Phỏng vấn là (thời điểm) nơi mà bạn sẽ trực tiếp PR bản thân, làm nổi bật những kinh nghiệm, năng khiếu của bản thân cho công ty tuyển dụng thấy. Vì vậy, hãy chuẩn bị và nắm (hiểu) rõ về bản thân bạn. Nhiều cuộc phỏng vấn tuyển dụng những người đã có kinh nghiệm thường có thời gian cần thiết là khoảng trên dưới 60 phút. Trong khoảng thời gian này, điểm quan trọng là bạn phải truyền đạt lại cho nhà tuyển dụng những kinh nghiệm, mong muốn, niềm đam mê với công việc đến mức nào. IFK sẽ giới thiệu đến bạn quy trình phỏng vấn và những điểm cần lưu ý khi phỏng vấn để bạn giúp bạn thành công trong buổi phỏng vấn.
I. Quy trình phỏng vấn chung
Nội dung công việc hiện tại, lí do thay đổi công việc và động cơ (lí do) xin việc là những tiêu chí được nhiều công ty đặt câu hỏi. Hãy chuẩn bị, sắp xếp câu trả lời của bạn trước. Vì bạn cần chuẩn bị câu trả lời tùy vào từng công ty, do đó để an tâm bạn nên kiểm tra lại vài lần vào ngày trước khi phỏng vấn.
II. Cấu trúc cơ bản của một buổi phỏng vấn
Quy trình phỏng vấn và các câu hỏi sẽ khác nhau tùy thuộc vào công ty và giai đoạn tuyển chọn. Không phải lúc nào nội dung các câu hỏi đều giống nhau, nhưng nếu bạn hiểu được quy trình cơ bản, nội dung câu hỏi thưởng gặp và những điều cần lưu ý, bạn sẽ không bị bối rối trong ngày phỏng vấn.
Giới thiệu (tự giới thiệu)
Khi bước vào phòng, hãy gõ nhẹ cửa và khi nghe thấy giọng nói “mời vào” thì bạn hãy mở cửa vào trong. Khi đóng cửa hãy nhẹ nhàng đóng lại và nhìn vào người phụ trách phỏng vấn cúi đầu chào lễ phép “Mong được Anh/Chị giúp đỡ”.
Bước vào phỏng là một khoảnh khắc căng thẳng, nhưng bạn hãy cố gắng bình tĩnh lại. Khi đóng cửa, đừng chỉ để tay ra đằng sau và đóng lại, mà hãy quay mặt ra cửa đóng lại sau đó mới quay lại lễ phép cúi chào nhà tuyển dụng. Bạn sẽ được người phụ trách tuyển dụng hướng dẫn cho chỗ ngồi.
Trong khi phỏng vấn hãy giữ thẳng lưng và đặt nhẹ hai tay lên đùi. Ngay sau khi bắt đầu, người ta thường hay bắt đầu bằng những câu hỏi xung quanh cuộc sống của bạn, chẳng hạn như nơi bạn sinh sống, phương tiện đi lại, thời gian đi lại. Tùy vào từng công ty mà bạn có thể được yêu cầu “giới thiệu về bản thân”. Hãy giải tỏa căng thẳng bằng cách giới thiệu sơ lược bản thân.
Nội dung công việc hiện tại
Trong trường hợp hồ sơ của bạn được sàng lọc trước đó, người phụ trách tuyển dụng sẽ xem qua và mang theo đến buổi phỏng vấn. Vì vậy, khi được hỏi về nội dung công việc, thay vì nói dài dòng dư thừa về những nội dung giống như trong sơ yếu lý lịch công việc, thì bạn hãy tập trung vào truyền tải lại những ý “tóm tắt lịch sử quá trình làm việc”, kinh nghiệm/kỹ năng có thể sử dụng trong công việc đang ứng tuyển”.
Về nội dung công việc hiện tại, những điểm bạn nên làm đó là thể hiện cụ thể công việc đó là công việc như thế nào, những thành quả bạn đạt được là bao nhiêu. Sẽ thuyết phục hơn nếu bạn nói cụ thể về những con số, bằng cấp, cách bạn vượt qua khó khăn.
