Những điều cần chuẩn bị trước và nắm chắc cho buổi phỏng vấn xin việc.

Trong một cuôc phỏng vấn nếu bạn đã thành công vượt qua vòng tuyển chọn hồ sơ thì có nghĩa bạn đã được nhận vào công ty. Không giống như sơ yếu lý lịch và đơn xin việc chỉ ghi trên giấy, và mọi người vẫn thường hay nghĩ rằng các cuộc phỏng vấn trực tiếp không yêu cầu bất kỳ sự chuẩn bị đặc biệt nào. Trên thực tế, trong một cuộc phỏng vấn bạn cần trả lời những câu hỏi của nhà tuyển dụng ngay tại chỗ, đó cũng là một cách tạo ấn tượng chứng minh bạn là người có sự chuẩn bị trước khi phỏng vấn.

Vì vậy, lần này IFK sẽ giải thích cho bạn về những điều cần chuẩn bị trước khi phỏng vấn bằng cách chia thành 3 tình huống “nghiên cứu ngành nghề, công ty, phân tích bản thân”, “câu trả lời cho những câu hỏi thường gặp khi phỏng vấn”, “trước ngày phỏng vấn”.

Nhung dieu can chuan bi va nam chac cho buoi phong van xin viec

I. Điều quan trọng là phải chuẩn bị trước khi phỏng vấn! Cụ thể nên làm những điều gì?

Mặc dù nói việc chuẩn bị rất quan trọng trước khi phỏng vấn, nhưng có nhiều người vẫn không biết chính xác là mình nên làm những gì. Ở đây, chúng tôi sẽ giới thiệu hai cách chuẩn bị tiêu biểu nhất cho bạn.

1. Tiến hành nghiên cứu ngành nghề và công ty ứng tuyển

Để tự tin trả lời những câu hỏi như “tại sao bạn lại chọn công ty chúng tôi?”, “tại sao bạn lại không chọn những công ty khác?”, “công ty chúng tôi có những điểm mạnh và những điểm yếu nào?”, thì bạn cần phải biết những thông tin liên quan đến công ty hoặc ngành nghề đó. Vì vậy, việc nghiên cứu ngành nghề và công ty là một điều rất cần thiết.

Về nội dung kinh doanh của công ty đương nhiên bạn phải nắm thật sâu bằng cách tìm hiểu vị trí của công ty trong ngành và so sánh với công ty khác. Điều đó cũng làm cho động cơ xin việc của bạn có sức thuyết phục hơn.

2. Tiến hành phân tích bản thân

Trong buổi phỏng vấn, bạn có thể sẽ được nhà tuyển dụng hỏi những câu hỏi chuyên sâu để họ khám phá, tìm hiểu về quan điểm sống của bạn. Để ứng phó với những câu hỏi như vậy, bạn cần phải tự phân tích bản thân.

Nếu bạn có thể tự phân tích bản thân và phân loại điểm mạnh, điểm yếu, đặc điểm tính cách, quan điểm sống của bản thân bạn cũng sẽ có lợi thế là có thể làm rõ “bạn có thể đóng góp như thế nào cho công ty” một cách dễ hiểu và thuyết phục.

3. Điều quan trọng là phải nghiên cứu ngành nghề, nghiên cứu công ty và tự phân tích bản thân càng sớm càng tốt.

Những điều quan trọng như nghiên cứu ngành nghề, nghiên cứu công ty và phân tích bản thân được đề cập ở trên là những điều không thể làm trong vòng một ngày là được. Bạn có thể tìm hiểu sâu hơn những nội dung sao cho tương ứng với thời gian mà bạn bỏ ra. Nếu bạn muốn nâng cao mức độ hoàn thiện của việc nghiên cứu ngành nghề, nghiên cứu công ty và phân tích bản thân, tốt hơn hết bạn nên làm việc đó trước hoặc ngay khi chính thức bắt đầu công việc.

Tất cả những điều này đều hữu ích trong việc viết lý do ứng tuyển và trở thành một tài liệu dùng để làm cơ sở xây dựng tiêu chí lựa chọn công ty tiếp nhận (ứng tuyển). Nếu bạn có thể làm điều đó càng sớm càng tốt thì bạn sẽ không bị bối rối trước khi phỏng vấn.

