Cách để có bài tự PR ấn tượng trong quá trình tìm việc làm.

pr bản thân

Làm thế nào để tạo ra được một bản PR bản thân (quảng bá cá nhân) ấn tượng và gây được tiếng vang đối với nhà tuyển dụng? Dưới đây, IFK xin giới thiệu ba mẹo, từ dàn bài cơ bản đến các mẫu ví dụ cho mỗi điểm thu hút của bạn.

Hai lý do tại sao PR bản thân là cần thiết cho việc tìm việc làm.

PR bản thân là một điểm cực kỳ quan trọng trong việc lựa chọn tuyển dụng. Dưới đây, IFK xin giới thiệu hai lý do tại sao bạn cần PR bản thân khi tìm việc:

  1. Thể hiện được điểm mạnh của bạn là gì và bạn có thể sử dụng chúng như thế nào sau khi gia nhập công ty.
  2. Góp phần đánh giá tính cách của bạn.

1. Thể hiện được điểm mạnh của bạn là gì và bạn có thể sử dụng chúng như thế nào sau khi gia nhập công ty.

Quyết định của nhà quản lý tuyển dụng mà dựa trên PR cá nhân thì sẽ khớp giữa lý do ứng tuyển của sinh viên và nguồn nhân lực mà công ty mong muốn. Hãy phát huy tối đa điểm mạnh của bạn và nhấn mạnh rằng bạn chính là nguồn nhân lực mà công ty đang tìm kiếm. Một bản PR cá nhân ấn tượng có thể thu hút sự chú ý của nhà tuyển dụng và giúp bạn dễ dàng nhận được lời mời làm việc hơn.

2. Góp phần đánh giá tính cách của bạn.

Khi tuyển dụng sinh viên mới ra trường, các công ty đặc biệt coi trọng “nhân cách” của sinh viên. Đối với sinh viên có ít kinh nghiệm xã hội, thành tích không nằm trong diện “được đánh giá”. Thông qua việc PR bản thân, công ty sẽ có một nguồn tài liệu quý giá để xác định xem tính cách của người ứng tuyển có phù hợp với lý tưởng của công ty hay không.

Cách viết một bài PR bản thân.

cach viet PR bản thân

Bạn không thể tạo được một bản PR hiệu quả mà không có sự chuẩn bị. Điểm mấu chốt của việc này có thể được chia thành hai điểm sau đây:

  1. Chuẩn bị trước.
  2. PR bản thân một cách hiệu quả dựa trên khuôn khổ, dàn bài xác định.

Hai điểm này sẽ được giải thích chi tiết trong phần tiếp theo.

1. Chuẩn bị trước

Nếu bạn không biết bắt đầu PR bản thân (tự quảng bá bản thân) từ đâu, hãy bắt đầu bằng việc phân tích bản thân.

  • Bạn là người thế nào?
  • Bạn đã đương đầu với những gì trong quá khứ?
  • Bạn có kinh nghiệm thất bại nào không?
  • Bạn có khả năng gì?
  • Ưu điểm và nhược điểm.

Hiểu được bản thân mình một cách khách quan là một việc khá khó khăn. Vì vậy, sau khi tiến hành phân tích bản thân trong quá trình tìm việc xong xuôi, chúng ta sẽ chuyển sang form điền thông tin (entry sheet).

Nếu bạn cảm thấy mình gặp khó khăn trong việc PR bản thân, trước tiên hãy thử quay lại phân tích bản thân. “Chậm mà chắc” nên trước hết, chúng ta hãy làm những điều cơ bản một cách vững vàng.

2. PR bản thân một cách hiệu quả dựa trên dàn ý xác định.

Để PR bản thân, bạn phải viết được một nội dung để lại ấn tượng mạnh cho nhà tuyển dụng. Hãy sử dụng dàn bài cơ bản dưới đây để viết PR bản thân của mình sao cho mạch văn trôi chảy một cách tự nhiên và thuyết phục được người đọc của bạn. Dàn cơ bản bao gồm 6 mục sau:

(1) “Kết luận”. Đầu tiên, hãy nêu những điểm mạnh và điểm yếu của mình.

(2) “Tổng quan”. Miêu tả những kinh nghiệm và sự kiện làm rõ được những điểm mạnh.

(3) “Vấn đề”. Lấy ví dụ về một tình tiết của vấn đề mà bạn đã gặp phải trong quá trình trải nghiệm của mình.

(4) “Hành động”. Mô tả các hành động đã được thực hiện để khắc phục vấn đề.

(5) “Kết quả”. Mô tả thành quả đạt được từ kết quả của hành động trước đó.

(6) “Đóng góp”. Thể hiện được rằng bạn có thể đóng góp cho công ty bằng cách tận dụng tốt thế mạnh này.

Hãy thực hiện tuần tự theo cấu trúc trên, từ mục (1) đến (6).

