Hiệu đính và kiểm duyệt là gì? Sự khác nhau giữa chúng là ?

Đối với một công ty dịch thuật, hiệu đính là một trong những bước quan trọng nhất để có bản dịch chính xác. Và khi dịch thuật, chúng ta không được có sai sót về mặt nội dung đối với tất cả các bản dịch, đặc biệt là khi dịch các sổ tay hướng dẫn và tài liệu kinh doanh. Do đó, các công ty dịch thuật sẽ kiểm tra công việc hiệu đính nhiều lần. 

Mặt khác, có một từ “kiểm duyệt” (hiệu duyệt)  tương tự như hiệu đính. Vậy sự khác biệt giữa “hiệu đính” và “kiểm duyệt”  là gì? Trong bài viết, chúng tôi sẽ giới thiệu về sự khác biệt của hai công việc này, cũng như vai trò và tầm quan trọng của mỗi loại. Bạn nhất định phải xem đến cuối nhé.  

hieu dinh va kiem duyet la gi?

Hiệu đính và kiểm duyệt (hiệu duyệt) là gì?

Công việc hiệu đính và kiểm duyệt cực kì quan trọng không chỉ đối với các công ty dịch thuật mà còn đối với các nhà xuất bản và công ty in ấn. Trừ khi bạn hiểu rõ ý nghĩa của công việc hiệu đính & kiểm duyệt, và đó là chuyên môn của bạnthì bạn sẽ không hiểu những khái niệm này. Tuy nhiên, có thể một số người không biết về sự khác biệt giữa công việc hiệu đính và kiểm duyệt. 

Sau đây, chúng tôi sẽ lần lượt giới thiệu về hiệu đính và kiểm duyệt. 

1. Hiệu đính là gì? ?

Hiệu đính chủ yếu là công việc chỉnh sửa các ký tự. Dưới đây là các mục được kiểm tra trong công việc hiệu đính: 

  • Lỗi đánh máy / thiếu ký tự. 
  • Lỗi sử dụng sai tiếng Nhật. 
  • Lỗi diễn đạt (cách diễn đạt có thống nhất không? Các từ xuất hiện nhiều lần đã thống nhất bằng kanji và hiragana hay chưa?) 

Về cơ bản, quá trình kiểm tra lại các lỗi về cách dùng từ và ký hiệu được gọi là hiệu đính.

2. Kiểm duyệt (hiệu duyệt) là gì?

Kiểm duyệt (hiệu duyệt) là công việc kiểm tra nội dung của một bản thảo xem nó có mâu thuẫn và sai lệch với thực tế hay không. Dưới đây là các mục được kiểm tra trong công việc kiểm duyệt: 

  • Sự việc có đúng với thực tế không? 
  • Có bất kỳ sự mâu thuẫn nào trong nội dung xuyên suốt không? 
  • Có bất kỳ lỗi nào về danh từ riêng và số hay không?
  • Đảm bảo được  tất cả các tài liệu tham khảo đều chính xác hay chưa? 
  • Kiểm tra xem nội dung có chỗ nào không phù hợp không? 
  • Kiểm tra xem các biểu đồ có chính xác không? 

Về cơ bản, khác với quá trình kiểm tra các lỗi như lỗi đánh máy và cách sử dụng tiếng Nhật, thì kiểm duyệt (hiệu duyệt)  là quá trình chú ý đến nội dung của bản thảo và kiểm tra xem có thông tin nào sai lệch không. 

Hiệu đính và kiểm duyệt (hiệu duyệt) khác nhau như thế nào?

hieu dinh và kiem duyet khac nhau the nao?

Chúng tôi đã giới thiệu về sự khác biệt giữa hai khái niệm “hiệu đính” và “kiểm duyệt”, nhưng sự khác biệt lớn nhất giữa chúng là: “mục đích của việc kiểm tra là gì?”. Mục đích của hiệu đính là để kiểm tra lại các lỗi đánh máy và cách sử dụng tiếng Nhật sao cho đúng từ nội dung bản thảo. Ngược lại, mục đích của kiểm duyệt là kiểm tra lại chính nội dung bản thảo. Vì vậy, nội dung của bản thảo có thể thay đổi. 

Đến đây, chúng tôi đã giới thiệu về sự khác biệt giữa hiệu đính và kiểm duyệt. Tuy nhiên, công việc hiệu đính và kiểm duyệt hiếm khi được phân ra rõ ràng. Tại một công ty dịch thuật, “hiệu đính” thường được cho là có bao gồm cả kiểm duyệt. 

