Có một câu hỏi từ người phỏng vấn “Cuối cùng, có điều gì bạn muốn hỏi hay không”. Lấy lý do rằng bản thân được hỏi “Còn điều gì muốn hỏi không?” thì không có nghĩa là “hỏi gì cũng được”. Chỉ với một câu hỏi ngược không nên hỏi thôi cũng dẫn đến kết quả đang tiếc cho bạn đấy. Sau đây, Công ty Giáo dục và dịch thuật IFK sẽ giới thiệu những ví dụ về câu hỏi ngược và cách đặt câu hỏi ngược để “ghi thêm điểm” cho bản thân nhé!
Kiểu 1: Câu hỏi ngược “thất bại” vì thiếu sự chuẩn bị
Nếu chưa xem qua trang web chính thức của công ty mà bạn muốn làm việc thì những câu hỏi liên quan của bạn sẽ không có giá trị thảo luận.
Tuyệt đối phải tìm hiểu trước về công ty mà bạn nộp đơn phỏng vấn! Việc đặt một câu hỏi ngược về những vấn đề bạn có thể tìm được câu trả lời từ trang web hay thông tin tuyển dụng của công ty thì chẳng khác nào bạn đang nói “Tôi chưa chuẩn bị gì cả”.
Những câu hỏi không được hỏi ngược lại
- Sứ mệnh của công ty này là gì ạ?
- Công ty đang cung cấp loại sản phẩm nào ạ?
- Đối tác kinh doanh chính của công ty anh là công ty thế nào ạ?
- Em có thể được biết về doanh thu của công ty mình không ạ?
- Công ty mình mạnh bên mảng nào ạ?
✅ Hãy đọc kỹ như thể bạn phải thuộc lòng website của công ty bạn muốn làm việc cũng như thông tin tuyển dụng trước khi tham gia buổi phỏng vấn.
Tăng “lực” cho câu hỏi ngược
Ngoài công ty bạn muốn làm việc, hãy xem qua những website của các công ty đối thủ!
Nếu bạn không chỉ tìm hiểu trước về trang web của công ty bạn muốn làm việc mà còn về thông tin của các doanh nghiệp là đối thủ cạnh tranh, thì bạn có thể đặt một câu hỏi “sâu sắc” như: “Công ty A và Công ty B cũng bán các sản phẩm có chức năng và giá cả tương tự, vậy các anh/chị đã phải nỗ lực như thế nào để khách hàng chọn sản phẩm của quý công ty ạ?”. Bạn không chỉ thể hiện rằng bản thân đã nghiên cứu tỉ mỉ từ trước mà còn có thể truyền đạt mong muốn gia nhập công ty đến người phỏng vấn.
Kiểu 2: Nên tránh kiểu câu hỏi ngược thể hiện sự tự ti của bản thân
Bạn sẽ bị nghi ngờ về sự nhiệt tình với những câu như “Tôi muốn có thêm kinh nghiệm” hoặc “Sẽ không có gì khó khăn phải không?”
Những câu hỏi ngược đem lại cảm giác như bạn đang phụ thuộc vào công ty cũng nên tránh! Công ty là một tổ chức nhằm tạo ra lợi nhuận trong kinh doanh, nên họ sẽ không mong một nhân lực với cách suy nghĩ “tập sự”. Ngoài ra, những lời lẽ và bộ dạng có vẻ thiếu tự tin là điều không tốt khi bạn là một người đi làm công sở.
Ví dụ về những câu hỏi ngược không được hỏi
- Đây có phải là môi trường thuận lợi để học hỏi không ạ?
- Đây có phải là môi trường giúp nâng cao năng lực bản thân không ạ?
- Khi gia nhập công ty, em sẽ nhận được sự đào tào như thế nào ạ?
- Nếu em không thể hoàn thành hết chỉ tiêu thì chuyện gì sẽ xảy ra ạ?
- Em có thể tạo ra thành tích dù em đổi từ ngành khác không ạ?
- Nếu em học việc từ khi gia nhập công ty thì có được không ạ?
✅ Việc bạn được mời đến phỏng vấn là vì công ty cho rằng bạn “xứng đáng để gặp gỡ”. Hãy nhìn vào mắt người phỏng vấn và cho họ thấy sự tích cực của bản thân.
Tăng “lực” cho câu hỏi ngược
Hãy tóm tắt những gì bạn có thể làm và những kinh nghiệm mà bạn có thể áp dụng cho công ty!
Điều mà các công ty muốn biết giữa buổi phỏng vấn là những gì bạn đã làm và những gì bạn có thể làm. Nếu bạn tóm tắt lại những nỗ lực trong công việc trước đây của bạn, những điều bạn đã học được và những điều bạn có thể áp dụng trong công ty/ngành nghiệp mà bạn đang muốn thử sức, bạn có thể đặt một câu hỏi ngược như: “Trong công việc trước đây, em đã nhận được chứng chỉ ~ sau khi gia nhập công ty đó, không biết quý công ty có hỗ trợ bằng cấp hay đào tạo để nâng cao trình độ cho những người thiếu kinh nghiệm không ạ?”. Hãy đặt những câu hỏi tập trung vào những điều bạn có thể đóng góp và thực hiện ngay bây giờ cho công ty.
Kiểu 3: Nên tránh kiểu câu hỏi ngược cho thấy bạn không cảm thấy hứng thú với công việc
Các câu hỏi về tiền lương, ngày nghỉ/kỳ nghỉ và an sinh phúc lợi cũng có thể bị xem là ít quan tâm đến công việc.