“Kết luận” đầu tiên của mục (1) cho biết bạn muốn sử dụng điểm mạnh/ yếu nào nhất. Sau đó, từ mục (2) đến (5), hãy viết cụ thể ra lý do chi tiết và thông tin từ các “chương” cuộc đời của bạn. Ngoài ra, mục (6) sẽ viết những gì bạn có thể làm trong tương lai, dựa trên 5 mục trước đó.

Bằng cách viết theo quy trình như vậy, bạn có thể tạo ra một bản PR cá nhân dễ đọc và dễ hiểu.

Điểm thu hút! 3 mẫu ví dụ về PR bản nhân

3 mau vd ve PR ca nhan

Cách viết PR bản thân sẽ thay đổi tùy thuộc vào điểm bạn muốn làm nổi bật.

  1. Trường hợp bạn muốn làm nổi bật điểm mạnh của mình.
  2. Trường hợp bạn muốn làm nổi bật các hoạt động của mình tại khuôn viên trường.
  3. Trường hợp bạn muốn làm nổi bật các hoạt động của mình bên ngoài trường đại học.

Dưới đây là ba mẫu ví dụ của PR bản thân dựa vào mỗi phần bên trên.

1. Mẫu ví dụ cho trường hợp bạn muốn làm nổi bật điểm mạnh của mình (Sự nghiêm túc - khả năng hành động)

Điểm mạnh của tôi là có thể nghĩ ra những cách hiệu quả để đạt được kết quả mình mong muốn và biến những suy nghĩ đó thành hành động.

Chuyện bắt đầu tại một nhà hàng nơi tôi làm thêm. Do nằm trong hẻm nên đó là một nhà hàng ít người qua lại và có lượng khách ra vào ít ỏi.

Vì vậy, tôi đã nói với quản lý cửa hàng về ý tưởng giới thiệu vé dịch vụ của tôi, sau đó thì tự thiết kế tờ rơi và in vé.

Tôi đã phát tờ rơi nơi đông người qua lại và nhắm đến thời gian mà nhân viên văn phòng hay ra ngoài ăn trưa. Lúc đầu, chỉ bằng việc nhận tờ rơi thì ít khách vào cửa hàng. Tuy nhiên, đặc biệt trong kỳ nghỉ hè, tôi vẫn tiếp tục kiên nhẫn phát tờ rơi mỗi ngày.

Cuối cùng, các tờ rơi và vé dịch vụ đã phát huy tác dụng, và cửa hàng 30 chỗ ngồi – nơi tôi làm thêm đã chật kín khách quen.

Từ kinh nghiệm này, tôi tin rằng với tư cách là một thành viên của xã hội, tôi có thể trở thành nguồn nhân lực có đóng góp tích cực cho công ty anh bằng cách giải quyết các vấn đề một cách nghiêm túc để đạt được thành quả như mong đợi.

2. Mẫu ví dụ cho trường hợp bạn muốn làm nổi bật các hoạt động của mình tại khuôn viên trường. (Hợp tác - Teamwork)

Tôi luôn xem trọng tinh thần đồng đội. Tôi thuộc câu lạc bộ hợp xướng hòa âm ở trường đại học.

Chúng tôi đã tham gia một trại huấn luyện cho giải đấu quốc gia, nhưng chúng tôi đã thất bại ở vòng loại, và động lực của toàn câu lạc bộ hợp xướng đã giảm đáng kể, số lượng thành viên nghỉ hoạt động câu lạc bộ ngày càng tăng.

Tôi đã đề xuất với trưởng câu lạc bộ và các cố vấn để thực hành cá nhân, hướng dẫn lẫn nhau, và tôi đã sắp xếp lịch trình cho các thành viên. Chúng tôi đã chủ động tập luyện đặc biệt cho những phần còn yếu và hướng dẫn nhau ở các phần khác. Để có thể đủ điều kiện dự tuyển, tôi đã tham gia các hoạt động hòa nhạc tình nguyện tại địa phương và tích lũy thêm kinh nghiệm.

Khi sự tương tác giữa các thành viên tăng lên, sự đoàn kết trở nên mạnh mẽ hơn, và các thành viên đang nghỉ câu lạc bộ đã bắt đầu hoạt động trở lại.

Kết quả của sự cố gắng không ngừng này là năm sau đó, một cách ngoạn mục, chúng tôi đã có thể tham gia cuộc thi cấp quốc gia – cuộc thi mà chỉ 11 trường chiến thẳng tại các địa phương mới có thể tham gia.

Tận dụng kinh nghiệm này, tôi muốn hoạt động tại công ty anh dựa trên tinh thần đánh giá cao sự hợp tác và làm việc nhóm.

3. Mẫu ví dụ cho trường hợp bạn muốn làm nổi bật các hoạt động của mình bên ngoài trường đại học. (Kiên nhẫn – Tinh thần trách nhiệm)

Bằng cách tham gia hoạt động tình nguyện chăm sóc người cao tuổi trong một thời gian ngắn, tôi đã học được tính kiên nhẫn và tinh thần trách nhiệm.

