Từ “động lực” là một từ rất hay được sử dụng trong kinh doanh. Ý nghĩa của từ này bao gồm sự hăng hái, ý thức tự giác và cả động lực để làm một điều gì đó. Bạn không thể hoàn thành tốt công việc nếu như không có động lực. Việc tạo động lực cho nhân viên đồng thời cũng sẽ cải thiện được hiệu quả hoạt động của công ty.
Trong bài viết này, chúng tôi sẽ chỉ cho bạn cách tạo động lực cho nhân viên và những lợi ích mà điều đó mang lại.
1. Lợi ích của việc gia tăng động lực
Người ta thường nói rằng việc cải thiện động lực của nhân viên là một điều quan trọng trong việc quản lý một tổ chức. Điều này là do tồn tại hai loại động lực: bên trong và bên ngoài, và việc kiểm soát tốt chúng sẽ mang đến lợi ích cho công ty. Động lực xuất phát từ bên trong bản thân nhân viên được gọi là động lực nội tại và động lực đến từ vị trí và sự đánh giá của công ty cùng với các khuyến khích về mặt tài chính được gọi là động lực bên ngoài. Lợi ích của động lực nội tại là điều quan trọng trong việc vận hành và quản lý công ty.
Việc gia tăng động lực của nhân viên sẽ được cho rằng sẽ làm cho tỷ lệ nhân viên muốn nghỉ việc giảm đi. Có lẽ sẽ không có ai muốn từ bỏ một công việc mà họ cảm thấy “vui vẻ”, “bổ ích” hoặc một công việc mang lại cho họ cảm giác thành tựu để tìm kiếm một công việc mới. Mặt khác, khi động lực làm việc kém sẽ sinh ra những cảm xúc tiêu cực như “công việc không thú vị” và “không đáng giá”, vì vậy mọi người thường có suy nghĩ về việc nghỉ làm hơn. Trong trạng thái như thế đương nhiên là năng suất lao động sẽ giảm sút. Nếu tỷ lệ nghỉ việc và số lượng người nghỉ việc lần lượt tăng lên mà còn tốn thêm chi phí để tuyển dụng nhân viên mới nữa thì thật sự không tốt cho công ty một chút nào.
Ngược lại, nếu gia tăng động lực của nhân viên thì tỷ lệ nghỉ việc có thể được hạn chế đến mức thấp nhất. Các công ty cũng không phải tốn thêm chi phí để tuyển dụng nhân viên. Hơn nữa, những nhân viên có động lực cao khi làm việc cũng rất quan tâm đến môi trường xung quanh họ. Nếu môi trường làm việc thoải mái thì chẳng phải là động lực làm việc của nhân viên sẽ được nâng cao hơn nữa hay sao.
2. Cách tăng thêm động lực và phương pháp duy trì
Có thể nhận thấy rằng việc tăng thêm động lực cho nhân viên mang lại nhiều lợi ích cho công ty. Bây giờ, chúng ta hãy cùng xem làm thế nào để tăng thêm động lực cho nhân viên và làm thế nào để duy trì động lực cho họ nhé.
- Truyền đạt rõ ràng phương châm quản lý
Vì đánh giá nhân sự liên quan trực tiếp đến việc tăng lương và thăng chức nên nội dung đánh giá có ảnh hưởng rất lớn đến động lực. Bất kể có cố gắng làm việc đến đâu nhưng nếu không được đánh giá một cách khách quan thì động lực làm việc của nhân sẽ giảm xuống. Để việc đánh giá nhân sự thỏa đáng thì cả bên đánh giá và bên được đánh giá cần tạo ra một hệ thống rõ ràng và chính xác về việc loại thành tích nào sẽ có kết quả đánh giá như thế nào. Nếu bạn có một hệ thống rõ ràng minh bạch, bạn sẽ có thể giảm bớt ý kiến bất bình vì đã có tiêu chí cho thấy rõ loại kết quả đánh giá nào dẫn đến việc tăng lương – thăng chức.
Cách đầu tiên để cải thiện hệ thống nhân sự là làm cho nhân viên hiểu đầy đủ các tiêu chí đánh giá. Bên cạnh đó, chúng ta cũng cần phải có quy ước về sự công bằng trong đánh giá. Có lẽ tổ chức một cuộc họp 1 vs 1 khi đánh giá cũng sẽ cải thiện việc đánh giá hơn rất nhiều. Việc thể hiện minh bạch các tiêu chí cũng giúp nhân viên hình dung rõ ràng về phương hướng làm việc của mình. Nhờ vào điểm đó mà động lực sẽ được nâng cao.
- Điều chỉnh môi trường công ty
Điều chỉnh môi trường trong công ty cũng có hiệu quả trong việc tăng động lực của nhân viên. Cho dù bạn có động lực làm việc đến đâu, nếu xung quanh bạn chỉ có những người có động lực làm việc kém, thì động lực của bạn sẽ dần giảm đi. Bạn có thể cảm thấy mình là người duy nhất trôi nổi và cần phải thích nghi với môi trường xung quanh. Do đó, động lực được giữ ở mức cao sẽ dần dần trở nên giảm sút. Môi trường làm việc rất quan trọng để giữ cho nhân viên luôn có động lực.
