Giả sử những điều như nền tảng giáo dục cơ bản được viết trong sơ yếu lý lịch, thì những nội dung cần viết trong sơ yếu lý lịch làm việc được tóm tắt dưới đây.
1. Quá trình làm việc
2. Bằng cấp
3. Kinh nghiệm dịch thuật
4. Kinh nghiệm học ngoại ngữ/dịch thuật
5. Các công cụ/phần mềm sử dụng hỗ trợ dịch thuật, từ điển,v.v
6. Môi trường làm việc dịch thuật
7. Điều kiện mong muốn, đơn giá, khung giờ làm việc, ngôn ngữ (làm việc) mong muốn tại thời điểm đăng ký
8. Tự PR bản thân
1. Quá trình làm việc: Viết chi tiết kinh nghiệm làm việc từ trước đến nay
Đây không chỉ là việc nộp đơn để ứng tuyển một công việc dịch thuật, mà nó là bản tóm tắt quá trình làm việc, ngoài tên công ty, hãy ghi chi tiết bộ phận phụ trách và nội dung công việc đã phụ trách. Trong trường hợp này, bạn không cần phải suy nghĩ xem nó có liên quan đến dịch thuật hay không, bạn cần mô tả chi tiết công việc mình phụ trách. Đặc biệt, chúng ta hãy đảm bảo viết ra những công việc liên quan đến ngoại ngữ.
2. Bằng cấp mà bạn có: Hãy viết rõ những bằng cấp bạn có, bao gồm những bằng cấp liên quan đến ngoại ngữ
Trong bản sơ yếu lý lịch khi ứng tuyển vào vòng sơ khảo, chúng tôi khuyến khích các bạn nên ghi bằng cấp mà bạn có càng nhiều càng tốt (ví dụ: chứng chỉ tin học, bằng phân tích chứng khoán, bằng hoạch định tài chính, bằng kỹ thuật viên quản lý sở hữu trí tuệ, bằng luật sư bằng sáng chế…) và chứng chỉ ngoại ngữ.
Ví dụ: Giả sử có một doanh nghiệp hay công ty dịch thuật cần tìm kiếm số lượng lớn dịch giả vì lý do kỳ hạn gấp rút hoặc có dự án lớn và họ tìm kiếm những dịch giả trong lĩnh vực sáng chế.
Trong những trường hợp như vậy, thì ngay cả khi bạn hoàn toàn không hề có kinh nghiệm trong dịch thuật lĩnh vực sáng chế, nhưng nếu bạn có bằng cấp là kỹ thuật viên quản lý sở hữu trí tuệ, bạn sẽ thông thạo với nhiều nội dung hay thuật ngữ kỹ thuật, vì vậy có thể nói bạn sẽ dễ dàng được chọn hơn.
Như bạn có thể thấy, chúng ta không biết loại bằng cấp nào mang lại lợi thế cho chúng ta, vậy nên ngay cả khi nghĩ rằng “Bằng cấp kiểu này không liên quan lắm nhỉ?” tôi nghĩ bạn nên viết nó vào để đề phòng.
3. Kinh nghiệm dịch thuật: Viết ra dù là bất kỳ kinh nghiệm nào, như một thành tựu trong việc dịch thuật.
Đầu tiên, chúng tôi muốn nhấn mạnh “Nếu bạn có kinh nghiệm từng dịch thuật cho công việc ngoài việc học thì ngay cả khi bạn chỉ dịch một đoạn văn, hãy chắc chắn đưa nội dung đó vào sơ yếu lý lịch làm việc của bạn.”
Xin nhắc lại, nội dung gì cũng được, chẳng hạn như “Tôi đã dịch mail sang tiếng Nhật cho sếp của mình” hay “Tôi được đồng nghiệp nhờ dịch tài liệu PowerPoint sang tiếng Anh”. Đừng bận tâm về việc nội dung đó ngay cả học sinh trung học cơ sở cũng có thể dịch được.
“Tôi đã dịch mail cho sếp của mình.” → “Bản dịch e-mail tiếng Nhật”
“Tôi được đồng nghiệp nhờ dịch tài liệu PowerPoint sang tiếng Anh” → “ Bản dịch tiếng Anh của tài liệu kỹ thuật”
Cứ như thế, hãy viết một cách kỹ càng dù chỉ trong một trang.
“Dù kinh nghiệm có nhỏ đến đâu, nếu nó liên quan đến nội dung bạn ứng tuyển, hãy viết một cách kỹ càng, phóng đại một chút cũng không sao.” Đây là điều rất quan trọng. Bởi vì, bạn không thể đi đến giai đoạn tiếp theo nếu không vượt qua được vòng sàng lọc hồ sơ. Trong trường hợp có vòng sơ khảo, bạn thậm chí không thể tham gia vòng sơ khảo nếu không thông qua vòng sàng lọc hồ sơ.
4. Kinh nghiệm học dịch thuật/ ngoại ngữ: Trong trường hợp hoàn toàn không có kinh nghiệm dịch thuật, hãy viết kinh nghiệm học dịch thuật.
Tôi nghĩ rằng không có bất cứ ai có dự định làm dịch giả khi mà bản thân hoàn toàn chưa học gì về dịch thuật.
Cho dù bạn có kinh nghiệm dịch thuật hay không, chúng tôi khuyến khích bạn nên viết ra kinh nghiệm học dịch thuật của mình. Kinh nghiệm học dịch thuật sẽ là một điểm hấp dẫn cho kỹ năng dịch thuật của bạn.
Tôi nghĩ rằng trong một số công ty, khi có các ứng viên cùng trình độ, họ sẽ nghĩ: “Người hiểu cặn kẽ cách dịch cơ bản của tài liệu sẽ tốt hơn.”
