14 phương pháp và điểm mấu chốt đã học được từ kinh nghiệm phỏng vấn đã thành công tuyệt đối

Trước buổi phỏng vấn (chuẩn bị trước)

1. Tìm hiểu kĩ lưỡng về phỏng vấn

Về tổ chức trực thuộc và lai lịch của công ty là đương nhiên phải hỏi, đến cả sự việc xảy ra gần đây nhất từ bài phỏng vấn trong đã qua (diễn thuyết ở sự kiện và xuất bản), sách, blog cũng phải tiều hiểu kĩ lưỡng. Bạn đã tìm hiểu trước bao nhiêu, hãy truyền tải ngay lập tức đến đối phương. Nếu bạn nghĩ “Tìm hiểu kĩ về chúng”, bạn có thể thể hiện thành ý của mình và có lẽ sẽ trả lời với thái độ hợp tác.

Cũng có người nói rằng “tốn gấp đôi thời gian thu thập thông tin vào việc chuẩn bị trước”. Thời gian không phải là điểm mấu chốt nhưng nếu tìm kiếm gần 1 tiếng cho cuộc phòng vấn 30 phút, và 2 tiếng trở xuống cho cuộc phỏng vấn 1 tiếng thì chắc chắn bạn có thể tiếp cận cuộc phỏng vấn với một tâm thế tự tin. Tuy nhiên, hãy chú ý là bạn đừng nên áp đặt hình ảnh phỏng vấn ở đây.

2._Sắp xếp điều muốn hỏi và suy nghĩ câu hỏi

2. Sắp xếp điều muốn hỏi và suy nghĩ câu hỏi

Để không nhầm lẫn khi tiến hành phỏng vấn, hãy sắp xếp những điều muốn hỏi và suy nghĩ câu hỏi.

Sắp xếp điều muốn hỏi (Want) và phải hỏi (Must)

Hãy sắp xếp điều muốn hỏi khi phỏng vấn, chia thành “nhất định phải hỏi (Must)” và “sẽ hỏi nếu có thời gian (Want)”. Phỏng vấn thường bị giới hạn khoảng thời gian. Để tránh quên hỏi, hãy làm rõ những phần “Mình chắc chắn muốn hỏi điều này!”.

Suy nghĩ câu hỏi theo “khởi đầu-tiếp nhận-bước chuyển-kết thúc”

  • Những câu hỏi suy nghĩ trước thì phải tập trung vào “điều chắc chắn muốn hỏi (Must)” đã ghi ở trên
  • Câu hỏi đặt ra (khởi đầu)
  • Câu hỏi khuyến khích nên triển khai (tiếp nhận)
  • Câu hỏi trở thành bước ngoặt và cốt lõi của buổi phỏng vấn (bước chuyển)
  • Câu hỏi kết (kết thúc)

Nếu bạn nắm bắt được chúng, toàn bộ câu chuyện sẽ được hình thành. Vì việc bạn suy nghĩ quá nhiều câu hỏi mà không thể hỏi hết hoàn toàn cũng có thể xảy ra, cho nên tốt nhất hãy tuyển chọn câu hỏi có thể nắm bắt các điểm mấu chốt.

3. Hãy trao đổi trước nếu có thể về mục đích và điều muốn hỏi (câu hỏi)

Tùy trường hợp, bạn hãy trao đổi với đối phương trước điều muốn hỏi (mục lục câu hỏi) và mục đích của buổi phòng vấn. Bằng việc làm rõ mục đích, bạn sẽ có ý thức “Cùng nhau tạo nên một buổi phỏng vấn”. Nếu bạn đưa những câu hỏi chung chung trước đó, vì có thể suy nghĩ trước phỏng vấn, nên chắc chắn có thể nghe câu chuyện tốt hơn và có thể đặt câu hỏi đào sâu hơn.

4._Chuẩn bị người chụp ảnh

4. Chuẩn bị người chụp ảnh

Trường hợp đăng ảnh lên tạp chí phỏng vấn, hãy chuẩn bị người chụp ảnh trong khả năng có thể. Trước đây, tôi từng có kinh nghiệm tổ chức tất cả buổi phỏng vấn 1 mình nhưng mà vì rất khó nên quy trình công việc cũng trở nên tồi tệ. Theo cá nhân tôi, tôi khuyên khi tổ chức thì theo cơ chế 3 người, 1 người chụp ảnh, 2 người phỏng vấn (1 người chính và 1 người hỗ trợ), về mặt cảm xúc có thể tiếp cận một cách thoải mái.

