Khi chuyển việc, hẳn là bạn sẽ được yêu cầu nộp sơ yếu lý lịch bằng đường bưu điện hoặc mang theo khi đi phỏng vấn. Điều mà bạn băn khoăn khi viết sơ yếu lý lịch chẳng phải là điểm mạnh và điểm yếu trong mục PR bản thân hay sao? Tuy nhiên, hiếm khi bạn có cơ hội để suy nghĩ về điểm mạnh, điểm yếu của bản thân .Vì vậy mà có không ít người tự hỏi rằng: “Mình nên viết như thế nào cho tốt nhỉ?”.
Ở bài viết này, chúng tôi sẽ giới thiệu về cách viết điểm mạnh, điểm yếu của bản thân, tạo ấn tượng tốt cho nhà tuyển dụng của công ty. Ở nửa phần sau của bài vết, chúng tôi sẽ đưa ra 20 ví dụ về điểm mạnh mà bạn có thể ứng dụng trong thực tế, vì vậy, khi viết sơ yếu lý lịch, nhất định bạn hãy thử tham khảo nhé!
1. Vì sao cần phải viết điểm mạnh, điểm yếu trong sơ yếu lý lịch?
Mục đích là để biết được mức độ phù hợp giữa người ứng tuyển và công ty.
Thông qua mục điểm mạnh, điểm yếu trong sơ yếu lý lịch, điều mà nhà tuyển dụng của công ty muốn biết đó chính là: “Sau khi vào công ty, điểm mạnh và điểm yếu của người ứng tuyển sẽ được thể hiện như thế nào tại nơi làm việc”. Tính cách của người ứng tuyển dù thế nào đi nữa thì cũng sẽ có những điểm phù hợp hoặc không phù hợp với công việc hay phong cách của làm việc của công ty. Chính vì vậy, dựa vào việc biết trước điểm mạnh, điểm yếu của người ứng tuyển, nhà tuyển dụng sẽ có thể phán đoán được sau khi vào công ty, họ có thể làm việc một cách tích cực hay không.
Khi viết điểm mạnh, điểm yếu, hãy chú ý tạo sự thu hút của cho bản thân.
Điều chúng tôi muốn lưu ý khi viết sơ yếu lý lịch đó chính là bạn không được viết đơn giản như kiểu điểm mạnh của tôi là, điểm yếu của tôi là…. Khi thay đổi công chuyển việc, bạn thường muốn tránh viết một cách khiêm tốn về điểm mạnh và thật thà viết về những điểm xấu của bản thân. Sự trung thực có thể sẽ là điểm thu hút của bạn, nhưng thật đáng tiếc nếu bạn trượt phỏng vấn hay trượt vòng xét hồ sơ ứng tuyển vì sự trung thực đó. Để tạo sự thu hút cho bản thân, điều quan trọng là bạn phải tận dụng thật hiệu quả điểm mạnh và điểm yếu. Sau đây, chúng tôi sẽ giới thiệu một vài phương pháp cụ thể.
2. Những điểm cần nắm bắt khi viết về điểm mạnh, điểm yếu
Chọn từ khoá để lại ấn tượng cho nhà tuyển dụng
Ví dụ, ngay cả khi bạn liệt kê tính cách của bản thân mình chỉ bằng những từ ngữ như hiền lành, chăm chỉ, cần cù thì cũng rất khó để lại ấn tượng với nhà tuyển dụng. Nhà tuyển dụng của công ty sẽ phải xem sơ yếu lý lịch của hàng chục, có khi hàng trăm người ứng tuyển. Vì vậy, để nhận được sự quan tâm từ nhà tuyển dụng, điều quan trọng là bạn phải để lại ấn tượng bằng những từ khoá đặt biệt của bản thân. Ví dụ, nếu bạn là một người hiền lành thì chỉ bằng việc diễn đạt lại với nhà tuyển dụng rằng: “Từ thời sinh viên tới giờ, tôi chưa từng nổi giận với người khác.” cũng sẽ làm thay đổi đáng kể ấn tượng mà bạn tạo ra. Hãy chú ý chọn những từ khoá khiến cho đối phương có suy nghĩ rằng “Mình muốn nghe câu chuyện từ người này.”
Đưa ra những câu chuyện cụ thể
Một điểm mà nhất định bạn phải đưa vào khi viết về tính cách được nêu trong mục điểm mạnh, điểm yếu, chính là bạn phải viết kèm với một câu chuyện cụ thể. Ví dụ. nếu là điểm mạnh, bạn hãy đưa ra vài câu chuyện về những thành công mà bạn đã đạt được trong kinh nghiệm làm việc thức tế cho đến thời điểm hiện tại. Bạn cũng có thể bày tỏ những lợi ích phù hợp với công việc thực tế bằng việc bày tỏ rằng: “Tôi đã tận dụng điểm mạnh đó để đạt được sự thành công trong công việc.”. Đối với điểm yếu, bạn nên đưa ra một kinh nghiệm thất bại không quá nghiêm trọng và bày tỏ rằng tính cách của bản thân bạn là nguyên nhân chủ yếu. Hơn nữa, để có thể tạo ấn tượng tốt với nhà tuyển dụng của công ty, bạn có thể trình bày bạn đã rút ra bài học gì ở những lần đó và hiện nay bạn đã đưa ra những biện pháp gì để ứng phó cho những trường hợp như thế.
