Nguồn gốc của quy tắc ứng xử là gì? Vì sao quy tắc ứng xử trong kinh doanh là cần thiết khi làm việc trong xã hội? Bạn có nghĩ rằng nếu bạn không tuân thủ những quy tắc ứng xử thì bạn sẽ gặp rắc rối hay cảm thấy xấu hổ hay không? Dưới đây, chúng tôi sẽ giới thiệu về bản chất của quy tắc ứng xử và 3 lý do tại sao quy tắc ứng xử trong kinh doanh trở nên cần thiết.
Nguồn gốc của quy tắc ứng xử
Chúng ta thường nghe những câu như “Tôi không giỏi ứng xử vì tôi là người cứng nhắc”, “Nếu tôi có sự nhầm lẫn trong quy tắc ứng xử, tôi sẽ cảm thấy xấu hổ”, v.v… nhưng bạn có biết nguồn gốc của quy tắc ứng xử là gì không? Chúng tôi nghĩ rằng vẫn có nhiều người nhầm tưởng マナー giống với ルール nên chúng tôi xin đưa ra 2 định nghĩa để mọi người có thể hiểu rõ hơn.
- ルール (trong tiếng Anh là rule) là những quy tắc được quy chuẩn một cách rõ ràng. Nếu không tuân thủ sẽ có quy tắc xử phạt. Ví dụ như luật giao thông, luật bóng đá, v.v…
- マナー (trong tiếng Anh là manner) là những quy tắc ứng xử xuất phát từ cảm xúc tôn trọng đối phương. Là những điều mang tính tuân thủ tự giác vì vậy cho dù không tuân thủ quy tắc ứng xử cũng sẽ không bị xử phạt. Ví dụ như quy tắc ứng xử trong kinh doanh, quy tắc ứng xử trên bàn ăn, v.v…
Nói tóm lại, quy tắc ứng xử trong kinh doanh là sự quan tâm, để ý đến đối phương trong kinh doanh. Đó không chỉ là sự quan tâm với ý nghĩa phòng hờ không muốn làm cho đối phương khó chịu, mà còn bao hàm mong muốn của bản thân người nói đó là: “Tôi muốn xây dựng một mối quan hệ tốt đẹp với bạn.”
Lý do tại sao quy tắc ứng xử trong kinh doanh trở nên cần thiết
Khi làm việc trong xã hội, kiểu gì người ta cũng lấy đề tài quy tắc ứng xử trong kinh doanh ra bàn luận, nhưng bạn có nghĩ tại sao nó lại quan trọng đến như vậy không?
Có ý kiến cho rằng: “Nếu bạn đã thành công trong công việc của mình thì không cần phải lo lắng để biết về quy tắc ứng xử một cách chi tiết”. Nhưng thực tế có phải như vậy không? Dưới đây chúng tôi xin đưa ra 3 lý do tại sao bạn cần coi trọng quy tắc ứng xử trong kinh doanh.
Lý do thứ 1: Xây dựng mối quan hệ tin cậy trong môi trường kinh doanh
Thế giới của kinh doanh được tạo ra từ những người ở nhiều độ tuổi, giới tính, kinh nghiệm và giá trị quan khác nhau. Tuy nhiên có một tiêu chí mà nhiều người có thể có chung đó là “quy tắc ứng xử trong kinh doanh”.
Có nhiều người không biết cách trao đổi danh thiếp, cách ứng xử qua điện thoại hay cách dùng từ của họ kì lạ, v.v… Nhiều người trên thế giới nghĩ rằng bản thân họ sẽ không thể tin tưởng những người như vậy – người mà không trang bị cho bản thân những điều cơ bản của quy tắc ứng xử trong kinh doanh.
Lý do thứ 2: Ảnh hưởng đến hình ảnh của tổ chức
Ví dụ, khi bạn lần đầu tiên đến một công ty nọ và bạn bị lúng túng ở quầy tiếp tân, có một nhân viên đi ngang qua và nhận ra tình trạng của bạn, nhưng chỉ ném cho bạn một cái nhìn thoáng qua, một lời chào hỏi cũng không có. Chẳng phải là lúc đó trong thâm tâm của bạn sẽ cảm thấy khó chịu không chỉ với nhân viên kia mà còn khó chịu với công ty đó: “Ủa gì vậy? Cái công ty này làm sao vậy? Trông thật là tệ!”
