Kinh nghiệm làm việc hầu như luôn được hỏi khi phỏng vấn xin việc. Việc truyền tải những thành tựu và quá trình một cách dễ hiểu và hấp dẫn trong một buổi phỏng vấn thực tế mà không có sự chuẩn bị trước là điều vô cùng khó khăn. Điều cần thiết là chuẩn bị thật kỹ trước buổi phỏng vấn để nhận được công việc.
Nên trả lời gì khi được hỏi về quá trình làm việc của bản thân trong một buổi phỏng vấn?
Bạn có biết trả lời như thế nào là đúng khi được hỏi “Vui lòng cho chúng tôi biết về quá trình làm việc của bạn” tại buổi phỏng vấn? Trước hết, tôi sẽ giới thiệu cách trả lời và giải thích quá trình làm việc cơ bản.
1. Tên công ty + thành tích là điều cơ bản
Cách cơ bản để trả lời quá trình làm việc là nêu lên một tổ hợp gồm tên công ty và những thành tích của bản thân.
Thay vì trả lời “Tôi làm việc với tư cách là XX (chức danh) trong công việc trước đây của tôi”, hãy trả lời “Tôi làm việc với tư cách là OO (chức danh) trong công việc trước đây của tôi Công ty cổ phần XX”.
Tuy nhiên, nếu chỉ giải thích tên công ty và chức danh công việc như đã mô tả ở trên là chưa đủ. Điều quan trọng là “bạn đã đạt được những thành tựu gì trong công việc?”.
Bằng cách giải thích thêm những thành tựu, họ sẽ có thể thấy quá trình bạn đã thực hiện những hành động nào để đạt được mục tiêu và cách bạn đạt được kết quả.
Khi được hỏi về kinh nghiệm làm việc tại buổi phỏng vấn, mục đích là để biết thái độ của bạn đối với việc đạt được mục tiêu và liệu bạn có phù hợp hay không, vì vậy hãy trả lời câu hỏi đúng với mục đích đó.
2. Trả lời những bài học rút ra được từ kinh nghiệm
Ngoài ra, nếu như bạn có thể giải thích từ những kinh nghiệm mà bạn đạt được thành tựu đó bạn đã học được những gì thì ấn tượng của nhà tuyển dụng sẽ cao hơn.
Ví dụ, nếu bạn có thể đạt được mục tiêu một cách suôn sẻ mà không gặp bất kỳ trở ngại nào, bạn có thể kể kinh nghiệm thành công của mình bằng cách giải thích rằng “Tôi cảm thấy rằng tôi có thể tiến hành dự án một cách suôn sẻ bằng cách chuẩn bị trước cho mọi trường hợp”.
Nếu cuối cùng bạn có thể đạt được mục tiêu bất chấp những thất bại và khó khăn, hãy giải thích rằng “Mặc dù tôi gặp phải những trở ngại và rắc rối, tôi vẫn tham gia cho đến khi đạt được các mục tiêu của dự án và tôi có thể hiểu được tầm quan trọng của việc hợp tác với nhóm và thực hiện các đối sách linh hoạt.”, công ty sẽ thấy được cách bạn phát triển trong một dự án thực tế.
Bằng cách kết hợp nêu lên những bài học dựa trên kinh nghiệm làm việc của mình, bạn có thể thể hiện cá tính và cách bạn tiếp cận công việc cho người phỏng vấn thấy.
3. Trả lời những kinh nghiệm và thành tích có thể sử dụng sau khi gia nhập công ty
Nếu có nhiều kinh nghiệm làm việc có thể giải thích tên công ty, thành tích và những gì bạn đã học được, hãy chọn một kinh nghiệm phù hợp nhất với công ty bạn đang phỏng vấn.
Nếu bạn chỉ có một kinh nghiệm làm việc mà đáp ứng được ba điểm này thì không nói làm gì, nhưng nếu bạn có nhiều hơn một kinh nghiệm mà bạn không thể tận dụng được thì thật lãng phí.
Hãy trả lời về những quá trình làm việc mà trog đó bạn có thể sử dụng thành tích và kinh nghiệm của mình sau khi gia nhập công ty để người phỏng vấn có thể hình dung bạn sẽ hoạt động như thế nào.
Phải làm gì nếu không thể nghĩ ra quá trình làm việc hoặc kinh nghiệm mà bạn có thể sử dụng?
Nhiều lúc khi bạn nghe thấy cụm từ “kinh nghiệm” hay “những gì bạn đã học được từ kinh nghiệm của mình”, bạn có thể sẽ không suy nghĩ ngay được. Nếu bạn không thể nghĩ ra quá trình làm việc hoặc kinh nghiệm mà bạn có thể tận dụng, đừng nghĩ đến việc liệu bạn có thể tận dụng nó trong công việc mới hay không, mà hãy viết ra những gì bạn đã trải qua cho đến nay vào một tờ giấy hoặc một bản ghi nhớ trên điện thoại thông minh của bạn. Sau khi viết nhiều nhất có thể, hãy nghĩ xem công việc mới sẽ cần những kỹ năng gì.
Bạn có thể tìm thấy các kỹ năng cần thiết ngay cả trên Internet, sau đó suy nghĩ về những kỹ năng mình cần dựa trên loại hình và nội dung công việc từ kinh nghiệm xã hội của bạn.
Dựa trên những kỹ năng cần thiết, hãy xem xét lại những kinh nghiệm mà bạn đã viết ra trước đó. Khi nhìn lại, bạn có thể tìm thấy điểm chung mà bạn không nghĩ đến lúc đầu. Hãy tóm tắt những kinh nghiệm và kỹ năng mà bạn có trong quá trình làm việc của mình theo cách mà nó sẽ giúp ích cho bạn trong công việc đang ứng tuyển.
Nên làm gì nếu có quá nhiều kinh nghiệm làm việc?
Nếu bạn đã từng làm việc ở nhiều nơi, bạn có thể tự hỏi rằng “Tôi nên trả lời kinh nghiệm làm việc ở công ty nào?”.
Về cơ bản, hãy trả lời dựa trên quá trình và kinh nghiệm trong công việc trước đây tại công ty bạn hiện đang làm việc. Ngay cả khi bạn trả lời trải nghiệm trước đó, nó có thể không hữu ích lắm trong việc đo lường khả năng hiện tại của bạn. Bạn nên ưu tiên những quá trình làm việc càng gần càng tốt và đưa ra lời giải thích thật cụ thể.
Tuy nhiên, nếu nó không phù hợp với nhu cầu của công ty mà bạn đang hướng tới hoặc nếu bạn có kinh nghiệm có thể hữu ích cho công việc mới, thì bạn nên đưa nhiều kinh nghiệm trong quá khứ đó vào câu trả lời của mình.
CÔNG TY TNHH GIÁO DỤC VÀ DỊCH THUẬT IFK
Chuyên cung cấp các dịch vụ sau:
Dịch vụ biên phiên dịch tiếng Nhật, Anh, Việt
Dịch vụ làm CV tiếng Nhật
Dịch vụ tư vấn du học Nhật Bản
Chương trình internship tại Nhật Bản cho trường liên kết
Email: info@translationifk.com
Hotline: 0282.247.7755/ 035.297.7755
Website: https://translationifk.com
Facebook: Dịch Thuật Tiếng Nhật IFK
Bài viết này hữu ích như thế nào?
Nhấp vào một ngôi sao để đánh giá nó!
Đánh giá trung bình 5 / 5. Số phiếu bầu: 157
Không có phiếu bầu nào cho đến nay! Hãy là người đầu tiên đánh giá bài viết này.