Phương pháp và điểm mấu chốt trong phỏng vấn

Để có một buổi phỏng vấn tốt, chuẩn bị tâm lý tốt và tác phong phỏng vấn rất quan trọng.

5. Đối diện với thái độ là một người hâm mộ

Đối với ứng viên, hãy cố gắng trò chuyện với thái độ của người hâm mộ, vừa chứa đựng sự tôn trọng và cảm xúc cảm ơn đối với việc được người khác dành chút thời gian bận rộn của họ. Vì đối phương thường cảm thấy mẫn cảm với cảm xúc đó, và điều đó trở thành tiền đề để cuộc nói chuyện thoải mái hơn. Hơn nữa, câu hỏi thẳng thắn hỏi với tư cách là người hâm mộ và bạn đọc thì thường đâm thẳng vào trọng tâm vấn đề ngoài dự tính.

6. Hỏi thêm vào các câu hỏi mở và câu hỏi đóng

Đối với câu hỏi, có câu hỏi mở và câu hỏi đóng. Vì mỗi người đều có sở trường và sở đoản riêng nên cần vừa thêm vào cả 2 vừa hỏi sao cho phù hợp với đối phương.

Cách sử dụng câu hỏi mở

Là câu hỏi để đối phương trả lời tự do mà không đặt ra giới hạn. (Ví dụ: Bạn nghĩ như thế nào?, Về vấn đề này… thì sao?).

Có thể rút ra nhiều thông tin từ câu chuyện của đối phương, khả năng có thể nghe câu chuyện tốt và sâu sắc cũng trở nên cao. Mặc khác,cần suy nghĩ thời điểm sử dụng vì cũng có trường hợp câu chuyện trở nên quá viển vong, đối phương bí câu trả lời.

Cách sử dụng câu hỏi đóng

Câu hỏi đóng là cách đặt câu hỏi có giới hạn phạm vi trả lời. (Ví dụ: Bạn có thích … không?, Bạn thích A hay B?).

Khi muốn làm rõ sự thật và suy nghĩ của đối phương có hiệu quả, để nội dung dung dễ trả lời, có thể sử dụng nói chuyện phiếm lúc đầu (cuộc nói chuyện nho nhỏ). Tuy nhiên, nếu chỉ như vậy, cuộc nói chuyện tăng lên mà không thể mở rộng, nên hãy có gắng đừng nói liên tục nha.

6w2h

7. Nhận thức về “6W2H và trục thời gian” khi hỏi

Khi bạn ý thức được về “quá khứ-hiện tại-tương lai” cùng với “6W2H” bao gồm How many(bao nhiêu), How(như thế nào), Which(cái nào), Why(tại sao), What(cái gì), Who(ai), Where(ở đâu), When(khi nào), và đều đặn đưa ra các câu hỏi.

Vì cần hồi tưởng về câu chuyện “quá khứ” và suy nghĩ về câu chuyện “tương lai”, bằng việc đi sâu vào “hiện tại”, đối phương cũng trở nên dễ trả lời.

8. Hỏi một cách cụ thể / hỏi sự thay đổi / hỏi so sánh

Hỏi một cách cụ thể

Ví dụ, dù là câu chuyện “khách sạn bẩn”, hãy thử hỏi cảm giác chân thực ở đó được truyền tải ra sao như “Sao lại bị bẩn? Có một ví dụ nào hay không?”.

Hỏi về sự thay đổi (Before/ After)

Hãy thử hỏi về thời điểm diễn ra sự thay đổi như là “Trước và sau khi đi đến…” hay “Trước và sau khi thành công”.

Hỏi so sánh

Hãy thử đặt câu hỏi, và đối tượng so sánh như là “Tôi nghĩ là…” hay “Thông thường, mọi người hay nghĩ là …”.

cố gắng lắng nghe

9. Cố gắng lắng nghe và hoạt động

Điều quan trọng nhất trong buổi phỏng vấn là để ứng viên có thể nói chuyện một cách thoải mái. Chính vì vậy, việc bày tỏ cảm xúc truyền tải “tôi đang lắng nghe kĩ câu chuyện của bạn” bằng việc gật đầu đồng ý với câu chuyện của đối phương cũng rất quan trọng.

