CÁCH GIẢM CĂNG THẲNG TRONG PHỎNG VẤN VÀ MẸO KIỂM SOÁT CẢM XÚC CỦA BẢN THÂN

Có lẽ rất nhiều người cảm thấy lo lắng và dễ bị căng thẳng khi phỏng vấn.
Nhưng nếu bạn có thể kiểm soát sự căng thẳng của mình một cách khéo léo thì dù trong một cuộc phỏng vấn đi nữa, bạn vẫn có thể dễ dàng PR bản thân bằng cách thể hiện tính cách con người thật của chính mình.
Ở bài viết này chúng tôi sẽ giới thiệu một số mẹo và những điểm mấu chốt để tránh bị căng thẳng trong phỏng vấn, hãy dùng nó để tham khảo cho cuộc phỏng vấn của bạn.

Cach giam cang than trong phong van va meo kiem soat cam xuc cua ban than

1. Trên thực tế căng thẳng cũng có ưu điểm! Cách phù hợp để làm quen với cảm giác căng thẳng

Cach phu hop de lam quen voi cam giac cang thang

Căng thẳng trong phỏng vấn không hẳn là một điều xấu. Nếu bạn có thể giảm bớt cảm xúc căng thẳng một cách thích hợp thì đây cũng được xem là một ưu điểm.
Việc căng thẳng khi phỏng vấn thường có xu hướng tạo nên hình ảnh tiêu cực, nhưng đối với một số người phỏng vấn, họ có thể xem cảm xúc căng thẳng đó là một điểm cộng.
Căng thẳng còn có nghĩa là bạn thực sự muốn gia nhập công ty. Ngay cả khi bạn gặp chút khó khăn trong cách diễn đạt, nhưng với dáng vẻ cố gắng hết sức để truyền đạt một cách chân thành thì cũng có thể tạo nên ấn tượng tốt với người phỏng vấn.
Ngoài ra, nếu bạn không quá lo lắng, bạn có thể bị cho là “không nghiêm túc lắm”. Có cảm giác căng thẳng ở mức độ vừa phải là một trong những yếu tố quan trọng trong một cuộc phỏng vấn. Ngược lại, việc căng thẳng quá mức sẽ làm cho đầu óc bạn trở nên trống rỗng và không thể truyền đạt được thế mạnh của mình thì đấy cũng là một điểm bất lợi.

2. Khi căng thẳng quá mức bạn sẽ trở nên thế nào?

Khi cang thang qua muc ban se tro nen the nao

Như chúng tôi đã giải thích ở phần trước, việc căng thẳng ở mức độ vừa phải là một điều tốt, nhưng nếu bạn căng thẳng quá mức sẽ gây rắc rối cho cuộc phỏng vấn.
Ví dụ, có không ít người biểu hiện sự căng thẳng ra bên ngoài với các triệu chứng thể chất như: đầu óc trở nên trống rỗng và không thể nghĩ được gì, mồ hôi chảy ròng ròng không ngừng, hay chảy nước mắt do căng thẳng quá mức.
Ngoài ra, cũng có các trường hợp như mặt đỏ bừng, nói quá nhanh, giọng nói và cơ thể run rẩy,…
Nếu lỡ rơi vào các tình huống như trên, sẽ rất khó để bình tĩnh và có một cuộc phỏng vấn.
Căng thẳng có thể gây áp lực tâm lý cho bạn và không chừng bạn sẽ bị rơi vào vòng luẩn quẩn. Để tránh điều này xảy ra, phần tiếp theo chúng tôi sẽ giới thiệu cho bạn cách để giảm bớt căng thẳng.

3. Mẹo để giảm bớt căng thẳng trong chiến lược phỏng vấn

Meo giam bot cang thang trong chien luoc phong van

Để giảm bớt căng thẳng, điều quan trọng là phải chuẩn bị chiến lược cho cuộc phỏng vấn phù hợp với bản thân.
Ngoài việc lên chiến lược phỏng vấn còn có 2 điểm mấu chốt quan trọng cần lưu ý sau đây
  Chuẩn bị sẵn sàng cho câu trả lời
Bằng cách đoán trước các câu hỏi từ người phỏng vấn và chuẩn bị trước câu trả lời, bạn sẽ có được sự an tâm, thoải mái hơn.
Đối với những người giỏi ghi nhớ, có một phương pháp là ghi nhớ những câu hỏi thường gặp như phần giới thiệu bản thân và điểm mạnh. Tuy nhiên, trong trường hợp này, hãy ưu tiên truyền đạt câu nói một cách chính xác và cố gắng đừng nói như đang đọc.
Đối với những bạn không giỏi ghi nhớ thì chúng tôi khuyên bạn nên chuẩn bị các từ khóa. Chuẩn bị một số từ mà bạn thực sự muốn truyền đạt và vào ngày phỏng vấn, và hãy truyền đạt nội dung có bao gồm sử dụng những từ khóa đó.
Ví dụ, trong phần PR bản thân, nếu bạn muốn truyền đạt nội dung “Trong công việc trước đây, tôi đã đạt được mục tiêu doanh số 120% so với kỳ trước và nhận được giấy khen trong công ty”, thì hãy nhớ các từ khóa “mục tiêu bán hàng”, “120%” và “giấy khen trong công ty” và sau đó tiến hành PR dựa trên các từ khóa nêu trên.
  Luyện tập thật nhiều lần
Đặc biệt, luyện nói to thành tiếng có thể mang lại hiệu quả. Mặc dù có thể nói thầm trong đầu một cách trôi chảy nhưng khi thử nói ra thành tiếng thì sẽ có những điều bạn không thể nói được như mong đợi.
Bạn nên vừa điều chỉnh từng chút một để giúp bạn nói dễ dàng hơn, vừa luyện tập phỏng vấn nhiều lần.
Sẽ tốt hơn nếu bạn có thể tự đánh giá một cách khách quan xem mình có thể nói một cách dễ hiểu hay không, chẳng hạn như bạn không chỉ luyện tập một mình mà bạn có thể ghi âm và nghe lại, nhờ người khác cùng nghe…, nếu cách nói của bạn trở nên dễ hiểu nhờ cách tăng cường luyện tập, bạn sẽ dần trở nên tự tin hơn. Nếu bạn có thể tự tin đến ngày phỏng vấn, chắc chắn bạn sẽ có thể giảm bớt sự căng thẳng quá mức.
Tuy nhiên, các cuộc phỏng vấn có thể đưa ra những câu hỏi không lường trước được. Bạn có thể không trả lời tốt những câu hỏi như vậy. Nhưng chỉ riêng những câu hỏi đó thì không thể đánh giá hết về bạn. Hãy vừa kiềm chế cảm xúc bằng cách nhớ các bước chuẩn bị và luyện tập cho đến ngày phỏng vấn, vừa cố gắng trả lời một cách lịch sự từng câu hỏi.

