Lý do bạn bị đánh rớt trong cuộc phỏng vấn

Dịch thuật IFK

Các ứng viên thường không biết lý do tại sao cuộc phỏng vấn không thành công, nhưng IFK có thể cho bạn biết lý do thực sự của việc rớt phỏng vấn. Dường như có những lí do khác nhau tùy thuộc vào từng vòng phỏng vấn. Hãy xác định rõ xem người phỏng vấn ở mỗi vòng đang tìm kiếm điều gì và tại sao họ quyết định không tuyển dụng bạn.

Vòng phỏng vấn sơ cấp: Không được nhận do những cách ứng xử trong văn hóa kinh doanh

Dịch thuật IFK

Nhân viên nhân sự kiểm tra những điều cơ bản bạn có tố chất của nhân viên kinh doanh hay không, chẳng hạn như ấn tượng đầu tiên và cách hành xử trong công ty.

Trong vòng phỏng vấn đầu tiên, giám đốc tuyển dụng của bộ phận nhân sự thường là người phỏng vấn, và kiểm tra xem “bạn có đạt tiêu chuẩn ở mức tối thiểu phù hợp với vị trí nhân viên kinh doanh của công ty không”. Bạn có thể yên tâm rằng ở vòng phỏng vấn thứ 2 và vòng phỏng vấn cuối sẽ không ai hỏi bạn, “Tại sao bạn lại có thể vượt qua vòng phỏng vấn trước?”

Người phỏng vấn là ai?

Chuyên viên tuyển dụng trong bộ phận nhân sự

Những người phỏng vấn đang tìm kiếm điều gì?

Họ xem xét ấn tượng ban đầu của bạn, bao gồm lời chào hỏi và quần áo, kỹ năng giao tiếp đi kèm với thời gian kinh nghiệm làm việc và khả năng cơ bản của một nhân viên kinh doanh.

Những lý do không được nhận vào làm việc thường gặp trong các vòng phỏng vấn sơ cấp

Lý do 1: Ấn tượng đầu tiên hoặc ấn tượng với đối phương  kém, không trang bị những kiến thức về cách hành xử trong kinh doanh

Giải thích

Những lí do thuộc về việc tạo ấn tượng ban đầu hoặc thể hiện cách hành xử trong kinh doanh từ những điều cơ bản như “Không chào hỏi” và “Ăn mặc lôi thôi” cho đến những điều liên quan đến giao tiếp như “Cảm thấy không khỏe” và “Không tươi cười”, tuy vẫn chưa bàn gì đến nghề nghiệp và giới kinh doanh nhưng vẫn sẽ bị đánh rớt.  Nếu bạn rớt vì lý do này, có lẽ bạn sẽ cảm thấy rất ấm ức. Hãy xem lại ấn tượng đầu tiên và cách hành xử trong kinh doanh, chẳng hạn như bạn có thể mỉm cười, chào hỏi một cách to rõ mà không cần phải đắn đo rằng “cách hành xử như nào mới hợp lí đây?”

Lý do 2: Bạn nói khó hiểu hoặc không thể nói rõ về lý do thay đổi công việc cũng như động cơ xin việc tại công ty.

Giải thích

Ví dụ, với lí do chuyển việc bạn trả lời rằng bạn muốn làm việc ở một nơi có thể tiếp thu kiến thức chuyên môn, nhưng với câu hỏi về động cơ xin việc bạn lại trả lời rằng có thể tham gia vào nhiều công việc khác nhau. Giữa 2 câu trả lời thiếu tính logic, không ăn khớp với nhau nên có thể sẽ bị đánh rớt. Bí quyết để duy trì sự nhất quán là phải làm rõ được “lí do thay đổi nghề nghiệp” của bạn. Lý do thay đổi công việc, động lực để thực hiện và tầm nhìn mà bạn hướng tới sau khi gia nhập công ty có mối liên hệ với nhau, vì vậy bạn cần phải chuẩn bị trước.

