Có nhiều khác biệt trong văn hóa giữa Nhật Bản và nước ngoài. Ví dụ điển hình đó là người Nhật không có thói quen boa tiền, hoặc là khi bước vào nhà phải cởi giày. Số lượng khách du lịch từ nước ngoài trong những năm gần đây đã tăng lên đáng kể, và có nhiều điều trong văn hóa, cách ứng xử của người Nhật thực sự gây ngạc nhiên cho du khách. Khi đi công tác, những sự việc tưởng chừng là điều hiển nhiên nhưng đó lại là nét văn hóa độc đáo của Nhật Bản khiến bạn ngạc nhiên.
Lần này chúng tôi sẽ giải thích sự khác biệt trong văn hóa, cách ứng xử giữa Nhật Bản và nước ngoài.
1. Sự khác biệt trong sinh hoạt, cách ứng xử
Đầu tiên, tôi sẽ giải thích sự khác biệt về cách ứng xử và lối sống trong cuộc sống hàng ngày. Có rất nhiều thói quen khác nhau giữa Nhật Bản và nước ngoài, vì vậy có thể bạn sẽ khám phá ra nhiều điều bất ngờ.
- Nói 「いただきます」trước bữa ăn
Nói 「いただきます」trước bữa ăn thực sự là một nét văn hóa độc đáo của Nhật Bản. Điều này thể hiện lời cảm ơn đến người chế biến món ăn, người nông dân vất vả đã tạo ra nguyên liệu, những sinh vật đã hy sinh để nấu ra được bữa ăn ngon. Nói 「ごちそうさまでした」sau khi ăn xong cũng thể hiện sự cảm ơn giống như lời cảm ơn trước bữa ăn.
Ý nghĩa câu「いただきます」「ごちそうさまでした」khác với động tác cầu nguyện trước bữa ăn của tín đồ Thiên Chúa Giáo, vì đó là để tỏ lòng biết ơn đến với Chúa.
- Ngâm bồn tắm mỗi ngày
Thói quen vào bồn tắm mỗi ngày cũng là một nét văn hóa độc đáo của Nhật Bản. Các nước lân cận như Hàn Quốc, Đài Loan, mọi người cũng tắm trong bồn nhưng ít ai ngâm mình trong nước nóng mỗi ngày như người Nhật. Người Âu Mỹ sẽ gội đầu và tắm toàn bộ cơ thể trong bồn, ngược lại, bồn tắm ở Nhật Bản chỉ để ngâm mình nên trước khi vào sẽ tắm sạch toàn bộ cơ thể.
- Bố mẹ và con cái ngâm bồn chung
Ở các nước Âu Mỹ, bố mẹ cũng giúp con cái tắm rửa nhưng không có việc cả gia đình sẽ vào bồn tắm chung như ở Nhật bản. Ngay cả khi cùng giới tính họ cũng tắm riêng. Chính vì thế có nhiều người nước ngoài cảm thấy ngạc nhiên trước việc bố mẹ và con cái ngâm bồn tắm chung trong các bộ phim điện ảnh và anime của Nhật Bản.
- Đóng cửa nhà tắm, nhà vệ sinh
Đa số người Nhật luôn xây dựng nhà vệ sinh tách biệt với nhà tắm và có thói quen luôn đóng cửa. Ở nước ngoài, nhà vệ sinh và nhà tắm thường được xây dựng chung cùng một phòng, nếu đóng cửa nhà vệ sinh có nghĩa là phòng đang được sử dụng. Một du học sinh Nhật Bản đến Mỹ vẫn đóng cửa nhà vệ sinh như thường lệ nên chủ nhà nghĩ rằng trong đó đang có người sử dụng.
- Cầm bát, dĩa lên khi ăn
Ở Nhật Bản khi ăn nếu không cầm bát dĩa trên tay, người Nhật cho rằng đây là cách ăn 「犬食い」. Tuy nhiên ở nước ngoài, khi bạn cầm bát dĩa lên ăn giống như người tham ăn vậy, vì thế trái ngược với Nhật Bản, đây được xem như là vi phạm quy tắc khi ăn.
Khi uống nước canh, người Nhật thường đưa bát canh lên miệng. Trái lại, người nước ngoài thay vì như thế, họ dùng thìa để uống canh. Đây cũng được xem như là một quy tắc khi ăn uống.
*「犬食い – inugui」là ăn trong tư thế cúi người về phía trước mà không cầm bát, dĩa, cúi xuống đĩa thức ăn và đưa thức ăn lên miệng, là hành vi vi phạm quy tắc trên bàn ăn.
- Nhiều người đeo khẩu trang
Ở Nhật Bản, khi bị cảm nên đeo khẩu trang để không lây bệnh cho mọi người xung quanh, và cũng có nhiều người đeo khẩu trang để tránh bản thân bị cảm. Trong những năm gần đây, việc đeo khẩu trang như một xu hướng thời trang hoặc để che khuyết điểm trên khuôn mặt khi không trang điểm.
