“Đầu tiên, hãy tự giới thiệu về bản thân bạn” “Cuối cùng, xin mời bạn PR bản thân” .
Theo cách này, tự giới thiệu bản thân và PR bản thân chính là khuôn mẫu cho các cuộc phỏng vấn. Vậy thì, có sự khác biệt nào giữa hai hình thức này không nhỉ? “Cả hai đều có nội dung giống nhau!” – Tôi nghĩ rằng sẽ có nhiều bạn nói như vậy. Thật ra thì, tự giới thiệu bản thân và PR bản thân có những mục đích khác nhau! Nói cách khác, không có chuyện nội dung của chúng giống nhau được! Vì thế lần này tôi sẽ giới thiệu về những điểm quan trọng cần nói trong lúc tự giới thiệu bản thân, cái mà thường bị nhầm lẫn với PR bản thân.
3 điểm mấu chốt của bài viết này bao gồm :
- Sự khác nhau giữa tự giới thiệu bản thân và PR bản thân.
- Nên nói gì trong khi tự giới thiệu bản thân?
- Ví dụ về việc tạo cơ hội giới thiệu bản thân.
Sự khác nhau giữa tự giới thiệu bản thân và PR bản thân
Đầu tiên, chúng ta hãy cùng nhìn qua sự khác nhau giữa tự giới thiệu bản thân và PR bản thân. Mọi người có biết sự khác nhau giữa hai cái này là gì không? Nói một cách đơn giản, tự giới thiệu bản thân là “mở đường”, còn PR bản thân thì là “đào sâu vào vấn đề”. Ở phần giới thiệu bản thân, chúng ta sẽ tự tạo cơ hội mở đường để nói chuyện trong cuộc phỏng vấn và dựa trên đó, chúng ta đi sâu vào câu chuyện ở phần PR bản thân.
Tuy nhiên, nếu bị nhầm lẫn giữa hai cái này, bạn có thể sẽ nói sang phần điểm mạnh và điểm yếu dù đang được yêu cầu tự giới thiệu bản thân. Bởi vì điều này không phù hợp với những gì công ty mong muốn nên sẽ bị xem là không lí giải được ý đồ của câu hỏi.
Nên nói gì trong lúc tự giới thiệu bản thân?
1. Chào hỏi
Tôi nghĩ rằng đây là phần tự giới thiệu bản thân đầu tiên được phát biểu sau khi cuộc phỏng vấn bắt đầu. Do đó, thay vì đột ngột giới thiệu tên, với lời đầu tiên cất ra bạn hãy chào hỏi bằng một giọng điệu vui vẻ! Bằng những cách nói như “Chào buổi sáng”, “Xin chào”, “Rất vui được gặp ngài”,…kèm theo một khuôn mặt tươi cười và thái độ hăng hái, ấn tượng đầu tiên của bạn sẽ trở nên tốt hơn rất nhiều!
2. Trường tốt nghiệp
Đừng quên giới thiệu về tên trường, khoa và ngành mà bạn đã học nhé!
3. Tên
Vì đây là phần tự giới thiệu bản thân nên bắt buộc phải có tên. Để tất cả những người phỏng vấn có thể nhớ được tên bạn, hãy truyền đạt nó một cách rõ ràng. Đối với những người có tên được bắt nguồn từ một cái gì đó, bằng việc kết hợp giải thích về ý nghĩa của nó, bạn có thể để lại ấn tượng sâu đậm hơn!
4. Lời cảm tạ
Lời cảm tạ là để thể hiện lòng biết ơn đối phương vì đã dành ra thời gian cho cuộc phỏng vấn. Mặc dù bên phía công ty vẫn đang bận rộn với các công việc thường ngày nhưng họ vẫn sắp xếp thời gian tuyển dụng.
Việc mà dù chỉ có một câu cảm tạ nhưng so với không có thì ấn tượng bạn để lại cho người phỏng vấn là hoàn toàn khác nhau. Nếu như bạn muốn tạo nên sự khác biệt so với các đối thủ khác thì hãy nhớ đưa ra những lời cảm tạ nhé!
5. Sở thích và năng khiếu
Bằng việc tự giới thiệu bản thân, hãy truyền đạt rằng bạn là một con người như thế nào. Những gì bạn thích, những gì bạn làm hằng ngày,…bất cứ thứ gì cũng được nếu như đó là những thứ có thể thể hiện con người bạn.