Lý do thay đổi công việc
“Tại sao bạn lại thay đổi công việc?” là một câu hỏi mà các công ty muốn biết nhất. Bằng cách lắng nghe hoàn cảnh (cơ sở) dẫn đến thay đổi công việc, họ sẽ xác định được bạn có suy nghĩ như thế nào về nghề nghiệp của mình. Nếu lí do thay đổi là do môi trường làm việc không thuận lợi cho bạn, hãy kiểm tra lại “khả năng giải quyết vấn đề” như là bạn đưa ra biện pháp khắc phục như thế nào.
Khi truyền đạt lý do thay đổi công việc, nếu trong nội dung chỉ có những lý do bất mãn, nó sẽ để lại ấn tượng bạn là “người nếu gặp sự bất mãn sẽ ngay lập tức bỏ việc”. Tốt nhất bạn nên truyền đạt lại với họ rằng bạn muốn làm ngành nghề gì, công việc gì sau khi gia nhập công ty, bạn chuyển việc nhằm muốn có bước thăng tiến trong công việc.
Động cơ xin việc (lý do ứng tuyển)
Trong lý do ứng tuyển bạn nên truyền tải lại những điều “bạn có động lực gia nhập công ty cao”, sau khi gia nhập công ty, bạn sẽ ứng dụng kinh nghiệm từ trước tới nay và điểm mạnh của bản thân như thế nào”. Nếu bạn không thể đưa ra được hình ảnh về công việc tương lai của mình, bạn cũng có thể suy nghĩ về niềm ước mơ, hứng thú của bạn với công việc. Bạn nên chỉnh sửa, chuẩn bị phần lý do ứng tuyển để lí giải được tại sao bạn lại chọn thử thách công việc này.
Hơn nữa, đối với công việc, bạn cũng có thể đặt mục tiêu cho những gì bạn muốn đạt được và chia chúng thành mục tiêu ngắn hạn và dài hạn. Khi bạn nhận định được chính xác tình hình, bạn sẽ biết được tầm nhìn và kế hoạch trong tương lai.
Ngoài ra, đối với công ty, những câu trả lời áp dụng cho các công ty khác trong cùng ngành chẳng hạn như “bởi vì công ty này có tương lai”, “bởi vì công việc này ổn định” thì nó không thể hiện được mong muốn của bạn. Dựa trên thông tin thu được từ nghiên cứu của công ty, hãy nói về lý do ứng tuyển theo quan điểm riêng của cá nhân bạn. Hơn nữa, nếu động cơ (lý do) của bạn thiên về sự đãi ngộ của công ty, chẳng hạn như “phúc lợi hấp dẫn”, “có nhiều kỳ nghỉ”, bạn có thể sẽ bị nghi ngờ về động lực của mình. Vì vậy bạn nên cẩn thận trong cách truyền đạt lại động lực ứng tuyển.
Làm rõ nội dung tuyển dụng
Người phụ trách tuyển dụng sẽ giải thích và xác nhận cơ cấu tổ chức, hoàn cảnh tuyển dụng và nội dung công việc muốn giao phó cho bạn. Hãy xác nhận chắc chắn rằng không có sự sai sót nào trong công việc bạn nhận ở đây. Trong buổi phỏng vấn, vì bạn sẽ có thời gian để giải đáp thắc mắc, nên nếu bạn có bất kỳ câu hỏi nào về phần giải thích, đừng quên ghi chú lại.
Ngoài ra, nếu công ty tổ chức tuyển dụng ở nhiều cơ sở cũng có trường hợp đồng thời tiến hành xác nhận các điều khoản, như là vừa làm rõ nội dung tuyển dụng, đồng thời cũng xác nhận lại nơi làm việc theo nguyện vọng của mỗi người.
Xác nhận lại các điều khoản
Công ty sẽ xác nhận lại các điều khoản tuyển dụng. Ví dụ như thời gian làm việc bao gồm tăng ca, làm việc trong ngày nghỉ, tiền lương, đãi ngộ như tiền thưởng và các khoản phụ cấp khác nhau, vị trí làm việc mong muốn… Nếu bạn không kiểm tra kỹ các điều khoản tuyển dụng, bạn có thể sẽ không hài lòng và gặp khó khăn khi nói “tôi không hay biết điều này” sau khi gia nhập công ty. Nếu bạn có bất kỳ mối bận tâm nào, hãy xác nhận lại với công ty.
