CÁC DOANH NGHIỆP NHẬT BẢN MỞ RỘNG VÀO THỊ TRƯỜNG VIỆT NAM

Các doanh nghiệp cân nhắc việc mở rộng đến một thị trường mới, thông thường trước tiên sẽ tiến hành nghiên cứu các doanh nghiệp Nhật Bản đã mở rộng vào thị trường Việt Nam. Mục đích là để biết được xu hướng của các doanh nghiệp Nhật Bản khác trong cùng lĩnh vực, ngoài ra có thể phát triển kinh doanh thông qua việc khai thác các khách hàng tiềm năng đã thu thập được từ các doanh nghiệp Nhật Bản đã mở rộng thị trường.

Trong bài viết này, chúng tôi xin giới thiệu số lượng, hình thức doanh nghiệp Nhật Bản đang mở rộng vào Việt Nam và cách tra cứu thông tin về các doanh nghiệp Nhật Bản.

1. Số lượng doanh nghiệp Nhật Bản mở rộng vào Việt Nam

Dữ liệu của Hiệp Hội Doanh Nghiệp Nhật Bản thường được sử dụng để tìm hiểu số lượng và thông tin của các doanh nghiệp Nhật Bản tại Việt Nam trong các ngành nghề cụ thể.

  • S lượng các doanh nghiệp tham gia Hiệp hội Doanh Nghiệp biểu thị s lượng doanh nghiệp đã mở rộng vào Việt Nam.

Hiệp Hội Doanh Nghiệp Nhật Bản có văn phòng tại ba thành phố lớn tương ứng với 3 miền Bắc, Trung, Nam của Việt Nam là Hà Nội, Đà Nẵng, Hồ Chí Minh, và thường xuyên hỗ trợ doanh nghiệp Nhật Bản các hoạt động tại địa phương.

・Thủ đô Hà Nội: Hiệp hội Doanh nghiệp Nhật Bản tại Việt Nam – 「ベトナム日本商工会議所」 (viết tắt: JCCI)

・ Thành phố Đà Nẵng: Hiệp hội Doanh nghiệp Nhật Bản tại Đà Nẵng – 「ダナン・ベトナム日本商工会議所」 (viết tắt: JCCID)

・ Thành phố Hồ Chí Minh: Hiệp hội Doanh nghiệp Nhật Bản tại Thành phố Hồ Chí Minh – 「ホーチミン商工会」 (viết tắt: JCCH)

Số lượng doanh nghiệp tham gia vào ba Hiệp Hội Doanh Nghiệp Nhật Bản này là số lượng các doanh nghiệp đã mở rộng vào Việt Nam. Tính đến tháng 12-2020, tổng số có khoảng 1990 doanh nghiệp Nhật Bản.

JCCI: khoảng 795 doanh nghiệp

JCCID: khoảng 150 doanh nghiệp

JCCH: khoảng 1040 doanh nghiệp

hiep hoi doanh nghiep nhat ban
  • Số lượng doanh nghiệp Nhật Bản mở rộng vào Việt Nam cao nhất trong khối ASEAN

Như đã đề cập ở trên, Việt Nam có gần 2000 doanh nghiệp Nhật Bản, và Hiệp Hội Doanh Nghiệp Nhật Bản cũng có nhiều mở rộng đến các quốc gia khác ở ASEAN.

Khi so sánh số lượng doanh nghiệp đăng kí tham gia vào Hiệp Hội Doanh Nghiệp Nhật Bản tại mỗi quốc gia tính đến năm 2018, Việt Nam đã vượt qua Thái Lan và trở thành quốc gia đứng đầu về số lượng doanh nghiệp Nhật Bản mở rộng sang khu vực ASEAN.

  • Số lượng doanh nghiệp thực tế mở rộng vào Việt Nam là bao nhiêu?