Lý do 3: Tôi chưa tìm hiểu công ty hoặc nội dung công việc

Giải thích

Điều quan trọng là bạn phải thể hiện thái độ rằng “Tôi đã tìm hiểu rất nhiều” về công ty và nội dung công việc, vì vậy hãy nhớ kiểm tra trang web công ty, trang tuyển dụng, trang dịch vụ,… trước khi phỏng vấn. Đặc biệt đối với các công ty tiếp nhận dịch vụ là người dùng, chẳng hạn như các công ty bán hàng, các nhà tuyển dụng ấy luôn muốn thấy được sự thích thú của ứng viên thông qua những việc như ứng viên ghé thăm các cửa hàng càng nhiều càng tốt và thực sự sử dụng dịch vụ của họ.

 

Lý do 4: Trả lời lạc đề

Giải thích

Bạn sẽ dễ dàng mắc sai lầm khi trả lời câu hỏi của người phỏng vấn một cách dài dòng. Cũng có trường hợp ứng viên bị đánh rớt chỉ vì câu chuyện quá dài. Để câu chuyện không trở nên quá dài và tránh cho câu trả lời bị lạc đề, hãy lưu ý “chốt vấn đề” cho câu hỏi của người phỏng vấn, đồng thời thêm lý do và bối cảnh sau khi chốt vấn đề.

Vòng phỏng vấn thứ hai: Bị đánh rớt do thiếu kỹ năng, nghề nghiệp và kinh nghiệm

Người phỏng vấn sẽ kiểm tra mức độ phù hợp với công việc của bạn.

Người phòng vấn ở vòng phỏng vấn thứ hai có khả năng là người sẽ trở thành sếp của bạn khi bạn gia nhập công ty, chẳng hạn như người quản lý nơi làm việc. Họ sẽ kiểm tra các kỹ năng và kinh nghiệm được viết trong sơ yếu lý lịch và bản ghi kinh nghiệm làm việc, khả năng tương thích với các thành viên hiện tại, lập trường trong công việc, v.v. Hãy chuẩn bị thật kĩ lưỡng, truyền đạt những điểm mạnh của bạn như kiến thức, kỹ năng và kinh nghiệm.

Người phỏng vấn là ai?

Người quản lý nơi làm việc, trưởng nhóm điều phối nhân sự, v.v.

Những người phỏng vấn đang tìm kiếm điều gì?

Họ đang mong đợi khả năng sẵn sàng làm việc, chủ yếu là kiểm tra xem bạn có đủ kiến thức, kỹ năng và kinh nghiệm hay không. Nếu bạn đang ứng tuyển mà vẫn chưa có kinh nghiệm, họ cũng sẽ đánh giá việc bạn sẵn sàng học hỏi thêm nhiều điều từ chính bản thân.

Những lý do bị đánh rớt thường gặp trong các vòng phỏng vấn thứ 2

 

Lý do 1: Không đủ kỹ năng và kinh nghiệm

Giải thích

Lý do bị đánh rớt phổ biến nhấttrong vòng phỏng vấn thứ hai là thiếu kỹ năng và kinh nghiệm. Tuy nhiên, vào thời điểm bạn đã vượt qua vòng chọn lọc CV, cũng có nghĩa là bạn đã vượt mức tiêu chuẩn tối thiểu. Nếu bạn có thể giải thích rõ các kỹ năng và thành tích của mình, bạn có thể giảm khả năng bị rớt tại vòng này. Trước khi đến buổi phỏng vấn thứ hai, hãy soạn những gì bạn sẽ nói về kinh nghiệm và kỹ năng cũng như chuẩn bị phần trình bày về việc “bạn có thể tận dụng nó như thế nào khi gia nhập công ty”.

