Tại buổi phỏng vấn, lời nói là thứ cực kì quan trọng. Vậy khi đi phỏng vấn, bạn sẽ nói như thế nào? Khi chúng ta nói sai một từ nào đó thì có lẽ nhà tuyển dụng sẽ cảm thấy nghi ngờ về khả năng phù hợp của bạn với công ty. Ví dụ tôi đưa ra hôm nay đó chính là từ “Chúng tôi”, mặc dù đơn giản nhưng tuỳ theo các tình huống khác nhau mà có thể được hiểu theo nhiều cách khác nhau.
Trước khi đi vào giải thích chi tiết, tôi sẽ nói với bạn điều này. Tuỳ theo chủ đề câu chuyện mà việc sử dụng “Chúng tôi” không có bất cứ vấn đề gì cả. Chẳng hạn, khi nói về thành tích của nhóm, sử dụng “Chúng tôi” có thể nói là phù hợp. Tuy nhiên, từ này cũng sẽ khiến người ta đặt dấu chấm hỏi về năng lực của bạn. Trong tình huống như thế, bạn phải sử dụng danh xưng thứ nhất là “Tôi” và đi sâu vào kinh nghiệm cá nhân của chính mình. Sau đây, tôi sẽ giải thích lý do vì sao phải làm như vậy.
1. Hãy truyền đạt chi tiết năng lực bản thân
Điều mà nhà tuyển dụng muốn biết không phải là thành tích của người khác, mà là của chính bản thân bạn. Họ sẽ đặt ra những câu hỏi tập trung vào kinh nghiệm, kỹ năng và thành tựu mà bạn đã đạt được. Chẳng hạn như câu hỏi “Thời điểm nào bạn đã cố gắng làm việc chăm chỉ để đạt được mục tiêu trong công việc?”
Đối với câu hỏi này, nếu trả lời với chủ ngữ là “chúng tôi” thì sẽ không phù hợp. Bởi vì điều mà nhà tuyển dụng muốn biết là bạn có năng lực hoàn thành công việc không, bạn có khả năng xử lý tình huống như thế nào. Vì vậy hãy chú ý việc trả lời với chủ ngữ “chúng tôi đã đạt được….” cho câu hỏi trên là không nên.
Bạn có thể trả lời như sau: “Tôi đã có thể hoàn thành được mục tiêu tăng doanh số bán hàng của công ty X lên Y% trong thời gian 1 tháng. Tôi đã có những trao đổi tư vấn với giám đốc kinh doanh về việc tôi có thể làm gì để làm tăng thêm kỹ năng kinh doanh của mình lên không. Và rồi trong khoảng thời gian 1 tháng tôi vừa đi làm vừa tham gia các buổi cố vấn (mentoring session), đọc sách mà mọi người giới thiệu, nghe Podcast vào thời gian rảnh và dần dần tôi học được và tích luỹ thêm rất nhiều kiến thức. Tất cả cố gắng đã được đền đáp, năng lực tôi tăng lên, và tháng tiếp theo tôi đã có thể đạt được mục tiêu với con số bán hàng vượt trên Z%.”
2. Hãy nói cả điểm tốt và điểm xấu về trách nhiệm của bản thân
“Tôi là người có trách nhiệm” – ý nghĩa của nó là gì bạn có biết không? Có thể một trong số đó chính là khi bạn đưa ra một số thành quả bất kỳ, bạn sẽ nói rằng “Tôi là người thực hiện đấy”. Mặt khác, có thể đó sẽ là việc chấp nhận chịu trách nhiệm với đồng nghiệp về những khó khăn gặp phải trong công việc, kể cả đó là những thất bại.
Các nhà tuyển dụng muốn biết bạn sẽ có tinh thần trách nhiệm như thế nào khi gặp những điều thuận lợi và cả những khó khăn trong công việc. Chính vì thế, có thể họ sẽ hỏi câu hỏi mang một chút trêu đùa như “Hãy nói về những việc bạn làm khi gặp thất bại đi” hay “Khi công việc không được thuận lợi như ý, bạn sẽ làm gì?”
Lúc này, nếu trả lời rằng “Chúng tôi…”, thì nhà tuyển dụng sẽ cảm thấy rằng bạn đang đổ trách nhiệm lên người khác. Tuy nhiên, nếu trả lời với chủ ngữ là “Tôi đã…”, bạn sẽ chứng minh cho họ thấy rằng bạn có tinh thần trách nhiệm, bạn có thể tự nhận thức được bản thân, bạn là ứng cử viên có khát vọng cầu tiến vươn lên, từ đó sẽ tạo ấn tượng rất tốt với người phỏng vấn. Chẳng hạn, bạn có thể trả lời rằng: “Khi làm vị trí X, tôi đã phải đối mặt tình trạng khó khăn vô cùng. Tôi liên tiếp gặp thất bại trong công việc Y. Tuy nhiên, trong cái khó ló cái khôn, tôi có thể học được điều Z.”
3. Hãy phân chia sử dụng “Tôi” và “Chúng tôi” thật khôn ngoan
Tất nhiên là sẽ có ví dụ ngoại lệ. Khi được hỏi những câu hỏi có liên quan đến hoạt động nhóm, “chúng tôi…” có thể nói là là cách trả lời phù hợp nhất. Nếu đưa ra các ví dụ “chúng tôi đã làm được…” là bạn đăng khiêm tốn bản thân và nâng giá trị nhóm lên.
Nó cũng rất cần thiết trong trường hợp muốn truyền đạt cho nhà tuyển dụng những kết quả hay mục đích mà bạn cùng làm với nhiều người khác. Chẳng hạn, “Chúng tôi đã đồng tâm hiệp lực kết hợp cùng với kỹ năng mà chúng tôi có và đã có thể đạt được thành quả cao nhất từ trước đến nay trong tháng 9”. Tuy nhiên, khi nói về những đóng góp cá nhân thì hãy dùng “Tôi đã…” nhé. Có thể tham khảo cách trả lời sau: “Tôi đã đóng góp với tinh thần trách nhiệm và bằng kỹ năng Y mình có được trong vai trò X. Và chúng tôi đã được kết quả Z”.
Có lẽ chỉ là những điều nhỏ nhặt nhưng cần thiết trong lưu ý cách sử dụng giữa “Tôi” và “Chúng tôi”. Bạn sẽ là nhân vật chính của buổi phỏng vấn và nhà tuyển dụng sẽ đưa ra những câu hỏi xoay quanh vào những gì bạn đã đạt được cho đến nay. Không chỉ về thành tích mà còn là những việc đã làm được khi đối mặt với khó khăn. Truyền tải những kinh nghiệm cá nhân hay những nỗ lực, những năng khiếu phù hợp với công việc có lẽ sẽ là những câu trả lời đúng đắn.
CÔNG TY TNHH GIÁO DỤC VÀ DỊCH THUẬT IFK
Chuyên cung cấp các dịch vụ sau:
Dịch vụ biên phiên dịch tiếng Nhật, Anh, Việt
Dịch vụ tư vấn du học Nhật Bản
Chương trình internship tại Nhật Bản cho trường liên kết
Email: info@translationifk.com
Hotline: 0282.247.7755/ 035.297.7755
Website: https://translationifk.com
Facebook: Dịch Thuật Tiếng Nhật IFK
Bài viết này hữu ích như thế nào?
Nhấp vào một ngôi sao để đánh giá nó!
Đánh giá trung bình 5 / 5. Số phiếu bầu: 210
Không có phiếu bầu nào cho đến nay! Hãy là người đầu tiên đánh giá bài viết này.