6. Những thứ học được ở trường
Dĩ nhiên bổn phận của sinh viên là việc học rồi! Vì vậy, ở phần tự giới thiệu bản thân nhất định phải nói về những gì mà bạn thường học. Bạn thực hiện những cuộc nghiên cứu như thế nào, bạn tham gia những cuộc hội thảo gì,…hãy giải thích chúng một cách ngắn gọn, vắn tắt.
7. Đưa ra những từ khóa làm nền tảng cho PR bản thân
Đến đây, chúng ta sẽ đưa ra những từ khóa liên kết với phần PR bản thân của lát nữa. Bạn chỉ nên nói đại khái về những việc mà sẽ xuất hiện ở phần PR bản thân như là công việc bán thời gian, hội thảo, hoạt động câu lạc bộ,…Nếu như chẳng may giải thích cụ thể ở đây thì bạn cần phải cẩn thận vì nó có thể giống với PR bản thân. Suy cho cùng, hãy chỉ giữ nó lại ở mức độ “mở đường”.
8. Chào tạm biệt
Cuối cùng thì dĩ nhiên là hãy kết thúc bằng một lời chào.
Trên đây là những điều chủ yếu cần nói trong phần tự giới thiệu bản thân. Nó đơn thuần chỉ là những ví dụ, vì vậy bạn không nhất thiết phải nói hệt như trên. Bạn cũng có thể tự điều chỉnh trình tự nói và nội dung của nó.
Hãy nghĩ đến việc “Làm thế nào để có thể thu hút sự chú ý của người phỏng vấn?” đầu tiên.
Ví dụ về việc tạo cơ hội giới thiệu bản thân
Cuối cùng, tôi muốn đưa ra một ví dụ về phần vấn đáp cũng như về phần tự giới thiệu bản thân liên kết với PR bản thân.
“Xin chào. Tôi là Hanako đến từ ngành XX khoa YY của trường ZZ. Cảm ơn ngài vì đã dành thời gian quý báu của mình cho tôi vào hôm nay. Tôi thích chạy bộ, vì vậy tôi luôn bắt đầu một ngày mới bằng việc chạy vận động 30 phút vào mỗi buổi sáng. Tại trường, tôi học về các vấn đề quốc tế mà đặc biệt trọng tâm là giáo dục. Tôi muốn được kiểm chứng thực tế những gì đã nghe được trong các bài giảng nên vào mùa hè năm thứ hai đại học, tôi đã đi phượt một mình trong vòng một tháng. Tôi luôn chạy xung quanh mỗi ngày với phương châm “Bằng mọi giá phải được nhìn thấy tận mắt!”. Hôm nay, tôi muốn được dốc hết sức mình truyền tải lòng nhiệt huyết đến quý công ty! Xin cảm ơn rất nhiều và mong được giúp đỡ”.
Hãy đặc biệt chú trọng đến việc vừa đưa ra những từ khóa làm nền tảng cho PR bản thân vừa truyền đạt cá tính của bạn một cách kĩ càng.
Lời kết
Bạn nghĩ như thế nào? Tôi đã giải thích về sự khác biệt của tự giới thiệu bản thân và PR bản thân, cũng như những điểm cần lưu ý trong khi nói chuyện. Bởi vì tôi nghĩ rằng bạn sẽ có thể tăng thêm nhiều cơ hội để tự giới thiệu bản thân và PR bản thân trong quá trình tìm việc, vì vậy bạn nhất định phải tham khảo và tạo ra điểm thu hút của riêng bạn nhé!
CÔNG TY TNHH GIÁO DỤC VÀ DỊCH THUẬT IFK
Chuyên cung cấp các dịch vụ sau:
Dịch vụ biên phiên dịch tiếng Nhật, Anh, Việt
Dịch vụ làm CV tiếng Nhật
Dịch vụ tư vấn du học Nhật Bản
Chương trình internship tại Nhật Bản cho trường liên kết
Email: info@translationifk.com
Hotline: 0282.247.7755/ 035.297.7755
Website: https://translationifk.com
Facebook: Dịch Thuật Tiếng Nhật IFK
Bài viết này hữu ích như thế nào?
Nhấp vào một ngôi sao để đánh giá nó!
Đánh giá trung bình 5 / 5. Số phiếu bầu: 386
Không có phiếu bầu nào cho đến nay! Hãy là người đầu tiên đánh giá bài viết này.