2. Không nên đưa ra câu trả lời liên quan đến “sự ổn định” và “tiền lương”
Tầm nhìn nghề nghiệp là cái mà bạn cân nhắc trong kế hoạch cuộc đời của mình, nhưng khi bạn nêu tầm nhìn của mình trong một cuộc phỏng vấn ở công ty, điều quan trọng là bạn phải truyền tải được nội dung liên quan đến công việc mà bạn chọn.
Nếu bạn chọn một công việc mang tính ổn định hoặc thu nhập tăng lên hàng năm, thì khả năng là bạn sẽ phân vân “liệu bản thân có tìm đến công ty khác hay không”. Do đó, hãy chắc chắn rằng bạn vẽ ra một tầm nhìn nghề nghiệp mà có thể hướng đến tương lai của công ty bạn đang phỏng vấn, và nói với họ rằng công ty cũng có những lợi ích khi mình được nhận vào.
V. Tổng kết
Bạn nên vẽ ra tầm nhìn nghề nghiệp đều đặn, không chỉ riêng trường hợp đổi việc. Bởi vì nó rất hữu ích trong công việc hiện tại của bạn bằng việc nhìn nhận lại công việc mà bạn đã làm trước đó như thế nào.
Dù chỉ là tưởng tượng ra những gì mà bạn muốn làm trong tương lai thôi, nhưng nó sẽ thay đổi động lực làm việc của bạn. Vì vậy bạn hãy tự tưởng tượng hình ảnh những con số, hình mẫu cụ thể mình muốn trong tương lai và vẽ ra tầm nhìn nghề nghiệp nhé!
CÔNG TY TNHH GIÁO DỤC VÀ DỊCH THUẬT IFK
Chuyên cung cấp các dịch vụ sau:
Dịch vụ biên phiên dịch tiếng Nhật, Anh, Việt
Dịch vụ làm CV tiếng Nhật
Dịch vụ tư vấn du học Nhật Bản
Chương trình internship tại Nhật Bản cho trường liên kết
Email: info@translationifk.com
Hotline: 0282.247.7755/ 035.297.7755
Website: https://translationifk.com
Facebook: Dịch Thuật Tiếng Nhật IFK
Bài viết này hữu ích như thế nào?
Nhấp vào một ngôi sao để đánh giá nó!
Đánh giá trung bình 5 / 5. Số phiếu bầu: 399
Không có phiếu bầu nào cho đến nay! Hãy là người đầu tiên đánh giá bài viết này.