Lý do 2: Tôi không biết điểm mạnh của mình

Giải thích

Khi thay đổi công việc sang một ngành hoặc nghề nghiệp khác, có thể có trường hợp kỹ năng và kinh nghiệm của bạn không liên quan trực tiếp đến công việc bạn đang ứng tuyển. Trong những trường hợp như vậy, cần phải nêu ra tất cả những điểm mạnh mà bạn có thể tận dụng vào các ngành nghề. Ví dụ: nếu bạn đang thay đổi từ quản lý cửa hàng sang vị trí bán hàng, bạn có thể truyền đạt điểm mạnh của mình bằng cách giải thích rằng “từ kinh nghiệm liên quan đến bán hàng tại cửa hàng như một người quản lý cửa hàng, tôi có thể tận dụng vào công ty của anh/chị.” Ngay cả khi bạn đang làm trong cùng một ngành ngành nghề, hãy cho biết chính xác bạn đặc biệt tự tin về điều gì và đâu là cơ sở cho điều đó.

Lý do 3: Thái độ thụ động đối với công việc

Giải thích

Trong vòng phỏng vấn thứ hai, bạn thường được hỏi về “những điều bạn đánh giá cao trong công việc” và “những tiêu chuẩn đánh giá của bạn trong công việc”, nếu bạn không thể nói về những điều này, có thể khiến cho nhà tuyển dụng đánh giá bạn đang “làm việc thụ động”. Đây có thể là một trong những lý do bị đánh rớt. Bạn có thể sắp xếp trước những gì bạn ấp ủ trong công việc và những tiêu chí đánh giá của bản thân trong công việc, và giải thích việc “tại sao bạn lại nghĩ như vậy” với những dẫn chứng từ kinh nghiệm trong quá khứ. Nếu bạn chuẩn bị theo cách này,  có thể nhận được phản hồi tích cực tại cuộc phỏng vấn.

Lý do 4: Lý do thay đổi công việc khá tiêu cực

Giải thích

Lý do thay đổi công việc, chẳng hạn như “lương thấp” hoặc “tăng ca quá nhiều”, không phải là không được, nhưng thực tế câu trả lời mang lại một ấn tượng khá tiêu cực. Thay vào đó hãy chuẩn bị những lí do và số liệu cụ thể mà người phỏng vấn có thể chấp nhận, chẳng hạn như “Tôi muốn tăng thu nhập gia đình hàng năm vì tôi chuẩn bị kết hôn và sinh con” hoặc “Tôi đã tăng ca 60 giờ một tháng trong hơn một năm”.

Vòng phỏng vấn cuối cùng: Bị đánh rớt do thiếu tầm nhìn cho tương lai

Dịch thuật IFK

Những cấp quản lí sẽ kiểm tra xem bạn có sẵn sàng và nhiệt tình muốn gia nhập vào công ty dựa trên định hướng của công ty.

Tại vòng phỏng vấn cuối cùng, các trưởng phòng, giám đốc kinh doanh,  tùy thuộc vào quy mô của công ty hoặc giám đốc sẽ là người phỏng vấn. Vòng phỏng vấn đầu tiên và thứ hai tập trung vào “quá khứ” và “hiện tại”, trong khi vòng phỏng vấn cuối cùng đưa ra nhiều câu hỏi hơi trừu tượng về tương lai, chẳng hạn như “tầm nhìn sau khi gia nhập công ty” và “bạn có thể đóng góp như thế nào trong tương lai?” . Thật là sai lầm lớn khi nghĩ rằng “vòng phỏng vấn cuối cùng chỉ mang tính hình thức”. Vì vậy, hãy giữ vững tinh thần cho đến khi kết thúc.

Người phỏng vấn là ai?

Trưởng phòng, giám đốc

Những người phỏng vấn đang tìm kiếm điều gì?

Ngoài việc xác định tầm nhìn nghề nghiệp của ứng viên phù hợp với định hướng của công ty, họ cũng đang xem xét kỹ lưỡng xem bạn có động lực gia nhập công ty hay không.