Nếu bạn chưa có kinh nghiệm dịch thuật, việc ghi chi tiết kinh nghiệm học dịch thuật của bạn là điều cần thiết.
5. Công cụ hỗ trợ dịch thuật: Các công cụ hỗ trợ dịch thuật bạn biết cách sử dụng, phần mềm và từ điển bạn đang sử dụng, v.v.
Tùy thuộc vào lĩnh vực, nhiều công ty dịch thuật đặt tầm quan trọng vào việc bạn có thể sử dụng các công cụ CAT (công cụ hỗ trợ dịch thuật) như TRADOS và MEMO Q hay không, vì vậy hãy nhớ viết chúng ra nếu bạn biết cách sử dụng.
Ngoài ra, nếu có công cụ làm tăng độ tin cậy cho dịch giả và bạn đang sử dụng thành thạo công cụ ấy, hãy viết chúng ra nhé.
6. Môi trường làm việc dịch thuật: Máy tính, phần mềm bảo mật, v.v.
Hãy viết ra máy tính cá nhân của bạn là máy tính bàn hay máy tính xách tay, hệ điều hành gì (ví dụ: Windows 10 chẳng hạn,…) và dung lượng bộ nhớ bao nhiêu)…
Trong trường hợp cần chú trọng bảo mật như bản dịch hợp đồng chẳng hạn, vì không thể để rò rỉ thông tin bởi bất cứ điều gì, nên nhà tuyển dụng có thể yên tâm nếu bạn viết thêm máy tính có cài đặt phần mềm bảo mật hay không.
7. Điều kiện mong muốn: Viết điều kiện mong muốn, đơn giá, giờ làm việc, ngôn ngữ mong muốn tại thời điểm đăng ký, v.v.
Nếu bạn có nguyện vọng về thời gian làm việc từ 9h sáng đến 5h chiều hay làm các ngày trong tuần, hay không thể làm việc vào cuối tuần hay vì có con nhỏ nên bạn chỉ có thể làm việc 5 giờ/1 ngày,… Hãy nhớ viết ra cẩn thận những điều kiện mong muốn của bạn để bạn không phải hối hận sau khi nhận được yêu cầu công việc.
Mặc dù cuối cùng đó cũng là công việc được yêu cầu thế nhưng nếu bạn từ chối ngay từ đầu, nhất định là những công việc được yêu cầu sau này sẽ không xuất hiện. Vì vậy, nếu bạn có bất kỳ điều kiện nào của bản thân mà bạn không thể từ bỏ, thì điều quan trọng là phải viết nó ra thật chỉnh chu.
Tất nhiên, hãy viết ra ngôn ngữ bạn muốn đăng ký làm dịch giả, chẳng hạn như tiếng Anh hay tiếng Trung, và lĩnh vực bạn muốn, chẳng hạn như dịch bằng sáng chế hoặc là dịch pháp lý.
8. PR bản thân: Viết rõ ràng những điểm hấp dẫn/thu hút của bản thân, chẳng hạn như lĩnh vực chuyên môn hay sở trường.
Sẽ là một lợi thế khi bạn có lĩnh vực chuyên môn mà người khác không có, chẳng hạn như chuyên môn được trau dồi tại nơi làm việc hoặc khoa kỹ thuật điện của trường đại học.
Vì có nhiều nội dung nâng cao có thể bị dịch sai trừ khi bạn là chuyên gia trong lĩnh vực đó, vậy nên có chuyên môn là một lợi thế lớn. Hãy viết ra lĩnh vực chuyên môn của bạn.
Ngoài ra, đừng quên tự tạo ra một lời kêu gọi mạnh mẽ nếu bạn có một lĩnh vực quen thuộc, chẳng hạn như thành thạo “ chơi game” hay “chụp ảnh” như những sở thích!
Do trường dịch thuật rất đa dạng, nên không rõ bằng cấp và kiến thức nào là quan trọng, tùy thuộc vào nội dung yêu cầu tại thời điểm đó. Rất có khả năng một công ty dịch thuật sẽ cần những kiến thức mà bạn không ngờ tới.
Vì vậy, nếu có những nội dung như “Tôi giỏi chỗ này” hoặc “Tôi thạo cái này” hơn những người khác, thì có thể là cơ hội để nhà tuyển dụng kêu gọi bạn bất cứ lúc nào, nếu bạn đưa nội dung đó vào sơ yếu lý .
Ví dụ: Nếu nhà tuyển dụng đang tìm kiếm người có thể dịch trò chơi, đương nhiên những người am hiểu về trò chơi sẽ được lựa chọn hơn là những người có trình độ như “nhà phân tích chứng khoán”.
Tuy nhiên, nếu dài quá thì sẽ không đọc được, vì vậy cần nghĩ ra cách đọc để dễ đọc hơn, chẳng hạn như viết thành từng mục.
CÔNG TY TNHH GIÁO DỤC VÀ DỊCH THUẬT IFK
Chuyên cung cấp các dịch vụ sau:
Dịch vụ biên phiên dịch tiếng Nhật, Anh, Việt
Dịch vụ làm CV tiếng Nhật
Dịch vụ tư vấn du học Nhật Bản
Chương trình internship tại Nhật Bản cho trường liên kết
Email: info@translationifk.com
Hotline: 0282.247.7755/ 035.297.7755
Website: https://translationifk.com
Facebook: Dịch Thuật Tiếng Nhật IFK
Bài viết này hữu ích như thế nào?
Nhấp vào một ngôi sao để đánh giá nó!
Đánh giá trung bình 0 / 5. Số phiếu bầu: 0
Không có phiếu bầu nào cho đến nay! Hãy là người đầu tiên đánh giá bài viết này.