Các câu hỏi thường gặp trong cuộc phỏng vấn – PR bản thân

Ở giai đoạn giữa cuộc phỏng vấn, bạn có thể sẽ được hỏi những câu hỏi như điểm mạnh, điểm yếu hay kế hoạch nghề nghiệp trong tương lai. Khi tự PR bản thân, hãy trả lời bằng những dẫn chứng cụ thể thay vì những câu trả lời trừu tượng, nhé.

Các câu hỏi thường gặp trong cuộc phỏng vấn

1. Hãy cho chúng tôi biết điểm mạnh và điểm yếu của bạn

Trình bày điểm mạnh và điểm yếu đan xen với các ví dụ cụ thể!

Các nhà tuyển dụng sẽ hỏi câu hỏi này để hiểu điểm mạnh cũng như điểm yếu của bạn có gây trở ngại cho công việc hay không. 

Bằng việc nêu thêm ví dụ cụ thể về công việc trước đây đã làm như: “Điểm mạnh của tôi là kiên trì, không bỏ cuộc cho đến cuối cùng. Ở công việc trước, tôi đã…”, thì sở trường là “kiên trì” sẽ dễ khiến người phỏng vấn nhớ đến hơn.

Về điểm yếu, bạn nên hạn chế những nội dung như: “vì tôi không thể quản lý bản thân hiệu quả nên đã gây cản trở cho việc kinh doanh”. Ví dụ, khi bạn trả lời: “Nhược điểm của tôi là nóng nảy”, bạn sẽ bị coi là ứng viên thất bại trong quan hệ xã hội. Điều quan trọng là bạn phải truyền tải được  việc bạn đang cố gắng cải thiện những điểm yếu của mình, chẳng hạn như “Đôi khi, tôi tập trung vào việc gì đó và quên mất thời gian, nhưng vì là một thành viên của xã hội tôi làm việc với nhận thức về quản lý thời gian”.

Hãy cho chúng tôi biết điểm mạnh và điểm yếu của bạn

Câu trả lời mẫu

Ưu điểm của tôi là kiên trì và không bỏ cuộc cho đến cuối cùng. Ở công việc trước đây, với tư cách là một nhân viên kinh doanh, có dự án mãi mà tôi không thể nhận được đơn đặt hàng. Nhưng sau đó tôi đã thăm hỏi khách hàng khoảng 30 lần và cuối cùng ký được một hợp đồng lớn. Về khuyết điểm, tôi có một phần tham công tiếc việc. Tôi cố gắng làm việc một cách độc lập trong vô thức, nhưng trong tương lai tôi muốn làm việc nhanh hơn và chính xác hơn khi hợp tác với các đồng nghiệp.

Không nên trả lời

Dù nhược điểm là nguyên nhân tạo nên một hình ảnh không tốt về bạn, nhưng việc trả lời “Không có điểm yếu đặc biệt nào” là không nên. Có một số nhược điểm mà ai cũng mắc phải. Hãy lưu ý rằng bạn không những không được coi là một người hoàn hảo, mà còn có thể để lại ấn tượng xấu rằng bạn không tự nhìn nhận được bản thân hay bạn là một người thờ ơ, chểnh mảng.

2. Bạn có kế hoạch nghề nghiệp như "Tôi muốn trở thành như thế này" trong tương lai hay không?

Nói một kế hoạch nghề nghiệp có thể thành hiện thực tại công ty đó!

Nhà tuyển dụng đặt câu hỏi này bởi vì những ứng viên không có kế hoạch nghề nghiệp sẽ nghỉ việc ngay khi có điều gì đó không thích. Đồng thời, họ cũng kiểm tra xem kế hoạch nghề nghiệp của bạn có khả năng thực hiện trong công ty họ hay không. 

Ngay cả khi bạn có một kế hoạch nghề nghiệp tuyệt vời, nếu không có khả năng thực hiện nó trong công ty của họ,  thì bạn có lẽ sẽ bị đánh giá là nhân lực không phù hợp. Sau khi nắm rõ hình tượng nhân lực mà công ty ứng tuyển yêu cầu, hãy trả lời bằng hình ảnh cụ thể về bản thân đang làm việc tại công ty đó. 

Bạn có kế hoạch nghề nghiệp như "Tôi muốn trở thành như thế này" trong tương lai hay không?

Câu trả lời mẫu

Sau khi tích lũy kinh nghiệm là nhà thiết kế WEB hiện tại, tận dụng kinh nghiệm lúc du học và trình độ tiếng Anh đã trau dồi trong công việc trước đây, tôi muốn trở thành giám đốc thiết kế WEB cho các trò chơi dành cho nước ngoài. Tận dụng quan điểm của phía sản xuất có kinh nghiệm thiết kế, tôi muốn hướng đến những hiệu ứng trò chơi được tạo ra bởi sự khác biệt trong thiết kế, những điều cơ bản của trò chơi và đồng thời hạn chế những mánh khóe của người dùng ở nước ngoài.

Không nên trả lời

Đừng quá nhiệt tình để giúp đối phương hiểu được kế hoạch nghề nghiệp của bạn. Người phỏng vấn không quan tâm đến ước mơ vĩ đại của bạn mà muốn biết bạn sẽ làm việc gì trong công ty của họ. Hãy tra cứu trước thông tin công ty và cho họ biết rằng đó là một kế hoạch nghề nghiệp mà chỉ ở công ty của họ bạn mới có thể thực hiện được.

3. Bạn đã không hài lòng gì với công việc của mình cho đến nay?

Khả năng giải quyết vấn đề để thay đổi những điều tiêu cực thành tích cực!