Bất kể kinh doanh dưới hình thức nào đi chăng nữa, số lượng doanh nghiệp đã tham gia Hiệp hội Doanh nghiệp Nhật Bản đều được đãi ngộ như số doanh nghiệp Nhật Bản mở rộng vào Việt Nam. Mặc dù có nhiều doanh nghiệp đã mở rộng ra các khu vực khác ngoài ba thành phố lớn của Việt Nam nhưng họ không tham gia vào Hiệp Hội vì nhiều lý do khác nhau, chẳng hạn như không cần sử dụng các dịch vụ của Hiệp hội Doanh nghiệp Nhật Bản, vì vậy mặc dù có mở rộng đến Việt Nam nhưng lại không được tính trong thống kê đăng ký về số lượng doanh nghiệp.

Thế có khoảng bao nhiêu doanh nghiệp thực sự có mặt trên thị trường Việt Nam?

Không có dữ liệu chính xác nhưng có khoảng 2.500 doanh nghiệp tính đến tháng 12-2020. Trong số liệu về số lượng doanh nghiệp tham gia Hiệp Hội Doanh Nghiệp Nhật Bản, Việt Nam đứng đầu trong khối ASEAN nhưng nếu tính cả các doanh nghiệp chưa tham gia Hiệp Hội Doanh Nghiệp Nhật Bản thì Thái Lan vẫn đứng đầu, Indonesia đứng thứ 2 và Việt Nam đứng thứ ba.

2. Hình thức mở rộng của các doanh nghiệp Nhật Bản vào Việt Nam

  • Các doanh nghiệp lớn Nhật Bản mở rộng vào Việt Nam

Vào nửa cuối những năm 1990, nhiều doanh nghiệp Nhật Bản đã mở rộng sang Việt Nam bắt đầu từ các doanh nghiệp sản xuất xe máy và xe ô tô như TOYOYA, HONDA, YAMAHA.

Kế đến là các nhà sản xuất thiết bị gia dụng nổi tiếng trên thế giới, sau đó là nhà sản xuất thực phẩm, dược phẩm và các doanh nghiệp Nhật Bản trong ngành dịch vụ ăn uống, phân phối bán lẻ cũng dần dần mở rộng đến Việt Nam. Ngoài ra, trong ngành xây dựng có 5 nhà thầu lớn và các nhà thầu quy mô vừa, trong ngành kinh doanh thương mại có nhiều tập đoàn thương mại lớn, công ty thương mại quy mô vừa và các công ty thương mại chuyên biệt đang mở rộng phát triển tại Việt Nam.

Cùng với sự phát triển của các nhà sản xuất lớn, nhiều doanh nghiệp Nhật Bản tiến hành mở rộng hoạt động kinh doanh của họ tại Việt Nam, chẳng hạn như là các nhà sản xuất linh kiện (nhà cung cấp) đã mở rộng thị trường để nâng cao tỷ lệ cung ứng nguyên liệu tại Việt Nam, các doanh nghiệp vừa và nhỏ mở rộng sản xuất các hàng hóa xuất khẩu sang nhiều quốc gia khác ngoài Việt Nam, với mục tiêu muốn trở thành Doanh nghiệp chế xuất.

  • Các ngành công nghiệp sản xuất đã bước vào Việt Nam

Trong khi các doanh nghiệp Nhật Bản với nhiều lĩnh vực kinh doanh khác nhau như ngành công nghiệp chế biến, chế tạo,  xây dựng, thương mại, phân phối bán lẻ và nhà hàng đang đầu tư vào Việt Nam như đã kể đến ở trên thì phần lớn cũng có nhiều doanh nghiệp nước ngoài từ khắp nơi trên thế giới đang ồ ạt đầu tư vào ngành công nghiệp chế biến, chế tạo của Việt Nam.

Cục Đầu tư nước ngoài (FIA) của Bộ Kế hoạch và Đầu tư Việt Nam công bố chỉ tính riêng năm nay, trong 9 tháng từ tháng 1 đến thàng 9, tỷ lệ vốn đầu tư FDI* của Việt Nam phân theo loại hình kinh doanh cao nhất là ngành công nghiệp chế biến, chế tạo ở mức 58,4%, tiếp theo là ngành bất động sản 15,6% và ngành sản xuất và phân phối điện 7,3%.

