Giữa độ tuổi 20 và 30, độ tuổi nào sẽ dễ dàng để thay đổi công việc đây? Chắc hẳn sẽ có nhiều người trả lời là “độ tuổi 20” đúng không?
Đúng là những người ở độ tuổi 20 nếu đã tích lũy được nhiều kinh nghiệm làm việc và không quá gắn kết với một công ty, thì đó là thế hệ mà các công ty doanh nghiệp muốn tuyển dụng bởi vì họ cho rằng những người như thế vẫn sẽ có nhiều không gian để phát triển.
Tuy nhiên, dù có là như thế thì điều quan trọng là không được chủ quan. Bạn nghĩ rằng “Chuyện gì tôi cũng có thể xoay sở được” hay bạn xem thường, đánh giá thấp lời khuyên ở trên thì cho dù có là độ tuổi 20, bạn vẫn sẽ có khả năng vấp ngã khi thay đổi công việc mà thôi.
Chính vì thế, ở bài viết này sẽ đưa ra các lý do và giới thiệu 7 cách giải quyết cho nỗi sợ “Tôi sẽ thất bại nếu thay đổi làm việc ở độ tuổi 20”.
1. Những thất bại nào sẽ xảy ra khi thay đổi việc làm?
Nếu nói về những thất bại khi thay đổi công việc, thì trước tiên phải nói đến:
- Không được nhận giấy thông báo thử việc.
- Không vượt qua tuyển chọn.
Mặc dù, đó là những suy nghĩ tưởng tượng nhưng thực tế là có những người cảm thấy đó là những thất bại họ sẽ nhận phải sau khi chuyển việc.
Những trường hợp chuyển việc không như mong đợi:
- Tôi đã chuyển việc đến một công ty đen.
- Bầu không khí và văn hoá của công ty không phù hợp với tôi.
- Nội dung công việc khác xa với những gì tôi đã tưởng tượng.
- Nói thật, công việc trước tốt hơn nhiều.
Bạn đã mất nhiều công sức để chuyển việc, nhưng đến cuối chỉ là những nuối tiếc và hối hận mà thôi đúng không?
Thực ra, những thất bại trên không phải chỉ ở độ tuổi 20 mới có, mà nguyên nhân của nó sẽ thay đổi tuỳ theo mỗi độ tuổi khác nhau.
Vậy thì, ở độ tuổi 20, tại sao chúng ta lại rơi vào tình trạng đó?
2. Nguyên nhân chuyển việc không thành công ở thế hệ 20
Độ tuổi 20 là thời kỳ dễ dàng chuyển đổi việc làm và tương đối có nhiều phương án để lựa chọn.
Tuy nhiên, dù có như thế nhưng vẫn có thất bại xảy ra. Nguyên nhân thì mỗi người mỗi khác, nhưng chung quy lại sẽ có nhiều nguyên nhân sau đây:
- Thiếu kinh nghiệm và kỹ năng
- Thay đổi công việc để rời bỏ công ty
- Điểm mạnh không phù hợp với doanh nghiệp
- Quá tự tin
- Thiếu tự tin
- Thiếu nhìn xa trông rộng
- Đổ lỗi cho lý do nghỉ việc
- Ỷ lại, đùng đẩy công việc
- Không có sự tìm hiểu trước về doanh nghiệp hoặc ngành nghề
- Dễ dàng thỏa hiệp, bằng lòng.
Những lý do thường bắt nguồn từ sự trẻ tuổi mà chúng ta dễ dàng đoán được có thể kể đến như thiếu kinh nghiệm, suy nghĩ chưa thấu đáo, kĩ càng, hay là việc chúng ta thiếu tự tin. Tuy nhiên, một nguyên nhân dẫn đến sự thất bại khi chuyển việc ở những người thuộc lứa tuổi 20 đầy trẻ trung, đó chính là sự tự tin thái quá vào bản thân.
Những ai vì lý do nào đấy mà nhận ra những điều đó hay cả những ai thực sự nhận ra và cảm thấy đúng với những điều đó, nếu giả sử trong chúng ta, có người cảm thấy rằng “Mình sẽ thất bại”, thì chúng tôi xin đưa ra các biện pháp giải quyết sau đây để mọi người tham khảo.
Tận dụng các dịch vụ để tích lũy kinh nghiệm, kỹ năng
Ở độ tuổi 20, chúng ta dễ dàng đương đầu thách thức với cả những ngành nghề mà chúng ta chưa có nhiều kinh nghiệm ở nhiều ngành nghề, và đây cũng là độ tuổi có thể được tuyển dụng nhiều nhất.