Các nước Ây Mỹ không có thói quen này, đây được xem như một cảnh tượng kỳ lạ.
- Nhà vệ sinh công cộng rất sạch sẽ
Phía dưới cánh cửa của nhà vệ sinh ở các nước Âu Mỹ thường có khoảng trống lớn, và họ thản nhiên đặt túi xách trên sàn nhà vệ sinh. Mặc khác, nhà vệ sinh ở Nhật có khu vực để túi và móc treo, ngoài ra nhân viên vệ sinh thường xuyên lau dọn cẩn thận nên trong mắt người nước ngoài nhà vệ sinh công cộng ở Nhật Bản rất sạch sẽ.
- Cách cư xử tốt trên tàu điện
Quy tắc “Không được sử dụng điện thoại trên tàu điện” là điều hiển nhiên ở Nhật, tuy nhiên ở các nước Âu Mỹ thì không có quy tắc này. Bởi vì không nhận thức được sử dụng điện thoại trên tàu điện sẽ gây phiền đến mọi người xung quanh, nên trên tàu điện ở nước ngoài nếu có ai đó sử dụng thì cũng không có ai để tâm đến việc này. Sự quan tâm, suy nghĩ đến những người dùng máy trợ tim đang trên tàu điện của người Nhật được người nước ngoài công nhận đây là quy tắc cư sử rất tốt.
- Chất lượng dịch vụ chăm sóc khách hàng cao
Các nhân viên khách sạn ở Nhật được đào tạo kỹ lưỡng để đón tiếp khách hàng thật chu đáo, cẩn thận. Tuy nhiên ở nước ngoài, trong lúc thanh toán nhân viên và khách hàng thường im lặng từ đầu đến cuối. Thế nên người nước ngoài ngạc nhiên khi nhân viên người Nhật luôn thể hiện lòng biết ơn thông qua những câu nói như là 「いらっしゃいませ」-“Xin kính chào quý khách”,「またのお越しをお待ちしております」-“Mong lần sau sẽ lại được chào đón quý khách
2. Sự khác biệt trong làm việc
Tiếp theo đây, chúng tôi sẽ giới thiệu những điểm khác nhau giữa Nhật Bản và nước ngoài xét từ góc độ công việc, cùng với một số lưu ý khi đi công tác đến Nhật Bản. Những điều chúng ta cho là hiển nhiên khi làm việc tại Nhật nhưng trên thực tế thì không phải như vậy. Chúng tôi sẽ giải thích từng điều, hãy tham khảo nhé!
- Chi phí đi lại
Ở Nhật Bản, những người làm thời vụ không chính thức như làm thêm,… cũng được chi trả chi phí đi lại, đây xem như là đãi ngộ với người lao động. Tuy nhiên ở các nước Âu Mỹ việc không trả chi phí đi lại là một điều hiển nhiên. Nên nếu sống xa nơi làm việc có thể bạn sẽ bị hao hụt về chi phí di chuyển. Xét từ khía cạnh này, có thể nói Nhật Bản là một môi trường làm việc thân thiện đối với người lao động.
- Quy định thời gian thông báo sa thải
Luật pháp Nhật Bản quy định từ khi thông báo sa thải đến lúc sa thải phải có thời gian 30 ngày trở lên. Tuy nhiên ở nước ngoài, có nhiều trường hợp đưa ra thông báo sa thải ngay cả khi người đó đang tham gia vào dự án, cơ bản chỉ là phải thu dọn đồ đạc ngay lập tức và nghỉ việc sau khi có thông báo. Vì không có bàn giao lại công việc nên không chỉ là người bị thôi việc mà ngay cả những đồng nghiệp xung quanh cũng cảm thấy bối rối.
- Sự tiến bộ của phụ nữ trong xã hội bị trì hoãn
Trong những năm gần đây Nhật Bản cuối cùng cũng đã áp dụng nhiều chính sách thúc đẩy, nâng cao vị thế của phụ nữ. Tuy nhiên sự tiến bộ của phụ nữ Nhật Bản bị chậm lại so với nước ngoài. Nguyên nhân là do quan điểm “đàn ông xây nhà, đàn bà xây tổ ấm” có từ trước thời Showa đã ăn sâu vào suy nghĩ của người Nhật.
- Làm việc ngoài giờ
Ở Nhật nhiều nhân viên phải làm việc ngoài giờ vì lí do không thể tan làm trước cấp trên của mình. Cũng có ý kiến cho rằng những người làm việc ngoài giờ là người nhiệt tình, say mê với công việc. Nhật Bản cũng đang điều chỉnh xu hướng đó bằng cách đổi mới phong cách làm việc, tuy nhiên, vấn đề người lao động phải tăng ca hoặc làm việc quá lâu cũng là một trong số những vấn đề nan giải. Ở nước ngoài người lao động thường sẽ tránh làm việc thêm giờ vì người ta nhận thức một điều là con người chúng ta không thể làm việc quá sức được.