Xét cho cùng, tiếp sau Trung Quốc –  quốc gia được xem là “Công trường của thế giới” vì có nhiều nhà máy sản xuất – thì Việt Nam cũng đang thu hút các nhà đầu tư với tư cách một ứng cử viên hàng đầu cho chiến lược “Trung Quốc + 1” **. Nhiều ngành công nghiệp hỗ trợ tập trung ở khu vực phía Bắc Việt Nam, ngoài việc dễ dàng cung ứng nguyên liệu tại địa phương, còn áp dụng rộng rãi chế độ ưu đãi miễn thuế nhập khẩu nguyên vật liệu và thiết bị dành cho doanh nghiệp chế xuất nên ngành công nghiệp sản xuất ngày càng phát triển.

*FDI – Foreign Direct Investment là hình thức đầu tư trực tiếp nước ngoài dài hạn của cá nhân hay đơn vị nước này vào một nước khác bằng việc sử dụng vốn FDI xây dựng các sở kinh doanh, sản xuất. Chủ đầu tư là người nắm quyền quản lý, điều hành mô hình kinh doanh, sản xuất đó để thu lợi nhuận.

**Chiến lược “Trung Quốc + 1” là một phương pháp các doanh nghiệp dùng để bảo hiểm rủi ro khi đầu tư vào Trung Quốc, đặc biệt là đối với các doanh nghiệp Nhật Bản. Nghĩa là, các doanh nghiệp nước ngoài khi đầu tư vào Trung Quốc sẽ mở rộng, đặt chi nhánh hoặc cơ sở sản xuất sang các nước châu Á khác như: Thái Lan, Việt Nam, Indonesia hoặc Myanmar…

3. Cách kiểm tra thông tin các doanh nghiệp Nhật Bản mở rộng vào Việt Nam

Nếu gia nhập Hiệp Hội Doanh Nghiệp Nhật Bản sau khi đã mở rộng thị trường đến Việt Nam, các doanh nghiệp sẽ được chia sẻ danh sách tên các doanh nghiệp thành viên do từng khu vực tổng hợp. Tuy nhiên, ngoài Hiệp Hội Doanh Nghiệp Nhật Bản cũng có các tổ chức tập hợp thông tin về các doanh nghiệp, vì danh sách sẽ được công khai nên ngay cả doanh nghiệp Nhật Bản cũng có thể nghiên cứu thông tin doanh nghiệp Nhật Bản trước khi mở rộng thị trường đến Việt Nam.

jetro
  • Danh sách các doanh nghiệp Nhật Bản của JETRO (Tổ chức Xúc tiến Mậu dịch Nhật Bản)

JETRO – một pháp nhân hành chính độc lập trực thuộc Bộ Kinh tế, Thương mại và Công nghiệp, là một trong những tổ chức được thu thập thông tin bởi nhiều doanh nghiệp đang cân nhắc mở rộng thị trường. JETRO có nhiều văn phòng trên khắp thế giới, thường xuyên hỗ trợ cho các doang nghiệp Nhật Bản, thường xuất bản tài liệu bằng tiếng Nhật tóm tắt thông tin về doanh nghiệp Nhật Bản theo nhiều lĩnh vực khác nhau. Một số tài liệu cung cấp thông tin cơ bản, một số khác giới thiệu chi tiết về hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp đã mở rộng thị trường.

CÔNG TY TNHH GIÁO DỤC VÀ DỊCH THUẬT IFK

Bài viết này hữu ích như thế nào?

Nhấp vào một ngôi sao để đánh giá nó!

Đánh giá trung bình 5 / 5. Số phiếu bầu: 243

Không có phiếu bầu nào cho đến nay! Hãy là người đầu tiên đánh giá bài viết này.