II. Những câu hỏi nào thường gặp, và những câu trả lời nào bạn muốn chuẩn bị trước khi phỏng vấn?

Thật khó để có thể dự đoán được chính xác những gì được hỏi trong một cuộc phỏng vấn, nhưng vẫn có những câu hỏi thường hay gặp mà người ta gọi là “câu hỏi tiêu chuẩn”. Nếu bạn hiểu rõ và chuẩn bị cho những câu hỏi đó bạn sẽ có nhiều thời gian chuẩn bị hơn cho buổi phỏng vấn, vì vậy hãy kiểm tra lại một cách cẩn thận. Dưới đây chúng tôi sẽ giới thiệu đến bạn 3 câu hỏi thường gặp.

Nhung cau hoi nao thuong gap, nhung cau tra loi nao ban muon chuan bi khi phong van

1. Động cơ xin việc (lý do ứng tuyển)

Đây là một câu hỏi mà chắc chắn bạn sẽ thường hay được hỏi. Vì nhiều công ty thường hay muốn tuyển dụng những nhân viên nhiệt tình, đam mê với công việc, do đó câu hỏi này đánh giá mức độ nghiêm túc của công ty. Hãy trả lời và làm rõ phần “bạn không thuộc (làm việc cho) công ty đối thủ”.

Ví dụ về động cơ xin việc

Lý do mà tôi muốn ứng tuyển vào quý công ty là vì tôi nghĩ trong tương lai các công ty Nhật Bản cần mở rộng thị trường ra nước ngoài. Trong số những công ty của Nhật Bản có nhiều công ty không những không mở rộng ra nước ngoài mà còn bị phá sản. Những công ty vừa và nhỏ luôn tự hào về năng lực kỹ thuật của mình cũng bị phá sản, điều này là một tổn thất lớn cho nền kinh tế Nhật Bản, do đó tôi muốn ứng tuyển vào công ty để “cầu nối với công ty nước ngoài” trở thành phương châm của quý công ty.

Công ty có số lượng thị trường nước ngoài lớn nhất trong ngành tư vấn. Vì vậy, tôi đã nộp đơn ứng tuyển vì tôi nghĩ rằng quý công ty sẽ có thể cung cấp nhiều dịch vụ phù hợp với khách hàng hơn.

2. PR bản thân

Câu hỏi này là để nhìn rõ được người ứng tuyển có tố chất và tính cách như thế nào, có phù hợp với người mà họ muốn nhận hay không. Sẽ rất tốt nếu bạn có câu trả lời có những trải nghiệm trong những công việc bạn làm từ trước đến giờ.

Ví dụ về PR bản thân

Điểm mạnh của tôi là có thể hành động theo kế hoạch đã lập ra.

Tôi đã làm giáo viên dạy thêm trong 4 năm học đại học. Vào thời điểm đó, để cải thiện điểm số của học sinh, tôi đã tính toán từ những mục tiêu cuối cùng và đưa ra những cái cần phải học. Vì tiến độ và mục tiêu cuối sẽ khác nhau tùy thuộc vào mỗi cá nhân học sinh, do đó các kế hoạch dạy học cũng khác nhau. Qua điều đó cảm thấy tự hào, trải nghiệm đó giống với thái độ của quý công ty khi tư vấn cho khách hàng-doanh nghiệp vừa và nhỏ.

Tận dụng kinh nghiệm này, tôi muốn đóng góp cho quý công ty bằng cách tìm kiếm và theo đuổi các dịch vụ làm hài lòng khách hàng.

 

3. Điều tôi tập trung vào khi còn là sinh viên

Tương tự như PR bản thân,  nhưng đây là câu hỏi để xem những việc mà bạn nỗ lực là gì. Bạn hãy trả lời cụ thể những khó khăn, vấn đề nào bạn gặp phải và cách bạn khắc phục, giải quyết nó như thế nào. Nếu bạn có thể hình dung được những công việc sẽ làm sau khi gia nhập công ty thì đó sẽ là một thành công.

Ví dụ về những gì tôi tập trung vào khi còn là sinh viên

Điều mà tôi tập trung vào khi còn là sinh viên là chơi tennis, tôi đã nỗ lực tham gia vào các hoạt động câu lạc bộ.