- Bữa tiệc rượu với đồng nghiệp
Theo như ý nghĩa của “uống xã giao”, việc tổ chức các bữa tiệc rượu sau giờ làm để gắn kết mối quan hệ với đồng nghiệp đã không còn xa lạ ở Nhật Bản. Tuy nhiên, chúng ta không thấy điều này ở nước ngoài, và người nước ngoài lại có suy nghĩa mạnh mẽ rằng những bữa tiệc như thế sẽ chiếm hết thời gian riêng tư của họ nên họ sẽ không tổ chức bữa tiệc như vậy. Họ thường tận dụng giờ ăn trưa để tổ chức tiệc chào mừng nhân viên mới.
3. Sự khác biệt trong giao tiếp
- Sử dụng 「あいづち– aizuchi」
Người Nhật thường dùng「あいづち」 trong giao tiếp để phản ứng và đảm bảo với đối phương rằng họ đang thực sự lắng nghe. Tuy nhiên đối với người nước ngoài sẽ cảm thấy bị làm phiền và bị ảnh hưởng cảm xúc nếu sử dụng「あいづち」 trong cuộc nói chuyện. Chính vì thế có thể nói rằng việc sử dụng「あいづち」 là nét văn hóa độc đáo của người Nhật.
- 「空気を読む」-“Đọc không khí” (khả năng nắm bắt tình hình xung quanh)
Văn hóa về những quy tắc hiểu ngầm vẫn tồn tại dai dẳng ở Nhật Bản. Người nước ngoài không có quan điểm rằng ngay cả khi không truyền đạt hết thì đối phương cũng sẽ hiểu được ý định của bạn. Nếu đang cân nhắc muốn làm việc hay đi công tác ở nước ngoài thì phải thể hiện ý định, suy nghĩ của bạn một cách rõ ràng ngay cả trong kinh doanh.
*「空気を読む」có ý nghĩa là phải hành động, phản ứng tốt nhất dựa vào phán đoán về bầu không khí của nơi mình đang thuộc về. Cụ thể hơn đó là bạn quan sát biểu hiện của đối phương, quan sát không khí xung quanh, từ đó suy nghĩ xem bản thân nên làm gì thì tốt nhất.
- Rất khó để nói 「はい」「いいえ」
Người Nhật rất chú tâm đến đối phương, có vẻ như câu trả lời là 「はい」nhưng trên thực tế người Nhật đang từ chối, trả lời 「いいえ」một cách vòng vo. Chính vì cách nói vòng vo, không rõ ràng của người Nhật làm cho người nước ngoài cảm thấy bối rối, khó hiểu bởi người nước ngoài thường sẽ trả lời một cách thẳng thắn「Yes」hoặc「No」.
- Thường nói 「すみません」-“Tôi xin lỗi”
Chúng ta có thể dễ dàng bắt gặp những tình huống người Nhật nói câu「すみません」. Người nước ngoài cảm thấy kỳ lạ, tại sao họ lại thường xuyên nói lời xin lỗi như vậy. Ở nước ngoài chỉ nói 「すみません」khi bắt chuyện với người khác hoặc khi xin lỗi vì lỗi của bản thân. Tuy nhiên đôi khi người Nhật có xu hướng nói 「すみません」với ý nghĩa 「ありがとう」.
- Không nói chuyện phiếm
Người Nhật hiếm khi bắt chuyện với ai đó trừ khi họ có nhu cầu nói chuyện với đối phương. Tuy nhiên, ở các nước Âu Mỹ thường có thể thấy mọi người trò chuyện với người mình không quen biết trong lúc chờ xe buýt hay trong thang máy. Cuộc nói chuyện phiếm giống như một cuộc trò chuyện ngắn, bạn có thể nắm bắt cơ hội quan trọng để chứng tỏ chúng ta không có sự thù địch, ganh ghét nhau.
Tóm lại, có thể nhìn thấy sự khác biệt về văn hóa trong nhiều tình huống khác nhau giữa Nhật Bản và nước ngoài. Những phong tục tập quán đã bám sâu trong cuộc sống hàng ngày và nơi làm việc. Hãy nắm rõ sự khác biệt và áp dụng nó trong giao tiếp nhé!
CÔNG TY TNHH GIÁO DỤC VÀ DỊCH THUẬT IFK
CÔNG TY TNHH GIÁO DỤC VÀ DỊCH THUẬT IFK
Chuyên cung cấp các dịch vụ sau:
Dịch vụ biên phiên dịch tiếng Nhật, Anh, Việt
Dịch vụ làm CV tiếng Nhật
Dịch vụ tư vấn du học Nhật Bản
Chương trình internship tại Nhật Bản cho trường liên kết
Email: info@translationifk.com
Hotline: 0282.247.7755/ 035.297.7755
Website: https://translationifk.com
Facebook: Dịch Thuật Tiếng Nhật IFK
Bài viết này hữu ích như thế nào?
Nhấp vào một ngôi sao để đánh giá nó!
Đánh giá trung bình 5 / 5. Số phiếu bầu: 412
Không có phiếu bầu nào cho đến nay! Hãy là người đầu tiên đánh giá bài viết này.