Trong số những người lớn tuổi mà tôi phụ trách, có một người bị bệnh mất trí nhớ nhẹ. Khi người đó đi vệ sinh hoặc muốn ra ngoài, tôi sẽ đi cùng và đảm bảo cũng như trông nom người đó cho đến khi người đó trở về phòng mới thôi.

Với tư cách là một tình nguyện viên, tôi đã cung cấp dịch vụ chăm sóc một cách cẩn thận và nhận ra rằng tôi thật sự đang hỗ trợ cho cuộc sống của người khác. Khi kết thúc hoạt động tình nguyện, những người già mắc chứng mất trí nhớ đã bắt đầu có thể nhớ tên tôi.

Từ kinh nghiệm này, tôi đã học được tính kiên nhẫn để không nản lòng dù gặp bất kỳ chuyện gì và tinh thần trách nhiệm. Tôi muốn phát huy tính kiên nhẫn và tinh thần trách nhiệm đã trau dồi được qua trải nghiệm này ở quí công ty.

Ba mẹo giúp bài PR bản thân của bạn thu hút hơn.

3 meo cho bai tu PR thu hut hon

Để tạo nên một bản PR bản thân mà thu hút được sự chú ý của các nhà tuyển dụng, chỉ tóm tắt những điểm mạnh và kinh nghiệm của bạn thôi là chưa đủ. Có 3 mẹo để viết được bản PR bản thân hiệu quả:

  1. Nhấn mạnh rằng mình chính là nguồn nhân lực công ty tìm kiếm.
  2. PR bản thân hiệu quả bằng cách sử dụng các con số
  3. Đừng quên bộc lộ tính cách, cá tính của bạn.

Dưới đây, chúng tôi sẽ giải thích về ba mẹo để viết được bài PR bản thân hiệu quả.

1. Nhấn mạnh rằng mình chính là nguồn nhân lực công ty tìm kiếm.

Để thể hiện một cách hiệu quả điểm mạnh của mình, bạn cần hiểu rõ về nguồn nhân lực mà công ty đang tìm kiếm. Hãy cẩn thận thu thập thông tin về những năng lực cũng như những đức tính bạn cần phải có nếu muốn ứng tuyển công ty đó.

Có điều rất quan trọng là bạn không chỉ phải nghiên cứu trang web của công ty, mà bạn còn phải hiểu sâu hơn về văn hóa công ty bằng cách tham gia các buổi giới thiệu về công ty và tận dụng triệt để những chuyến viếng thăm cựu sinh viên. Hãy đảm bảo rằng bạn phù hợp với nguồn nhân lực mà công ty đang tìm kiếm và bạn có thể viết được bài PR bản thân để lại ấn tượng lâu dài cho nhà tuyển dụng của nơi bạn muốn ứng tuyển.

2. PR bản thân hiệu quả bằng cách sử dụng các con số.

Các nhà tuyển dụng tại một công ty có thể xem xét rất nhiều tài liệu chỉ trong thời gian ngắn của buổi tuyển dụng. Nếu văn bản trừu tượng hoặc nếu bạn viết một đoạn văn dài mà không dẫn ra được ý chính thì sẽ tạo gánh nặng cho người quản lý tuyển dụng và họ sẽ mất hứng thú với bạn.

Nếu bạn có một phần viết về kinh nghiệm của mình, hãy viết những con số để nhà tuyển dụng có thể dễ dàng hiểu kết quả. Nếu bạn gây ấn tượng với họ bằng các kết quả cụ thể như: “Đã tăng lên 30 người” và “Được chọn là nhóm thứ 11 tham gia giải quốc gia.” thay vì câu “Kết quả đã được cải thiện” thì sẽ rất tốt.

3. Đừng quên bộc lộ tính cách, cá tính của bạn.

Ngay cả khi bài PR bản thân là hoàn hảo thì trong buổi phỏng vấn với nhà tuyển dụng, sẽ có những hiểu lầm như hình ảnh của nguồn nhân lực được nhấn mạnh trong bài PR bản thân thì khác xa với ấn tượng của người phỏng vấn về bạn. Hãy chú ý viết ra bài PR bản thân bằng ngôn từ và cách diễn đạt của chính mình mà không làm mất đi cá tính của bạn.

Đặc quyền của sinh viên là năng lượng trẻ và sự linh hoạt để tiếp thu những điều mới. Hãy hoàn thành quá trình PR bản thân với quan điểm là thể hiện được cá tính và tính cách riêng chứ không phải đuổi theo lý tưởng hoàn hảo nào.

CÔNG TY TNHH GIÁO DỤC VÀ DỊCH THUẬT IFK

Bài viết này hữu ích như thế nào?

Nhấp vào một ngôi sao để đánh giá nó!

Đánh giá trung bình 5 / 5. Số phiếu bầu: 234

Không có phiếu bầu nào cho đến nay! Hãy là người đầu tiên đánh giá bài viết này.