4. Cách giảm bớt căng thẳng trong ngày phỏng vấn

Cach giam bot cang thang trong ngay phong van

Dù có áp dụng nhiều cách và chuẩn bị như thế nào đi chăng nữa, thì những người dễ bị căng thẳng sẽ có xu hướng lo lắng vào ngày phỏng vấn. Để giảm bớt căng thẳng dù chỉ một chút đi chăng nữa thì tốt nhất bạn nên thực hiện ngay các biện pháp sau đây.
  Chấp nhận chuyện bản thân bạn đang căng thẳng
Khi bạn nghĩ rằng “mình không được căng thẳng”, thì ngược lại, bạn có thể sẽ cảm thấy căng thẳng hơn. Trước hết, bạn hãy thử chấp nhận chuyện bản thân mình đang căng thẳng.
Với việc nghĩ một cách khách quan rằng bạn đang căng thẳng, ngược lại biết đâu bạn lại có thể bình tĩnh hơn.
  Hít thở sâu
Ngay trước khi phỏng vấn, bạn nên hít thở sâu để điều chỉnh nhịp thở và lấy lại bình tĩnh.
Khi căng thẳng, bạn vô tình nín thở hoặc hơi thở trở nên nông hơn. Hít thở chậm và sâu để cung cấp oxy cho não để bạn có thể thư giãn hơn.
  Nói một cách thong thả, từ từ
Nếu bạn cảm thấy căng thẳng và bản thân đang nói nhanh hơn, hãy ý thức điều đó và cố gắng nói chậm lại. Hơn nữa, điều quan trọng là không nên nói một câu quá dài khi trả lời. Bạn nên lưu ý giao tiếp với người phỏng vấn hơn là việc PR bản thân một cách phiến diện tại cuộc phỏng vấn.
  Cố gắng nở một nụ cười
Nếu bạn có dư thời gian trước buổi phỏng vấn, hãy tập mỉm cười trước gương. Khi bạn căng thẳng, nét mặt của bạn có xu hướng cứng lại. Với nét mặt cứng nhắc có thể sẽ không thể phản ánh được sự tươi tắn của bạn ngay từ ấn tượng đầu tiên. Sẽ rất tuyệt nếu bạn có một nụ cười tự nhiên để giảm bớt căng thẳng.

Tóm lại

  • Căng thẳng trong buổi phỏng vấn không phải lúc nào cũng là điều xấu.
  • Căng thẳng cũng có thể tạo ấn tượng tốt vì nó thể hiện sự nghiêm túc của bạn.
  • Nếu căng thẳng quá mức, bạn sẽ rơi vào trạng thái như đầu óc trở nên trống rỗng, chảy nước mắt, giọng nói run rẩy, …
  • Mẹo để giảm căng thẳng là suy nghĩ trước về những câu trả lời có thể sẽ được hỏi, và luyện tập nhiều lần.
  • Vào ngày phỏng vấn, hãy chấp nhận việc bản thân đang căng thẳng và hít thở sâu để bình tĩnh lại.
  • Những người có xu hướng nói nhanh nên lưu ý nói chậm lại.

CÔNG TY TNHH GIÁO DỤC VÀ DỊCH THUẬT IFK

Chuyên cung cấp các dịch vụ sau:

Dịch vụ biên phiên dịch tiếng Nhật, Anh, Việt
Dịch vụ làm CV tiếng Nhật
Dịch vụ tư vấn du học Nhật Bản
Chương trình internship tại Nhật Bản cho trường liên kết

Email: info@translationifk.com
Hotline: 0282.247.7755/ 035.297.7755
Website: https://translationifk.com
Facebook: Dịch Thuật Tiếng Nhật IFK

Bài viết này hữu ích như thế nào?

Nhấp vào một ngôi sao để đánh giá nó!

Đánh giá trung bình 5 / 5. Số phiếu bầu: 223

Không có phiếu bầu nào cho đến nay! Hãy là người đầu tiên đánh giá bài viết này.