Trong buổi phỏng vấn có nên vừa ghi chú vừa trả lời phỏng vấn hay không? Điều này có ảnh hưởng đến ấn tượng tuyển dụng không?

Ghi chu trong phong van

I. Không nên nhìn ghi chú trong khi trả lời phỏng vấn

– Bạn có thể ghi chú trong khi phỏng vấn, nhưng không nên vừa nhìn nội dung ghi chú đã chuẩn bị trước vừa trả lời phỏng vấn.
Bạn cũng nên mô phỏng lại những gì bạn sẽ nói trong phỏng vấn, kiểm tra giọng nói và ngoại hình của mình trong gương ở nhà .
– Nếu có câu hỏi về dự định tương lai thì bạn có thể mở ghi chú để xem. Tuy nhiên trong trường hợp này, bạn cũng cần hỏi xác nhận lại với người phỏng vấn.
– Bạn nên nhớ các mục như thời gian hay ngày tháng mà bạn khó lòng thay đổi để có thể trả lời mà không cần nhìn đến sổ tay.

II. Những nội dung nên ghi chú lại trong buổi phỏng vấn

Ghi chu trong phong van (2)

1. Điều kiện - Đãi ngộ

– Đối với các nội dung liên quan đến các điều kiện, đãi ngộ sau này chẳng hạn như loại hình hợp đồng tuyển dụng, công việc, lương bổng và chế độ tăng lương… để mai sau “không biết” hoặc “quên” thì đây cũng là một cách hay.
– Bạn không nhất thiết phải ghi chú những mục đã được đăng tải trong phần tuyển dụng, nhưng nếu có bất kỳ thông tin nào lần đầu xuất hiện trong cuộc phỏng vấn, hãy ghi chú nó lại.

2. Quy ước công việc

– Giống với phần điều kiện và đãi ngộ, về quy ước công việc bạn cũng nên ghi chú lại những điểm quan trọng trong nội dung được truyền đạt.
– Đặc biệt trong trường hợp những quy tắc làm việc có khác biệt lớn so với công ty hoặc công việc trước đây đã làm thì đừng quên ghi chú lại bởi đây sẽ là điểm quan trọng quyết định việc công ty nhận bạn vào làm.

3. Quy trình phỏng vấn vòng sau và sau khi được tuyển dụng

– Nên ghi chú những nội dung cần lên lịch, chẳng hạn như thời gian chờ nhận thông báo kết quả hoặc các thủ tục phức tạp, các quy trình sau buổi phỏng vấn hay sau khi được tuyển dụng.
– Ngoài ra, không cần thiết phải ghi chú trong trường hợp nội dung tương tự với các báo cáo mà có thể xác nhận trong các tài liệu trao tay.

III. Những điểm quan trọng và cách ứng xử khi ghi chú trong buổi phỏng vấn

Ghi chu trong phong van (3)

1. Không ghi chú khi người phỏng vấn đang nói

Đừng ghi chú trong khi người phỏng vấn đang nói, mà hãy tập trung lắng nghe thật kỹ. Vì khi bắt đầu ghi chép sẽ phải mất một khoảng thời gian để ghi chú. Trong lúc đó, bạn sẽ không thể tập trung vào câu chuyện, và có thể sẽ bỏ lỡ những nội dung quan trọng khác.
– Sau khi kết thúc cuộc trả lời phỏng vấn, hãy xác nhận lại trước và ghi chú ngắn gọn thông tin để không mất quá nhiều thời gian.

2. Nên ghi chú vào sổ tay

– Nên ghi vào sổ ghi chú chuyên dụng, nhưng bạn cũng có thể ghi vào sổ tay để quản lý thời gian biểu của bạn.
– Nhờ đó, trong suốt cuộc phỏng vấn, bạn có thể quyết định khi nào có thể đi làm, hay ngày phỏng vấn tiếp theo, v…v…
– Khi lấy sổ ra, bạn nên tránh những quyển quá lộng lẫy vì bìa sẽ lộ ra khuyết điểm và khiến người phỏng vấn có ý nghĩ kiểm tra xem có vết xước hoặc vết bẩn đáng chú ý nào không.

3. Nên ghi chú để người phỏng vấn nhận thấy điểm tốt của bạn

– Khi ghi chú, khả năng cao người phỏng vấn sẽ vô tình nhìn đến trang mà bạn đang ghi chú. Vì vậy, đừng viết ra bất cứ điều gì mà người phỏng vấn không nên nhìn thấy, chẳng hạn như đánh giá công ty hoặc ý kiến chủ quan của bạn.
– Lúc ghi chú trong buổi phỏng vấn, hãy cố gắng viết trên một trang trống mới.
– Che lại bằng tay hay ghi chú cẩu thả, hoặc đóng sổ ngay sau khi viết, điều này sẽ tạo ấn tượng rằng bạn không muốn nội dung bị nhìn thấy.

IV. Tóm lại

– Hành động ghi chú trong buổi phỏng vấn về cơ bản thì nên hạn chế. Thế nhưng, nếu sử dụng tốt việc ghi chú thì cũng có thể tạo được ấn tượng tốt. Khi ghi chú thì trước đó tốt nhất bạn nên xác nhận xem rằng liệu sau khi cuộc trả lời phỏng vấn kết thúc, bạn có thể ghi chú lại một cách ngắn gọn hay không.
– Ngoài ra, bạn không nên ghi chú trên điện thoại thông minh hoặc máy tính bảng mà hãy ghi chúng vào sổ tay. Sổ ghi chú mà bạn sử dụng nên chú ý không có bụi bẩn trên bìa và các trang mở ra.
– Đừng viết những cảm xúc hay đánh giá cá nhân trong bản ghi nhớ mà chỉ ghi lại những điểm quan trọng trong nội dung người phỏng vấn đã nói.
– Hãy tìm hiểu về cách ghi chú và cách ứng xử, điều này sẽ giúp ích cho bạn trong các cuộc đàm phán kinh doanh và các cuộc họp sau này.

CÔNG TY TNHH GIÁO DỤC VÀ DỊCH THUẬT IFK

Bài viết này hữu ích như thế nào?

Nhấp vào một ngôi sao để đánh giá nó!

Đánh giá trung bình 5 / 5. Số phiếu bầu: 333

Không có phiếu bầu nào cho đến nay! Hãy là người đầu tiên đánh giá bài viết này.