Lý do bị đánh rớt thường gặp trong vòng phỏng vấn cuối

Lý do 1: Hiểu biết không đầy đủ về công ty

Giải thích

Lý do tương tự như vòng phỏng vấn đầu tiên, “Tôi chưa tìm hiểu công ty hoặc mô tả công việc,” nhưng vòng phỏng vấn cuối cùng đòi hỏi một sự hiểu biết sâu sắc hơn. Nếu có thể, hãy kiểm tra kế hoạch kinh doanh giữa tháng và các thông cáo báo chí để xác nhận hướng đi của công ty cũng như các lĩnh vực kinh doanh và dịch vụ mà công ty đang tập trung. Ngoài ra, những ý kiến đơn giản như “Tôi đồng cảm với triết lý của công ty” nghe có vẻ như một câu trả lời khá hời hợt. Nếu bạn đưa ra triết lý công ty của mình, có thể giải thích “lý do tại sao bạn đồng cảm” bằng cách liên kết những dẫn chứng cụ thể.

Lý do 2: Không thể trả lời câu hỏi “Tại sao bạn không chọn một công ty khác”

Giải thích

“Tại sao lại chọn công ty chúng tôi trong khi có rất nhiều công ty khác” hầu như luôn luôn được đặt ra. Nếu câu trả lời của ứng viên không tạo sự nhiệt tình như “Chỉ có công ty của họ mới phù hợp”,  có thể sẽ bị đánh giá là “Chắc là bạn nghĩ công ty nào cũng được ? Ý định gia nhập công ty khá thấp”. Bạn không cần phải nói dối, nhưng ngay cả khi bạn có một công ty khác, hãy chuẩn bị để giải thích “tại sao lại là công ty này” theo cách của bạn.

Lý do 3: Định hướng của công ty và tầm nhìn nghề nghiệp của ứng viên không phù hợp với nhau

Giải thích

Các quản lý hỗ trợ việc kinh doanh công ty nhìn người ứng tuyển với con mắt khá khắt khe, chẳng hạn như “Nguồn nhân lực có xứng đáng với mức lương không?” Đặc biệt, các công ty lớn cũng kiểm tra xem ững viên có thể tiếp tục làm việc hay không ngay cả khi có sự điều chuyển hoặc thay đổi tổ chức, vì vậy khá lo ngại nếu định hướng của công ty và tầm nhìn nghề nghiệp của ứng viên có cách xa nhau. Trước tiên, hãy nghĩ xem bạn có thể đóng góp gì cho sự phát triển của công ty hoặc doanh nghiệp của mình khi gia nhập công ty, dựa trên định hướng của công ty. Hơn nữa, trong trường hợp là một công ty lớn, nó có thể hơi trừu tượng, vì vậy bạn nên nói về một tầm nhìn xa hơn mà không phụ thuộc vào loại công việc hoặc bộ phận.

Lý do 4: Lịch phỏng vấn không trùng khớp

Giải thích

Nếu khó điều chỉnh lịch trình cho cuộc phỏng vấn cuối cùng hoặc nếu có sự thay đổi trong lịch trình do hoàn cảnh của ứng viên, bạn có thể bị đặt câu hỏi về mức độ sẵn sàng gia nhập công ty hoặc có thể bị đánh giá tiêu cực là “Phải chăng việc thay đôi lịch trình cũng là một dấu hiệu không tốt trong việc tổ chức công việc ”. Việc nắm bắt lịch trình bận rộn của quản lí hoặc giaem đốc sẽ khó hơn bạn nghĩ. Hãy cố gắng điều chỉnh lịch trình của bản thân để có thể nhận được một vòng phỏng vấn cuối thật suông sẻ.

CÔNG TY TNHH GIÁO DỤC VÀ DỊCH THUẬT IFK

Bài viết này hữu ích như thế nào?

Nhấp vào một ngôi sao để đánh giá nó!

Đánh giá trung bình 5 / 5. Số phiếu bầu: 250

Không có phiếu bầu nào cho đến nay! Hãy là người đầu tiên đánh giá bài viết này.