Ngoài ra, tiền lương là một mục quan trọng có thể ảnh hưởng đến quá trình chọn việc. Tiền lương rất quan trọng đối với công việc, nhưng nếu trong quá trình phỏng vấn chỉ ưu tiên các khía cạnh tài chính, bạn sẽ không để lại ấn tượng tốt. Về cơ bản, bạn nên đợi số tiền lương mà công ty đưa ra trước khi nói ra mong muốn của bản thân.
Nếu công ty đưa ra mức lương thấp hơn mong muốn của bạn, hãy hỏi họ tại sao như vậy thay vì nói ngay mức lương bạn muốn. Điều này là do một số công ty có bảng lương rõ ràng, ngay cả khi ứng viên được đánh giá cao cũng rất khó đưa ra mức lương vượt quá. Sau khi kiểm tra (xác nhận) bối cảnh, nếu có số tiền lương mà bạn mong muốn, hãy truyền đạt lại cho người phụ trach biết.
Câu hỏi từ người ứng tuyển (giải đáp thăc mắc)
Đặt những câu hỏi mà bạn không hiểu hoặc lo lắng trong cuộc phỏng vấn. Nếu bạn mở rộng (làm phong phú) hình ảnh của mình sau khi gia nhập công ty, bạn sẽ dễ dàng đặt những câu hỏi cụ thể về công việc của mình hơn. Nếu bạn không đặt câu hỏi, bạn có thể sẽ bị nghi ngờ về sự sẵn sàng gia nhập công ty. Hãy hỏi về nội dung công việc, môi trường làm việc, chính sách kinh doanh cho đến khi bạn nhận được câu trả lời thuyết phục.
Ngoài ra, về kết quả phỏng vấn, bạn có thể xác nhận với họ “khi nào có kết quả”, “nhận dưới hình thức nào”, và “quy trình tuyển dụng từ nay về sau” chẳng hạn như số lượng cuộc phỏng vấn, bạn có thể lập kế hoạch cho các hoạt động thay đổi công việc đó dễ dàng hơn. Tốt hơn hết bạn nên hỏi có buổi trao đổi về các điều khoản hay không.
Rời khỏi phòng
Rời khỏi phòng là khi bạn kết thúc cuộc phỏng vấn. Sau phần hỏi đáp, bạn sẽ đứng lên bên cạnh ghê và lễ phép cúi chào. Trong trường hợp đó, hãy nói câu “cảm ơn Anh/Chị rất nhiều”. Khi đến cửa, cúi chào và đóng cửa lại. Hãy đóng cửa nhẹ nhàng, cẩn thận cho đến khi bạn ra ngoài.
Trong một số trường hợp, người phụ trách tuyển dụng sẽ mở cửa và đưa bạn đến lối ra hoặc cửa thang máy. Hãy chú ý đến hành động của người phụ trách, cố gắng làm phù hợp với quy trình.
Khi bạn muốn cảm ơn về buổi phỏng vấn thì sao?
Khi cuộc phỏng vấn kết thúc, bạn chỉ cần đợi kết quả, nhưng nếu bạn muốn cảm ơn công ty đã cho bạn cơ hội phỏng vấn thì bạn có thể gửi thư hoặc email để cảm ơn. Ngay cả khi bạn quên hỏi về kết quả tuyển dụng và quy trình phỏng vấn trong tương lai, bạn cũng có thể xác nhận lại với họ khi bạn gửi thư cảm ơn.
Ngoài ra, việc bạn có cảm ơn hay không cũng không ảnh hưởng trực tiếp đến việc bạn trúng tuyển hay không. Tuy vậy, nếu bạn muốn gửi thư cảm ơn, hãy gửi ngay sau buổi phỏng vấn.
CÔNG TY TNHH GIÁO DỤC VÀ DỊCH THUẬT IFK
Chuyên cung cấp các dịch vụ sau:
Dịch vụ biên phiên dịch tiếng Nhật, Anh, Việt
Dịch vụ làm CV tiếng Nhật
Dịch vụ tư vấn du học Nhật Bản
Chương trình internship tại Nhật Bản cho trường liên kết
Email: info@translationifk.com
Hotline: 0282.247.7755/ 035.297.7755
Website: https://translationifk.com
Facebook: Dịch Thuật Tiếng Nhật IFK
Bài viết này hữu ích như thế nào?
Nhấp vào một ngôi sao để đánh giá nó!
Đánh giá trung bình 5 / 5. Số phiếu bầu: 252
Không có phiếu bầu nào cho đến nay! Hãy là người đầu tiên đánh giá bài viết này.