Tôi tập luyện chơi tennis vào mỗi buổi sáng và tối bởi vì nó không chỉ rèn luyện về mặt thể chất mà còn cả về mặt tinh thần. Ở nội dung đánh đôi, lúc đầu tôi chỉ tập trung vào chơi một mình và đã thua liên tục vì tôi không phối hợp đánh với người cộng sự của mình. Lúc đầu tôi nghĩ chỉ cần giỏi về mặt kỹ thuật thì không có vấn đề gì cả, nhưng đó lại là nguyên nhân khiến tôi thua liên tục.

“Trong đánh đôi, mối quan hệ giữa người cộng tác với nhau rất quan trọng, nếu bạn không có mối quan hệ tốt với cộng sự của mình thì bạn không thể giành chiến thắng.” Tôi đã tập luyện với mục tiêu và có thể giành được vị trí thứ hai trong trận đấu cuối cùng. Qua đó tôi đã học được tầm quan trọng của việc hướng đến mục tiêu và làm việc với đồng nghiệp, cộng sự.

4. Câu hỏi ngược

Một số công ty có thể hỏi ngược lại bạn “Bạn có câu hỏi nào dành cho chúng tôi không?” Đây cũng là câu hỏi đánh giá sự nhiệt tình và nghiêm túc khi bạn gia nhập công ty. Thay vì đặt những câu hỏi nông cạn mà bạn thường thấy trên những trang mạng, thì bạn nên hỏi những câu trong phạm vi của một buổi phỏng vấn và những gì bạn có thể làm sau khi gia nhập công ty.

Ví dụ về câu hỏi ngược

  • Những người gia nhập công ty vào năm ngoái đang làm công việc gì?
  • Nếu được nhận vào công ty, tôi đang nghĩ đến việc học các kỹ năng về máy tính và tiếng Anh cơ bản. Vậy còn có điều gì khác tôi nên học nữa không?

III. Chuẩn bị những công việc muốn làm trước ngày phỏng vấn

Nếu bạn đã làm hết tất cả những điều trên thì sau đây sẽ là những điều cần chuẩn bị trước ngày phỏng vấn. Dưới đây sẽ là 3 điều bạn nên làm vào ngày trước khi phỏng vấn.

Chuan bi nhung cong viec muon lam truoc ngay phong van

1. Kiểm tra đồ đạc của bạn

Ngay cả khi bạn có thể có một cuộc phỏng vấn hoàn hảo thì nó vẫn sẽ bị phá hủy nếu bạn quên mất một vài thứ (chẳng hạn như quên những giấy tờ quan trọng). Do đó trước khi trời khỏi nhà hãy chắc chắn là bạn đã có đầy đủ đồ đạc nhé.

2. Tìm hiểu trước đường đi đến điểm phỏng vấn

Khi bạn đến nơi phỏng vấn lần đầu tiên, hãy nhớ kiểm tra thời gian xe bus chạy và tuyến đường mình sẽ đi. Để cảm thấy an tâm hơn bạn nên tìm hiểu hết những điều trên vào ngày trước khi phỏng vấn. Bạn nên lên lịch trước để có thể đến trước buổi hẹn 30 phút.

3. Xem lại sổ tay tóm tắt về nghiên cứu ngành nghề, nghiên cứu công ty

Khi hoạt động tìm kiếm việc làm trở nên cao điểm, trong các buổi phỏng vấn mỗi ngày hoặc trong các buổi thuyết trình bạn cũng sẽ bị quên một vài nội dung cho dù bạn đã tiến hành nghiên cứu ngành nghề và nghiên cứu công ty. Để nhớ lại hãy xem qua sổ tay tóm tắt về nghiên cứu ngành, công ty mà bạn đã tìm hiểu một lần nữa. Khi bạn tóm tắt sổ tay một cách dễ hiểu bạn sẽ có thể rút ngắn thời gian chuẩn bị.

CÔNG TY TNHH GIÁO DỤC VÀ DỊCH THUẬT IFK

Bài viết này hữu ích như thế nào?

Nhấp vào một ngôi sao để đánh giá nó!

Đánh giá trung bình 5 / 5. Số phiếu bầu: 933

Không có phiếu bầu nào cho đến nay! Hãy là người đầu tiên đánh giá bài viết này.