Các chế độ đãi ngộ như lương, nghỉ lễ, nghỉ phép là những điều rất quan trọng khi lựa chọn một công việc. Tuy nhiên, nếu bạn chỉ hỏi câu hỏi như thế thôi thì người phỏng vấn có thể có ấn tượng không tốt như: “Không biết có phải bạn này ít quan tâm đến công việc hoặc công ty không nhỉ?”. Ngoài ra, nếu bạn đặt câu hỏi ngược về các đãi ngộ đã được ghi trong thông tin tuyển dụng thì có khả năng ấn tượng ấy sẽ bị đánh giá thấp hơn: “Bạn này không kiểm tra gì sao?”.
Ví dụ về những câu hỏi ngược không được hỏi
- Thu nhập trung bình trong một năm khoảng bao nhiêu ạ?
- Sẽ nhận được khoảng bao nhiên tiền lương, tiền trợ cấp ạ?
- Thành tích nào sẽ được nhận thêm tiền thưởng ạ?
- Có làm tăng ca không ạ?
- An sinh phúc lợi là những điều như thế nào ạ?
- Có chuyển công tác không ạ?
- Vào các ngày lễ hàng năm, có bao nhiêu ngày được nghỉ ạ?
✅ Đừng, hoặc hạn chế hỏi về tiền lương, ngày nghỉ, hay các chế độ đãi ngộ.
Tăng “lực” cho câu hỏi ngược
Khi bạn muốn đặt câu hỏi liên quan đến các chế độ đãi ngộ, hãy đưa ra ví dụ về những thành tích trong công việc trước đây của bạn!
Trường hợp bạn chưa đọc kỹ thông tin tuyển dụng và bạn thực sự muốn hỏi vài điều, có lẽ cách tốt nhất cho bạn là tìm kiếm câu trả lời bằng câu hỏi ngược trong khi tiếp tục cho thấy những thành tích của bạn cho đến thời điểm hiện tại. Hãy thử đặt câu hỏi kiểu: “Trong công việc trước đây, trung bình mỗi tháng em làm thêm khoảng 30 giờ và vào những mùa cao điểm là khoảng 40 giờ. Trong thông tin tuyển dụng em thấy thấy mục “có tăng ca”, em có thể biết ở quý công ty thì thời gian tăng ca trung bình mỗi tháng và vào những mùa cao điểm là bao nhiêu giờ không ạ?”. Khi vô tình truyền đạt rằng “Chỉ với bằng đó thông tin tuyển dụng thì tôi không thể hiểu cặn kẽ“, bạn có thể cho thấy thái độ đáp ứng linh hoạt các điều kiện công việc được yêu cầu. Ngay cả như vậy, việc suốt cả buổi bạn chỉ hỏi các câu về tiền lương, ngày nghỉ, chế độ đãi ngộ như thế thì vẫn phải lưu ý rằng những điều đó cũng không để lại ấn tượng tốt cho người phỏng vấn.
Cơ hội đến từ "Có câu hỏi nào không?"
PR bản thân bằng một câu hỏi ngược lại
Cơ hội thể hiện bản thân với “Bạn có câu hỏi nào không?” tại buổi phỏng vấn
Thật lãng phí nếu chỉ nói về những điều nên tránh!
Sau đây là hai mẫu câu hỏi ngược mà IFK gợi ý, hi vọng sẽ giúp bạn lấy được cảm tình của người phỏng vấn.
Câu hỏi ngược cho thấy sự quyết tâm của bạn
Ví dụ:
- Anh/chị mất bao lâu và anh/chị thực hiện những bước như thế nào để bắt đầu thực hành nghề nghiệp ạ?
- Để thay đổi công việc từ một ngành khác, anh/ chị đã học tập như thế nào ạ?
- Em đã tích lũy được kinh nghiệm OO trong công việc trước đây và em nghĩ nó rất hữu ích, nhưng nếu em có thiếu kinh nghiệm hay kỹ năng nào thì (kính) mong anh/ chị chỉ dẫn thêm cho em ạ!
- Bằng kinh nghiệm đó giờ của mình, em có thể lý giải được quy trình của việc OO, nhưng em có thể hỏi anh/chị chi tiết về quy trình làm việc sau đó được không?
Điều này thật tốt!
Là thời điểm người tuyển dụng có thể nhìn thấy sự sẵn sàng tiếp thu những gì còn thiếu của bạn ở công ty mới thay vì những cách diễn đạt trừu tượng như: “Em sẽ cố gắng hết sức” hay “Em sẽ nỗ lực
Câu hỏi ngược cho thấy trách nhiệm và sự hợp tác của bạn
Ví dụ
- Công việc trước đây là công việc mà em không thể làm được nếu không có sự hỗ trợ của các bạn cùng cơ quan. Vì vậy, em luôn cố gắng tích cực giao tiếp trong công ty và cố gắng tạo ra bầu không khí thân thiện, không biết bầu không khí của quý công ty như thế nào ạ?
- Từ trước đến giờ, vì để làm gương cho các hậu bối nên tôi không bao giờ đi làm muộn và luôn vui vẻ chào hỏi mọi người. Không biết quý công ty có yêu cầu gì khác không ạ?
Điều này thật tốt!
Đặt câu hỏi ngược cho những yêu cầu được đưa ra bởi công ty bằng cách đưa ra ví dụ từ những nỗ lực của bạn trong công việc trước đây. Đây là một ví dụ về câu hỏi ngược OK cho phép bạn biết những gì mà công ty yêu cầu trong khi vẫn cho thấy được tinh thần trách nhiệm và sự hợp tác mà công ty coi trọng. Tuy nhiên, hãy cẩn thận đừng tự hào về nó.
Bài viết này hữu ích như thế nào?
Nhấp vào một ngôi sao để đánh giá nó!
Đánh giá trung bình 4.5 / 5. Số phiếu bầu: 409
Không có phiếu bầu nào cho đến nay! Hãy là người đầu tiên đánh giá bài viết này.