Ý thức làm kinh doanh
Khi đưa ra những câu chuyện cụ thể, bạn nên chọn những câu chuyện lấy từ trong công việc thực tế hơn là trong cuộc sống cá nhân hay thời sinh viên. Như đã đề cập ở trên, điều mà nhà tuyển dụng muốn biết đó chính là bạn sẽ ứng dụng điểm mạnh, điểm yếu như thế nào trong bối cảnh kinh doanh. Bằng việc đưa ra những ví dụ dễ tạo ấn tượng, bạn sẽ dễ dàng để lại ấn tượng cho nhà tuyển dụng.
3. 10 ví dụ về sở trường mà bạn có thể sử dụng ngay
Ví dụ 1: Có tính cách hoà đồng
Điểm mạnh của tôi là tính cách hoà đồng. Ngay cả ở trong công việc trước, tôi đã rất coi trọng mối quan hệ với đồng nghiệp. Chẳng hạn như, khi tôi phụ trách một dự án nào đó trong nhóm … (Nêu ví dụ cụ thể)
Ví dụ 2: Tinh thần trách nhiệm cao
Điểm mạnh của tôi là có tinh thần trách nhiệm cao. Phương châm của tôi là hoàn thành công việc được giao đến cùng. Chẳng hạn như, ở công việc trước, tôi đã được cấp trên yêu cầu chuẩn bị tài liệu cho cuộc họp. Khi đó… (Nêu ví dụ cụ thể)
Ví dụ 3: Tinh thần ham học hỏi
Tôi thường được nhiều người xung quanh nói rằng tôi là người năng nổ, nhiệt tình. Ở công việc trước, không chỉ là công việc do tôi phụ trách, mà thậm chí tôi còn xung phong, đương đầu ở nhiều công việc khác. Chẳng hạn như…(Nêu ví dụ cụ thể)
Ví dụ 4: Lạc quan
Điểm mạnh của tôi là lạc quan trong công việc. Cho dù có khó khăn đến đâu, tôi cũng xem đó là cơ hội để học hỏi. Chẳng hạn như, lần trước, khi khách hàng phàn nàn về dịch vụ của vông ty…(Nêu ví dụ cụ thể)
Ví dụ 5: Có tính kiên trì
Điểm mạnh của tôi là kiên trì, bền bỉ cố gắng làm đến cùng từng việc một. Thực tế là ngay cả trong công việc trước, tôi đã làm việc ở đó được…năm…(Nêu ví dụ cụ thể)
Ví dụ 6: Có thể tuỳ cơ ứng biến xử lý mọi việc
Điểm mạnh của tôi là có thể tuỳ cơ ứng biến xử lý mọi việc. Chẳng hạn như khi làm kinh doanh ở công việc trước, tôi được yêu cầu cung cấp những sản phầm mà tôi chưa từng xử lý trước đây…(Nêu ví dụ cụ thể)
Ví dụ 7: Thành thật
Tôi thường được mọi người xung quanh nói rằng tôi là người thành thật. Ở công việc trước, thành thật là vũ khí lợi hại ngay cả khi tôi tiếp xúc với khách hàng. Chẳng hạn như khi đối đầu với công ty đối thủ…( Nêu ví dụ cụ thể)
Ví dụ 8: Cần cù, chăm chỉ
Điểm mạnh của tôi là chăm chỉ trong công việc. Việc tập trung nỗ lực để hoàn thành mục tiêu cũng không có gì khó khăn với tôi. Ở công việc trước, để đạt được doanh sối bán hàng, tôi đã…. (Nêu ví dụ cụ thể)
Ví dụ 9: Ghi nhớ nhanh
Điểm mạnh của tôi là có thể ghi nhớ mọi việc một cách nhanh chóng. Tôi cố gắng lĩnh hội và ôn tập ngay những điều mà tôi được dạy. Ở công việc trước hay ngay cả bây giờ, tôi đều có thể nhanh chóng trở nên thành thạo trong công việc. (Nêu ví dụ cụ thể)
Ví dụ 10: Vui vẻ
Tôi thường hay được mọi người xung quanh nói rằng tôi là người vui vẻ. Bằng việc cư xử một cách lạc quan ngay cả khi công việc không suôn sẻ mà tôi có thể thay đổi cảm xúc của mọi người xung quanh và của chính bản thân mình. Ở công việc trước… (Nêu ví dụ cụ thể)
4. Nếu bạn có thể sử dụng hiệu quả điểm mạnh, điểm yếu thì có thể sẽ tạo được ấn tượng tốt với nhà tuyển dụng
Như đã đề cập ở trên, nếu bạn tận dụng hiệu quả điểm mạnh, điểm yếu trong sơ yếu lý lịch, bạn sẽ có thể tạo được ấn tượng với nhà tuyển dụng. Bạn hãy kiểm tra lại những điểm chú ý mà chúng tôi đã ghi ở trên và ghi thật cụ thể điểm mạnh, điểm yếu nhé. Chúng tôi chân thành ủng hộ sự thành công trong việc tìm kiếm việc làm mới của bạn.
Công Ty Giáo Dục Và Dịch Thuật IFK
Chuyên cung cấp các dịch vụ sau:
Dịch vụ biên phiên dịch tiếng Nhật, Anh, Việt
Dịch vụ làm CV tiếng Nhật
Dịch vụ tư vấn du học Nhật Bản
Chương trình internship tại Nhật Bản cho trường liên kết
Email: info@translationifk.com
Hotline: 0282.247.7755/ 035.297.7755
Website: https://translationifk.com
Facebook: Dịch Thuật Tiếng Nhật IFK
Bài viết này hữu ích như thế nào?
Nhấp vào một ngôi sao để đánh giá nó!
Đánh giá trung bình 5 / 5. Số phiếu bầu: 356
Không có phiếu bầu nào cho đến nay! Hãy là người đầu tiên đánh giá bài viết này.