Khi chọn công ty dịch thuật, bạn nên chú ý những điều dưới đây để xác nhận xem cơ chế hiệu đính của công ty đó hoàn thiện như thế nào. 

  • Bản thảo đã qua kiểm duyệt chưa? Đã được “bản địa hóa” chưa? 
  • Nó có được hiệu đính bởi một chuyên gia không? 
  • Có kiểm tra lại lần hai không? 

Bạn nên hỏi những điều này trước khi đưa ra yêu cầu với công ty dịch thuật đã chọn. 

Vai trò và tầm quan trọng của hiệu đính và kiểm duyệt (hiệu duyệt) đối với các công ty dịch thuật là gì?

vai tro tam quan trong cua hieu dinh va kiem duyet

Hiệu đính và kiểm duyệt cũng đóng vai trò trong việc bảo vệ uy tín của doanh nghiệp. Ví dụ, tại một doanh nghiệp cung cấp sản phẩm và dịch vụ, nếu nội dung của hướng dẫn sử dụng sản phẩm dịch vụ đó không đầy đủ thì uy tín của doanh nghiệp có thể giảm sút. 

Cho dù doanh nghiệp đã viết rõ ràng những thông tin cần thiết đối với người tiêu dùng về dịch vụ & sản phẩm và bán chạy những dịch vụ & sản phẩm đó, thì chỉ cần một vài sai sót cũng sẽ giảm uy tín đối với khách hàng. Trong trường hợp xấu nhất, có thể gây thiệt hại nặng nề cho cả doanh nghiệp. 

Vì vậy, các công việc như hiệu đính – kiểm duyệt đóng một vai trò quan trọng không chỉ trong ngành dịch thuật mà còn trong các ngành khác nhau. Vì một doanh nghiệp có trách nhiệm lớn trong việc cung cấp sản phẩm và dịch vụ cho người tiêu dùng, nên việc thực hiện nghiêm túc công việc hiệu đính – kiểm duyệt  không chỉ nâng cao hơn nữa chất lượng sản phẩm, mà còn góp phần bảo vệ thương hiệu của các doanh nghiệp. 

Tại một công ty dịch thuật, khi dịch tiếng Nhật sang một ngôn ngữ khác, việc người Nhật hiệu đính hoặc kiểm duyệt bằng ngôn ngữ khác đó sẽ không hiệu quả. Việc hiệu đính – kiểm duyệt bởi người bản địa của chính ngôn ngữ đó sẽ tạo ra được bản dịch chính xác hơn. Hơn nữa, việc có phải là chuyên gia trong lĩnh vực này hay không cực kì quan trọng. Vì nếu bạn không phải là chuyên gia, nghĩa của các từ chuyên ngành có thể  bị dịch sai. 

Nếu thực hiện công việc hiệu đính – kiểm duyệt mà không ý thức về những điều như trên, chúng ta có thể sẽ truyền đạt một cách sai lệch về các sản phẩm – dịch vụ sang các đất nước khác. Vì vậy, bạn cần cẩn thẩn khi lựa chọn công ty dịch thuật.  

Hãy liên hệ với IFK

Các thuật ngữ “hiệu đính” và “kiểm duyệt” có thể không quen thuộc với bạn, nhưng hiệu đính -kiểm duyệt là những công việc góp phần không nhỏ trong việc làm chính xác hơn các thông tin xung quanh chúng ta. Nếu bạn làm trong công ty mở rộng ra nước ngoài, và bạn phải dịch các tài liệu kinh doanh, sổ tay hướng dẫn, các thông tin liên quan đến sản phẩm – dịch vụ,….xin vui lòng liên hệ với công ty dịch thuật IFK của chúng tôi. 

Chúng tôi sẽ cung cấp nhiều bản dịch có tính chuyên môn cao như dịch thuật thủ công, tài chính, pháp luật, sổ tay hướng dẫn,…Nếu bạn có bất kì thắc mắc nào, đừng ngần ngại liên hệ với công ty dịch thuật IFK. 

CÔNG TY TNHH GIÁO DỤC VÀ DỊCH THUẬT IFK

Bài viết này hữu ích như thế nào?

Nhấp vào một ngôi sao để đánh giá nó!

Đánh giá trung bình 5 / 5. Số phiếu bầu: 469

Không có phiếu bầu nào cho đến nay! Hãy là người đầu tiên đánh giá bài viết này.