Ngược lại, nếu nhân viên đó nhận ra tình trạng của bạn, và ngay lập tức đến chào hỏi bạn với vẻ mặt rạng rỡ và ân cần hỏi “Anh/Chị đã được phục vụ chưa ạ?”. Trong trường hợp nhân viên này chuyển lời giúp bạn chẳng phải bạn sẽ có thiện cảm với công ty hay sao: “Công ty này trông cũng tốt đó chứ”.
Điều này không chỉ áp dụng khi khách đến công ty trực tiếp mà còn áp dụng khi nhận điện thoại và email của khách. Theo quan điểm của khách hàng, “Mỗi nhân viên trả lời là đại diện của tổ chức đó”. Vì vậy, chỉ một nhân viên cũng có thể làm ảnh hưởng đến ấn tượng của cả tổ chức.
Lý do thứ 3: Sự hài lòng của khách hàng (Customer Service)
Sự hài lòng của khách hàng nằm ở hai yếu tố đó là “yếu tố vật chất” và “yếu tố con người”.
“Yếu tố vật chất” chẳng hạn như chất lượng sản phẩm tốt, sự đa dạng sản phẩm hay cửa hàng ở gần ga, v.v… Ngược lại với yếu tố vật chất là “yếu tố con người”. “Yếu tố con người” là những gì con người làm, ví dụ cụ thể như nhân viên có nhiều kiến thức về sản phẩm, tiếp đãi khách hàng với vẻ mặt tươi cười, v.v…
Người ta cho rằng trong thời đại hiện nay, khi mọi thứ đều tràn ngập, đều có thể tìm được trên Internet thì nhiều người sẽ coi trọng “yếu tố con người”. Tất nhiên, yếu tố vật chất vẫn rất quan trọng. Mọi người có những giá trị quan khác nhau và có thể cũng có sự sai khác ít nhiều tuỳ thuộc vào sản phẩm và dịch vụ. Do đó, sẽ có nhiều người muốn mua sản phẩm của “Người” mà họ có thiện cảm, và muốn kinh doanh với “Người” mà họ có thiện cảm.
Tổng kết
Cho dù ngay cả khi bạn đã nắm được quy tắc ứng xử trong kinh doanh thì cũng không chắc chắn rằng bạn sẽ có thể kí hợp đồng, tăng doanh thu hay thăng tiến. Tuy nhiên, nếu bạn không nắm được quy tắc ứng xử trong kinh doanh thì rất có thể bạn sẽ không ký được hợp đồng, tăng doanh thu, hay thăng tiến trong sự nghiệp. (Bạn vẫn có thể làm việc, nhưng với vẻ ngoài lôi thôi, lượm thượm thì bạn không thể nào được tham gia vào các cuộc đàm phán thương mại quan trọng, hay nội dung đề xuất của bạn là tốt nhưng cách dùng từ của bạn không tốt, bạn cũng không được tuyển dụng, v.v…). Vì vậy, bạn hãy thử nhìn lại một lần nữa “quy tắc ứng xử trong kinh doanh” của chính bản thân mình nhé.
CÔNG TY TNHH GIÁO DỤC VÀ DỊCH THUẬT IFK
Chuyên cung cấp các dịch vụ sau:
Dịch vụ biên phiên dịch tiếng Nhật, Anh, Việt
Dịch vụ làm CV tiếng Nhật
Dịch vụ tư vấn du học Nhật Bản
Chương trình internship tại Nhật Bản cho trường liên kết
Email: info@translationifk.com
Hotline: 0282.247.7755/ 035.297.7755
Website: https://translationifk.com
Facebook: Dịch Thuật Tiếng Nhật IFK
Bài viết này hữu ích như thế nào?
Nhấp vào một ngôi sao để đánh giá nó!
Đánh giá trung bình 5 / 5. Số phiếu bầu: 414
Không có phiếu bầu nào cho đến nay! Hãy là người đầu tiên đánh giá bài viết này.