Hẳn là khi thay đổi sang một công việc không liên quan đến kinh nghiệm về ngành, nghề trước đây, có nhiều bạn sẽ cảm thấy bất an vì không có kinh nghiệm làm việc trong thực tế. “PR bản thân” là phần có mức độ tự do đặt biệt cao, nên có chiều hướng là bạn sẽ băn khoăn không biết nên tạo điểm thu hút nào. Tuy nhiên, không cần phải từ bỏ với suy nghĩ rằng: “Người không có kinh nghiệm như mình thì sẽ không được tuyển dụng đâu”. Trên thực tế, tuỳ thuộc vào từng công ty mà sẽ có nhiều công ty muốn tuyển dụng “người chưa có kinh nghiệm” thay vì chọn “người có kinh nghiệm”. Vì vậy lần này, chúng tôi sẽ giải thích lý do tại sao những công ty lại tuyển dụng người chưa có kinh nghiệm và những điểm cần được sửa chữa trong phần PR bản thân khi phỏng vấn hoặc trong hồ sơ xin việc. Chúng tôi sẽ giới thiệu những câu ví dụ và những điểm NG (Not Good) mà chúng tôi đã thu thập được để bạn có thể tham khảo ngay.
1. Bí quyết PR bản thân dành cho người chưa có kinh nghiệm
Tại sao lại tuyển dụng người chưa có kinh nghiệm?
Vì không bị nhuốm những định kiến hay những khái niệm cố định
Nếu là người có kinh nghiệm, có thể họ sẽ bị cố định hoá cách suy nghĩ hay cách làm việc của công việc trước. Chính vì vậy, cũng không ít công ty có suy nghĩ mạnh dạn rằng: “Chúng tôi muốn tuyển người chưa có kinh nghiệm trong cùng ngành, nghề”. Chính vì học việc từ những bước đầu tiên cho nên bạn cũng không có những thói quen dư thừa, và điều kì lạ là có nhiều trường hợp bạn còn trưởng thành nhanh hơn so với những người có kinh nghiệm.
Vì có khả năng đưa ra nhiều ý tưởng hoặc ý kiến mới
Chính vì chưa có kinh nghiệm cho nên bạn có thể đưa ra ý kiến, ý tưởng bằng sự sáng tạo mới mẻ mà không bị ràng buộc bởi những kiến thức thông thường hay những quy định của ngành nghề. Đối với những công ty đang cố gắng với tư cách là doanh nghiệp mới hay là những công ty hiện nay đang bị trì trệ và đang tìm kiếm nhân tài-những người có thể mang lại nguồn gió mới thì chỉ có ý kiến của những người chưa có kinh nghiệm mới là một tài sản to lớn.
3 điểm chú ý mà người chưa có kinh nghiệm nên tạo sự thu hút
Tạo sự thu hút bằng việc mong muốn được học hỏi
Chính vì chưa có kinh nghiệm cho nên hãy truyền đạt một cách thẳng thắn rằng bạn vẫn đang nỗ lực và bạn mong muốn được học việc sau khi gia nhập công ty. Nếu bạn đang học để lấy bằng cấp liên quan tới công việc ở thời điểm này thì bạn cũng nên truyền đạt với họ. Những điều đó sẽ thể hiện động lực của bạn.
Tạo điểm thu hút bằng lý do xin việc
Một trong những điều có thể tạo sự thu hút một cách bình đẳng giữa người có kinh nghiệm và người chưa có kinh nghiệm đó chính là lý do xin việc. Tuy nhiên, trong trường hợp là người chưa có kinh nghiệm, vì chọn một công việc khác so với nghề nghiệp trước đây cho nên việc truyền đạt lý do rõ ràng như: “Tại sao bạn muốn làm việc ở công ty này?” hay “Tại sao nạn muốn có công việc này?” là điều cần thiết. Không phải là những điều mang tính tiêu cực hay khác thường mà hãy truyền đạt rõ ràng lý do xin việc chắc chắn với một ý chí mạnh mẽ nhé.
Tìm kiếm việc gì đó có thể tạo sự thu hút ngoài kinh nghiệm nghề nghiệp
Ngay cả khi bạn chưa có kinh nghiệm, có nhiều công ty sẽ đánh giá bạn bằng năng lực hay kinh nghiệm làm việc của công việc trước. Những kỹ năng, năng lực mà bản thân bạn cảm thấy không có gì đặc biệt như quy tắc cư xử với đồng nghiệp, năng lực giao tiếp, tính chính xác khi thực hiện công việc, năng lực quản lý công việc được giao khi thực hiện nhiều công việc,…, cũng có thể là những điều quan trọng đối với công ty. Bạn nên thống kê những công việc trước đây, chia sẻ chúng cùng với những câu chuyện trong quá trình làm việc.
2. Mẫu PR bản thân dành cho người chưa có kinh nghiệm
3 điểm cần chú ý kiểm tra khi suy nghĩ đến việc PR bản thân
Kiểm tra lại hình mẫu mà công ty tìm kiếm
Hãy tìm hiểu trang chủ hoặc quảng cáo tuyển dụng của công ty để hiểu trước được kiểu người nào đang được công ty tìm kiếm. Chẳng hạn như, một công việc mà sự hợp tác đóng vai trò rất quan trọng vì liên quan đến nhiều người bất kể là người trong hay ngoài công ty thì khả năng giao tiếp và khả năng bố trí công việc là những điểm thu hút lớn. Ngược lại, những kinh nghiệm kiểu “tôi đã âm thầm làm một mình và tạo ra thành quả” sẽ không mấy hấp dẫn với nhà tuyển dụng.