Nếu bạn muốn cải thiện động lực của nhân viên, có một cách đó là tạo ra một môi trường mà nhân viên có thể tiếp nhận những thách thức mới. Có nhiều phương pháp khác nhau như hệ thống liên doanh nội bộ và các cuộc thi nội bộ. Trước hết, chúng ta hãy tạo một môi trường mà nhân viên có tính chủ động trong công việc. Một môi trường mà nhân viên muốn chủ động làm việc nhưng lại không có thách thức gì được đặt ra có thể sẽ làm giảm động lực của họ. Tạo ra một môi trường không để nhân viên rơi vào suy nghĩ rằng: “Tôi chỉ cần nhận lương” hay “Tôi không muốn làm bất cứ điều gì khác ngoài phần việc của tôi” là điều quan trọng.
- Khen thưởng cho những người đạt được thành tích
Động lực từ bên ngoài sẽ tăng lên nếu thành tích được đánh giá chính xác dẫn đến việc tăng lương hoặc thăng chức. Tuy nhiên, ngay cả khi động lực bên ngoài tăng lên trong khi động lực nội tại vẫn duy trì ở mức thấp thì tỉ lệ nghỉ việc sẽ không giảm đi. Điều này là do họ sẽ cân nhắc chuyển việc sang các công ty khác để tìm kiếm các mức đãi ngộ cao hơn. Ngay cả khi nhân viên đạt được thành tích tốt và mức lương của họ tăng lên thì cũng rất khó để công khai điều đó. Thế nên, ngay cả khi công ty công nhận thành tích của họ nhưng họ vẫn sẽ cảm thấy như không được công nhận bởi những người khác. Cảm giác này sẽ làm giảm đi động lực nội tại của mỗi người.
Động lực phải được cân bằng giữa bên ngoài và bên trong. Vì vậy khen thưởng là một biện pháp hữu hiệu dành cho những người đạt thành tích tốt. Việc khen thưởng có thể cải thiện cả động lực bên trong lẫn động lực bên ngoài. Không có ai là không vui mừng khi được người khác khen ngợi về thành tích của mình cả. Thời gian kế tiếp, điều đó sẽ làm tăng động lực bên trong để làm việc chăm chỉ và đạt được kết quả. Hơn nữa, sự khen ngợi dành cho những người đã đạt được thành tích cũng là nguồn cảm hứng cho mọi người xung quanh. Khen thưởng là một cách hiệu quả để cải thiện động lực một cách toàn diện và thúc đẩy hóa tổ chức.
- Tăng cường cân bằng giữa công việc và cuộc sống
Khi sự cân bằng giữa công việc và cuộc sống bị xáo trộn bởi thời gian làm việc kéo dài, tâm trí và cơ thể bị kiệt quệ thì thật khó để duy trì hoặc cải thiện động lực. Duy trì sự cân bằng giữa công việc và cuộc sống một cách lành mạnh là vấn đề được đặt trước cả việc duy trì và cải thiện động lực. Bạn chỉ có thể nói về động lực khi bạn đã có sẵn một nền tảng trước đó, vì thế điều đầu tiên cần làm là cải thiện sự cân bằng giữa công việc và cuộc sống của bạn. Để cải thiện sự cân bằng giữa công việc và cuộc sống, cần phải quản lý thời gian làm việc thích hợp và có ngày nghỉ phép có lương một cách hợp lý. Đây là một vấn đề không dễ dàng vì cho dù bản thân nhân viên có cố gắng bao nhiêu đi chăng nữa thì nó cũng đòi hỏi cần có sự hợp tác từ công ty. Tăng động lực của nhân viên cũng mang lại lợi ích cho các công ty. Vì vậy các công ty cần nắm bắt được giờ làm việc của nhân viên và những ngày nghỉ phép có lương, đồng thời khuyến khích họ cải thiện sự cân bằng giữa công việc và cuộc sống.
3. Trước hết hãy nắm rõ tình hình hiện tại
Động lực của nhân viên có ảnh hưởng lớn đến công ty. Vì vậy hãy thử thực hiện một cuộc khảo sát “Mức độ hài lòng của nhân viên” để hiểu được động lực của những nhân viên hiện tại. Bằng cách làm rõ tiếng nói của nhân viên, các vấn đề của công ty cũng trở nên rõ ràng và những nỗ lực cải tiến công ty cũng trở nên dễ dàng hơn. Chúng tôi khuyên bạn nên cân nhắc thử sử dụng phương pháp này.
CÔNG TY TNHH GIÁO DỤC VÀ DỊCH THUẬT IFK
Chuyên cung cấp các dịch vụ sau:
Dịch vụ biên phiên dịch tiếng Nhật, Anh, Việt
Dịch vụ làm CV tiếng Nhật
Dịch vụ tư vấn du học Nhật Bản
Chương trình internship tại Nhật Bản cho trường liên kết
Email: info@translationifk.com
Hotline: 0282.247.7755/ 035.297.7755
Website: https://translationifk.com
Facebook: Dịch Thuật Tiếng Nhật IFK
Bài viết này hữu ích như thế nào?
Nhấp vào một ngôi sao để đánh giá nó!
Đánh giá trung bình 5 / 5. Số phiếu bầu: 389
Không có phiếu bầu nào cho đến nay! Hãy là người đầu tiên đánh giá bài viết này.