Tuy nhiên, nếu so sánh giữa những người có kinh nghiệm và kỹ năng với những người vẫn đang tích lũy thì quả thật cho dù thế nào cũng là một sự so sánh khập khiễng
Giả sử, “Tôi muốn thử thách mình ở nhiều công việc dù tôi chưa có kinh nghiệm nào”, thì bạn vẫn hoàn toàn có thể tự rèn luyện và tích lũy kỹ năng cho mình bằng hình thức giáo dục từ xa hoặc tại các trường đào tạo nghề.
Chúng ta có thể học kỹ năng tại các trường dạy nghề, các khóa học, trung tâm vì tại đây học phí tương đối rẻ hay thậm chí là miễn phí. Vì thế, với những ai đã nghỉ việc rồi, hãy thử tìm kiếm các trường dạy nghề ở các địa phương và tham gia các khóa học để rèn luyện các kỹ năng cần thiết cho mình nhé.
Thử suy nghĩ đại khái về kế hoạch chuyển việc của bản thân
Thời gian cần cho hoạt động chuyển đổi việc làm là trung bình khoảng 3 tháng.
3 tháng chỉ là thời gian lý tưởng mà chúng tôi ước đoán, vì vậy chúng ta có thể thay đổi thời gian đó theo các điều kiện cá nhân của mình. Tuy nhiên, nếu bạn cứ mãi “ì ạch” thì sẽ ngày càng đưa ra nhiều phán đoán sai lầm và dẫn đến việc tốn thời gian vô ích.
Nếu bắt đầu chuyển việc thì giai đoạn nhận giấy thông báo thử việc sẽ là thời gian vàng để suy nghĩ và bắt đầu tính toán và xây dựng lộ trình cho mình.
Chuyển lý do nghỉ việc thành điểm cộng cho bản thân
Bên cạnh lý do nghỉ việc vì vấn đề nâng cao nghiệp vụ chắc chắn cũng có rất nhiều lý do nghỉ việc tiêu cực như là xích mích, không hợp với công ty hoặc cấp trên cũ.
Chẳng hạn như, thời gian tăng ca của bạn là 200 giờ, ngoại trừ lý do nhìn từ quan điểm khách quan là “Với thời gian tăng ca như vậy, không còn cách nào khác tôi chỉ có thể nghỉ việc thôi, nhưng nếu cứ biện hộ với lý do là “không hòa thuận với sếp” thì sẽ tự tạo cho mình một hình ảnh tiêu cực mà thôi.
Tuy nhiên, cũng sẽ không tốt nếu chúng ta nói dối, vì thế hãy tham khảo những điều chú ý sau đây để biến nó thành điểm cộng tích cực cho bản thân nhé.
Những điểm lưu ý khi trả lời lý do nghỉ việc
- Bạn có đang “nói xấu” công việc trước đây của mình không?
- Có phải vì một ai đó hoặc vì công ty cũ mà bạn chuyển việc không?
- Đó có phải lý do để có thể cải thiện bản thân ở doanh nghiệp mình đang ứng tuyển không?
Có cái nhìn rõ ràng về tương lai và sắp xếp theo thứ tự ưu tiên
Chuyển việc chính là sự lựa chọn quan trọng mang tính quyết định cho tương lai, vì thế phải thực hiện với mục đích hướng về tương lai phía trước. Tuy nhiên, ở độ tuổi 20, khi chúng ta thử suy nghĩ xa hơn về tầm nhìn trong tương lai thì có nhiều trường hợp tầm nhìn đó quá xa vời và thiếu tính cụ thể.
Các nhà tuyển dụng sẽ hỏi chúng ta về những hình dung của bản thân về tương lai như “bạn muốn tương lai sẽ trở nên như thế nào?”, “bạn muốn thực hiện nó ra sao?”, vì thế tốt nhất là hãy suy nghĩ thật kĩ càng và lựa chọn cái nào là cần thiết và ưu tiên để hiện thực hoá tương lai mà mình kỳ vọng. Những việc đó cũng sẽ rất có ích trong việc lựa chọn công ty.
Chuyển việc trong lúc còn làm việc
Chuyển việc sẽ tốn kém nhiều hơn những gì bạn tưởng tượng.
Cho dù chỉ nghĩ ngay thôi cũng đã liệt kê ra rất nhiều loại chi phí phải trả như phí giao thông, phí cà phê giải khát khi đi ra ngoài hay phí tài liệu dành cho việc nghiên cứu ngành… Giả sử bạn chuyển việc sau khi đã nghỉ làm, trong lúc bạn vẫn chưa có nguồn thu nhập nào thì bạn sẽ phải xoay sở với hàng đống phí như vậy như thế nào?