Trình bày một cách ngắn gọn điểm thu hút
Để thể hiện sức hút của bản thân dù chỉ một ít, bạn có thể đưa ra thật nhiều ưu điểm hay thành tích thực tế mà bạn đã đạt được trong quá khứ. Tuy nhiên, chính điều đó lại phản tác dụng. Liệt kê từng cái một không chỉ không để lại ấn tượng mà còn có thể gây ra ấn tượng rằng “rốt cuộc không hiểu bạn muốn nói gì”. Hãy tập trung vào 1 đến 2 điểm thu hút và hãy truyền đạt một cách ngắn gọn và kết hợp với một câu chuyện ngắn về quá trình thực hiện công việc đó.
Tiếp thu bình luận, đánh giá từ người thứ 3
Khi thể hiện sự thu hút của bản thân, hãy làm tăng sức thuyết phục bằng cách truyền đạt chúng cùng với lời bình luận, đánh giá từ một người thứ 3. Ví dụ, thay vì bạn truyền đạt rằng: “Tôi giỏi trong việc xây dựng mối quan hệ tin cậy với khách hàng”, thì việc truyền đạt kết hợp với lời bình luận, đánh giá khách quan từ người thứ 3 rằng: “ Nhiều lần khách hàng muốn tôi phụ trách cho ông ○○ và tỷ lệ khách lặp lại yêu cầu là 100%” sẽ tạo được sức thuyết phục hơn. Vì vậy, nhất định phải chú ý nhé!
Ví dụ về PR bản thân bằng sở tường
Trường hợp tạo sự thu hút bằng kỹ năng
Ở công việc trước, tôi đã làm việc ở phòng kinh trong vòng 3 năm. Trong khi phụ trách công việc của 100 công ty, tôi đã có thể trau dồi khả năng giao tiếp trôi chảy. Bằng cách nắm bắt nhu cầu khách hàng, đề xuất những sản phẩm hoàn hảo và thay đổi linh hoạt cách đề xuất, tôi đã có thể góp phần làm tăng doanh số bán hàng lên …%. Mặc dù loại công việc khác nhau, nhưng tôi cũng muốn cống hiến và ứng dụng những kỹ năng này vào tình huống của quý công ty.
Trường hợp PR mong muốn của bản thân
Nhờ vào những kinh nghiệm vào thời sinh viên, tôi đã tự lấy được bằng ○○và●●. Bây giờ tôi đang nhắm đến việc học lên cao hơn nữa và tôi sẽ tiếp tục học khi có thời gian. Vì những bằng cấp, kỹ năng mà tôi đã có được có thể được ứng dụng ngay cả trong công việc lần này, nên tôi nghĩ rằng dù là người chưa có kinh nghiệm thì những kỹ năng, bằng cấp đó cũng sẽ có ích với quý công ty. Tất nhiên, vì là nhân viên mới chưa có kinh nghiệm nên tôi nghĩ rằng tôi sẽ được dạy nhiều kiến thức và kỹ năng sau khi vào công ty, hiện tại tôi muốn học hỏi hơn bao giờ hết và muốn nỗ lực hết mình để có thể nhanh chóng trở thành người có kinh nghiệm trong công việc.
3. Ví dụ về những lỗi mà bạn hay mắc phải | Tránh việc tự PR bản thân theo cách này
Câu chuyện quá dài
Nếu bạn đưa quá nhiều điều mà bạn muốn truyền tải chẳng hạn như: “Sở trường của tôi là…, kinh nghiệm của tôi là…, và tôi sẽ cố gắng…” thì người đọc hay người nghe sẽ cảm thấy rằng bạn là một người không biết tóm tắt câu chuyện. Nếu không có chỉ định từ công ty, hãy chú ý rằng bạn có thể tóm tắt nội dung trong phạm vi 400 chữ đối với CV và trong vòng 1 phút đối với phỏng vấn.
Truyền đạt quá thẳng thắn về điểm yếu
Ví dụ, trong phần PR bản thân bạn được bảo rằng: “Hãy chỉ ra điểm mạnh, điểm yếu của bạn ”, nếu bạn truyền đạt nguyên văn điểm yếu rằng: “ tôi không giỏi trong việc nhớ những việc mới” hay là “giờ dây chun” thì có thể bạn sẽ tạo ra một hình ảnh tiêu cực đối với công ty. Bạn nên suy nghĩ rằng điểm yếu chính là việc lật ngược lại điểm mạnh hoặc bạn nên truyền đạt bằng câu chuyện bạn đang làm gì để cải thiện những điểm yếu đó. Làm được như vậy, bạn sẽ taọ được ấn tượng tốt rằng bạn là người có thể hiểu được bản thân và hành động theo ý mình.
CÔNG TY TNHH GIÁO DỤC VÀ DỊCH THUẬT IFK
Chuyên cung cấp các dịch vụ sau:
Dịch vụ biên phiên dịch tiếng Nhật, Anh, Việt
Dịch vụ làm CV tiếng Nhật
Dịch vụ tư vấn du học Nhật Bản
Chương trình internship tại Nhật Bản cho trường liên kết
Email: info@translationifk.com
Hotline: 0282.247.7755/ 035.297.7755
Website: https://translationifk.com
Facebook: Dịch Thuật Tiếng Nhật IFK
Bài viết này hữu ích như thế nào?
Nhấp vào một ngôi sao để đánh giá nó!
Đánh giá trung bình 5 / 5. Số phiếu bầu: 455
Không có phiếu bầu nào cho đến nay! Hãy là người đầu tiên đánh giá bài viết này.