Khi đặt câu hỏi này, mục đích của người phỏng vấn là nhìn rõ định hướng, cách tiếp cận công việc và khả năng giải quyết vấn đề của bạn. Các nhà tuyển dụng đánh giá cao thái độ tích cực và khả năng cải thiện vấn đề khi bạn nỗ lực giải quyết các bất mãn của mình. 

Điều kiện tiên quyết là việc không hài lòng của bạn đến hiện tại không tương thích với công ty mà bạn ứng tuyển, vì vậy cần phải kiểm tra trước các mục yêu cầu tuyển dụng và trang web của công ty. 

Bạn đã không hài lòng gì với công việc của mình cho đến nay?

Câu trả lời mẫu

Trong công việc trước đây, tôi cảm thấy không hài lòng ở điểm thành tích thực tế không được đánh giá đúng. Tôi gia nhập công ty vì bị thu hút bởi: “công ty trả lương theo thực lực”, nhưng thực tế thì tiêu chuẩn đánh giá rất mơ hồ, và việc đánh giá bị ảnh hưởng rất nhiều từ cấp trên. 

Tôi nghĩ rằng việc làm rõ các tiêu chí đánh giá và đặt mục tiêu bán hàng sẽ đem đến động lực cá nhân và lợi nhuận cho công ty, vì vậy tôi đã đưa ra đề xuất nội bộ để rà soát lại hệ thống đánh giá. 

Cụ thể, tôi đã trò chuyện trực tiếp với 50 nhân viên bán hàng, tóm tắt những điểm không hài lòng và kế hoạch cải thiện mà họ cảm thấy về hệ thống đánh giá hiện tại, đồng thời lên kế hoạch cho một hệ thống đánh giá mới đến việc vận hành. 

Không nên trả lời

Đừng giải thích một cách cảm tính về sự không hài lòng của bạn trong khi liên tưởng về tình hình lúc đó. Các nhà tuyển dụng không muốn nghe những lời phàn nàn của bạn. Nếu bạn chỉ được hỏi điều bạn không hài lòng, điều quan trọng là bạn phải chia sẻ được nỗ lực của bạn để giải quyết vấn đề đó.

4. Tại sao chúng tôi nên thuê bạn?

PR bản thân bằng các kỹ năng có thể sẵn sàng làm việc ngay lập tức mà không qua đào tạo từ quan điểm của doanh nghiệp!

Trường hợp thay đổi công việc, các công ty đang tìm kiếm những nhân tài có thể trở thành tiềm lực trong một khoảng thời gian ngắn. Câu hỏi này nhằm xác định xem bạn có đang ứng tuyển với sự hiểu biết về cả điểm mạnh của bản thân và tài năng mà doanh nghiệp tuyển dụng đang tìm kiếm hay không, hay bạn có là nhân tài có thể đóng góp cho công ty hay không. 

Khi thay đổi công việc, dù mong muốn đối với công ty có lớn thế nào đi nữa, bạn chỉ được tuyển dụng nếu bạn có thể đóng góp về mặt thực tiễn. Nhà tuyển dụng muốn biết tiềm năng và thế mạnh thực tế của bạn. Để trả lời câu hỏi này, cần phải hiểu rõ năng lực công việc và sự thích hợp mà công ty ứng tuyển đang tìm kiếm, sau đó, việc quan trọng là phải sắp xếp và PR những điểm mạnh có thể phát huy từ kinh nghiệm làm việc trước đó. 

Tại sao chúng tôi nên thuê bạn?

Câu trả lời mẫu

Tôi nghĩ một trong những điểm mạnh của tôi là “Bất kỳ khách hàng nào tôi cũng quan tâm và có thể ký kết được đơn hàng”. Trong công việc trước, tôi đã làm việc với tư cách là nhân viên kinh doanh tại một công ty nhân sự và có cơ hội tiếp xúc với khách hàng trong nhiều lĩnh vực khác nhau. Thông qua 800 cuộc điện thoại và 200 lần thăm viếng tận nơi mỗi tháng, tôi đã có thể đạt được mục tiêu của mình trong bảy tháng liên tiếp. Vị trí kinh doanh tại công ty anh/ chị cũng là công việc cung cấp dịch vụ cho nhiều khách hàng khác nhau, vì vậy tôi nghĩ rằng mình có thể tận dụng kinh nghiệm này và đóng góp tích cực cho công ty.

Không nên trả lời

Trong quá trình tìm việc, mong muốn mãnh liệt đối với công ty như “Tôi có đam mê mãnh liệt với công ty của bạn” sẽ trở thành một điểm hấp dẫn, nhưng khi thay đổi công việc thì không còn hấp dẫn nhiều. Điều quan trọng là phải nghĩ rằng công ty đó rất tốt, nhưng nếu bạn không cho họ biết lý do tại sao công ty đó tốt và bạn có thể đóng góp như thế nào trong thực tế thì công ty ứng tuyển có lẽ sẽ khó cảm nhận được những lợi ích khi thuê bạn.

Những điểm chú ý

Vào giữa buổi phỏng vấn, bạn sẽ được kiểm tra xem liệu bạn có đủ kỹ năng và kinh nghiệm phù hợp với công ty của họ hay không, dựa trên cách suy nghĩ và định hướng công việc của bạn . Hãy lưu ý rằng nhà tuyển dụng sẽ nói với bạn các tình tiết cụ thể để bạn có thể dễ dàng hình dung khi làm việc với họ!

CÔNG TY TNHH GIÁO DỤC VÀ DỊCH THUẬT IFK

Bài viết này hữu ích như thế nào?

Nhấp vào một ngôi sao để đánh giá nó!

Đánh giá trung bình 5 / 5. Số phiếu bầu: 348

Không có phiếu bầu nào cho đến nay! Hãy là người đầu tiên đánh giá bài viết này.