Hơn nữa, thời buổi bây giờ đến thuế đi đường cũng phải trả, chi phí bảo hiểm sức khỏe dù đã được công ty trả một nửa nhưng bạn vẫn phải chi trả số tiền còn lại hay chi phí khi chuyển sang bảo hiểm có giá cao hơn.
Chính vì thế, chuyển việc làm sau khi đã bỏ việc sẽ là nguyên nhân khiến bạn muốn nhanh chóng kết thúc tình trạng khổ sở này khi mà phải gánh trên vai áp lực về tài chính và cả tinh thần.
Thu thập thông tin trên các website của công ty
Việc thu thập thông tin về doanh nghiệp hoặc ngành nghề chưa bao giờ là đủ. Vì thế việc thất bại khi chuyển việc, thực tế cũng từ lý do đó mà ra.
Chúng ta sẽ trả lời bừa khi mà chưa có đủ sự hiểu biết về doanh nghiệp và chưa lý giải được bản chất của các vấn đề.
Phía công ty sẽ dễ dàng nhận ra tình trạng trên và dĩ nhiên họ sẽ không đánh giá cao điều đó.
Biết chính mình thông qua phân tích bản thân, biết doanh nghiệp thông qua nghiên cứu doanh nghiệp đó. Dù chỉ có một điểm phù hợp giữa công ty với bạn thì cũng không sao vì thứ bạn nhận được sẽ nhiều hơn thế, chẳng hạn như đó sẽ điểm mạnh của bạn trong quá trình tuyển chọn của doanh nghiệp và cũng sẽ giảm bớt những điều không phù hợp sau khi gia nhập công ty
Lắng nghe ý kiến và nhận sự giúp đỡ từ những người xung quanh
Chẳng phải là một quyết định càng quan trọng thì sẽ càng lo lắng và dễ có phán đoán sai lầm hay sao? Chuyển việc chính là quyết định quan trọng có sức ảnh hưởng đến cả cuộc đời một người, vì thế hãy nhờ người có thể tư vấn khi bản thân đang lâm vào tình trạng khó khăn nhé.
Nhận những lời khuyên đến từ nhiều góc nhìn khách quan khách quan là một điều rất quan trọng, vì vậy nếu có thể, có lẽ bạn nên hỏi những tư vấn viên chuyên nghiệp về nâng cao kỹ năng nghề nghiệp.
Khi đó, bạn sẽ nhận được những lời khuyên hữu ích về vấn đề thay đổi công việc hay những định hướng chuyển đổi việc làm. Vì thế đừng ngại ngùng chia sẻ với họ nhé.
3. Để chuyển việc thành công ở độ tuổi 20
Lứa tuổi 20 là lứa tuổi có rất nhiều cơ hội. Có lẽ mỗi chúng ta, ai cũng có những nỗi lo thường trực như “Có khi nào tôi chuyển việc nhiều lần quá rồi không” “Trình độ của tôi thì…”. Tuy nhiên, bằng cách tích luỹ kinh nghiệm của những người đi làm, bạn sẽ dễ dàng đánh thức tiềm năng tương lai ẩn sâu bên trong, hơn là việc thu thập những thông tin qua sách vở. Đó cũng chính là lợi thế của “Chuyển việc ở độ tuổi 20”.
Sẽ thật tốt nếu bạn có thể từng bước thay đổi việc làm thành công bằng cách tham khảo các biện pháp mà chúng tôi đã giới thiệu trong bài viết này.
CHÚC CÁC BẠN THÀNH CÔNG!
CÔNG TY TNHH GIÁO DỤC VÀ DỊCH THUẬT IFK
Chuyên cung cấp các dịch vụ sau:
Dịch vụ biên phiên dịch tiếng Nhật, Anh, Việt
Dịch vụ tư vấn du học Nhật Bản
Chương trình internship tại Nhật Bản cho trường liên kết
Email: info@translationifk.com
Hotline: 0282.247.7755/ 035.297.7755
Website: https://translationifk.com
Facebook: Dịch Thuật Tiếng Nhật IFK
Bài viết này hữu ích như thế nào?
Nhấp vào một ngôi sao để đánh giá nó!
Đánh giá trung bình 5 / 5. Số phiếu bầu: 204
Không có phiếu bầu nào cho đến nay! Hãy là người đầu tiên đánh giá bài viết này.