10. Tuyệt đối không ghi chú! Ý thức việc nói chuyện qua lại

Nếu bạn suy nghĩ về việc làm một bài báo và cố gắng ghi chú tất cả mọi thứ, thì bạn sẽ chú tâm vào việc viết và cuộc phỏng vấn sẽ không còn phấn khích nữa. Hãy ý thức việc nói chuyện qua lại giao tiếp bằng mắt với ứng viên, ghi lại nội dung cứ để cho máy ghi âm giọng nói. Điều đó cũng là một việc cực kì quan trọng để nói chuyện thoải mái với đối phương.

Việc ghi chú vẫn chấp nhận được ở mức độ thông tin như “danh từ riêng” và “số liệu” để xác nhận lại khi viết bài viết. Sau đó, nếu ghi chú một chút về tình trạng xung quanh, hành động và biểu hiện của ứng viên, khi viết sẽ dễ nhớ ra trường hợp đó. Ghi chú chỉ đơn thuần ở mức độ tham khảo. Ở trong cuộc phỏng vấn hãy chú trọng giao tiếp với nhau.

11. Tận hưởng nơi này hơn mọi thứ khác!

Khi phỏng vấn, chỉ vì quá suy nghĩ về diễn biến và câu hỏi tiếp theo, kết quả cũng có khi không để vào đầu điều đang nói ở hiện tại. Dựa trên kinh nghiệm của tôi, cuộc phỏng vấn tiến hành trôi chảy thì lúc nào cũng là “buổi phỏng vấn vui vẻ”. Câu hỏi “Must” đã chuẩn bị ở phần chuẩn bị trước, có nghĩa là dĩ nhiên phải hỏi nhưng, hãy hỏi vui vẻ đừng có quá áp lực.

Khi kết thúc phỏng vấn

12. Nói chuyện sau là cơ hội tuyệt vời.

Sau khi ứng viên kết thúc bởi câu nói “Cảm ơn”, thực sự thì cơ hội hỏi vẫn còn tiếp tục. Khi tắt máy ghi âm và thư giãn, nếu bạn đưa ra câu hỏi thì bạn có thể sẽ lắng nghe những câu chuyện không thể ngờ tới. Nếu vừa sắp xếp những thứ trên bàn vừa thử hỏi “Nhân tiện… thì thế nào?”, có lẽ bạn có thể nghe được câu chuyện còn sót lại mà đã không thể nghe trong buổi phỏng vấn.

Câu hỏi đã bỏ lỡ cơ hội để hỏi hay câu hỏi bất giác vừa mới nghĩ ra, hãy thử hỏi nhẹ nhàng ngay lúc này.

13. Truyền tải nghiêm túc cảm giác biết ơn

Ngay lập tức khi về nhà hoặc là ngay trong ngày hôm sau, hãy gửi lời cảm ơn của buổi phỏng vấn. Bạn có thể nhận lại được suy nghĩ “Nhận được phỏng vấn ở đây, thật là tốt” của đối phương, khi xem trọng đến cuối cùng thái độ người hâm mộ, sự tôn trọng và cảm giác biết ơn.

14. Hoàn thiện bài báo nhanh nhất khi thể

Tôi khuyến khích buổi phỏng vấn được viết thành bài báo nhanh nhất có thể. Cho dù có băng ghi âm, chúng ta thường sẽ quên mất bầu không khí tại nơi đó. Để viết bài báo có cảm giác chân thật, hãy dành thời gian viết bài báo sớm.

Hơn nữa, người được phỏng vấn cũng thường mong chờ việc bài báo của bản thân hoàn thành. Hãy chú ý đừng để bị nghĩ rằng “À, nhân tiện, bài báo của tôi thì thế nào rồi?”.

CÔNG TY TNHH GIÁO DỤC VÀ DỊCH THUẬT IFK

Bài viết này hữu ích như thế nào?

Nhấp vào một ngôi sao để đánh giá nó!

Đánh giá trung bình 5 / 5. Số phiếu bầu: 509

Không có phiếu bầu nào cho đến nay! Hãy là người đầu tiên đánh giá bài viết này.