10 cách để duy trì động lực khi thay đổi công việc!

“Chưa đầy ba năm kể từ khi thay đổi công việc, nhưng lại phải thay đổi công việc lần nữa?.” Có thể nhiều người có cảm nhận như thế dưới thảm họa từ Corona. Nhiều công ty đã trở nên thận trọng hơn trong việc thăng chức và tăng lương cho nhân viên, và một số công ty đã cắt giảm tiền thưởng mùa hè và ngân sách đào tạo / huấn luyện nhân viên. Các công ty gặp khó khăn tài chính thậm chí còn nghiêm trọng hơn, cũng đang thực hiện các bước để giảm số lượng nhân viên vì khó có thể đoán trước được tương lai. Trong một trận đại dịch như thế, bạn có thể cảm thấy lo lắng về sự nghiệp của mình và có thể gặp khó khăn trong việc thăng tiến nghề nghiệp chẳng hạn như các hoạt động thay đổi công việc. Dưới đây là 10 cách để thoát khỏi ” sự sợ hãi tột đỉnh” này.

Dịch thuật IFK.

1. Nghiên cứu kỹ lưỡng trước khi áp dụng:

Đầu tiên, hãy liệt kê các công ty bạn muốn làm việc. Hãy thực hiện phân tích so sánh với các đối thủ cạnh tranh, nắm bắt các cơ hội thăng tiến trong nghề nghiệp như yêu cầu kỹ năng và thăng tiến từ thông tin việc làm trước và ưu tiên ứng viên. Việc tổng kết lại các mục này lại với nhau trong một checklist và đưa vào tìm kiểm khi hoàn thành việc thu thập thông tin cũng như đưa vào vào những điểm phù hợp với giá trị và kỹ năng của bản thân, nó không chỉ giúp ích cho bạn trong việc quyết định ưu tiên ứng tuyển ở vị trí nào mà còn khiến tiến độ của quá trình đó dễ dàng hơn mà không bị lạc quẻ giữa đường trong hoạt động thay đỏi công việc.

2. Mường tượng cụ thể hình ảnh trong tương lai:

Đầu tiên, hãy liệt kê các công ty bạn muốn làm việc. Hãy thực hiện phân tích so sánh với các đối thủ cạnh tranh, nắm bắt các cơ hội thăng tiến trong nghề nghiệp như yêu cầu kỹ năng và thăng tiến từ thông tin việc làm trước và ưu tiên ứng viên. Việc tổng kết lại các mục này lại với nhau trong một checklist và đưa vào tìm kiểm khi hoàn thành việc thu thập thông tin cũng như đưa vào vào những điểm phù hợp với giá trị và kỹ năng của bản thân, nó không chỉ giúp ích cho bạn trong việc quyết định ưu tiên ứng tuyển ở vị trí nào mà còn khiến tiến độ của quá trình đó dễ dàng hơn mà không bị lạc quẻ giữa đường trong hoạt động thay đỏi công việc.

3. Thiết lập mục tiêu, đặt ra các mục tiêu khả thi:

Thay vì dựa vào “số lượng” như nộp đơn xin việc tại 20 công việc cùng một lúc, chúng ta hãy thử thách các hoạt động thay đổi công việc bằng “chất lượng”. Bạn nên bắt đầu bằng việc dọn dẹp tài khoản SNS của mình, chẳng hạn như LinkedIn. Các hoạt động thay đổi nghề nghiệp bao gồm xem xét kỹ lưỡng hồ sơ (lịch sử) đã đăng, theo dõi tài khoản của công ty mà bạn quan tâm để kiểm tra thông tin kinh doanh mới nhất, và kết nối với những người làm việc hiệu quả, đi đầu trong ngành đó.

4. Thu thập những lời chứng thực:

Không nên chỉ PR kỹ năng và thành tích trong CV- lịch sử chức vụ công việc mà còn nên thu thập những lời xác thực từ bên thứ ba. Ví dụ: bạn có thể đăng lời chứng thực từ các bên thứ ba như khách hàng, sếp và đồng nghiệp trên hồ sơ LinkedIn của mình. Nó không chỉ giúp bạn trong việc sàng lọc tuyển dụng mà còn tạo động lực cho bạn trong công việc và thay đổi nghề nghiệp bằng cách khẳng định lại thế mạnh và kinh nghiệm của bạn.

5. Follow những Leader ( người lãnh đạo) trong ngành đó:

Những người lãnh đạo cao nhất đang nghĩ gì và họ có tầm nhìn như thế nào? Nếu có một ngành nào đó đang cân nhắc trong hoạt động chuyển việc, hãy đọc các video bài phát biểu (Ted talk, v.v.) và các bài phỏng vấn của các nhà quản lý và chuyên gia trong ngành đó. Họ hiểu được việc truyền cảm hứng từ những phát ngôn của mình và cũng đã nhận được sự thúc đẩy tiến lên không hề ít. Đây là một phương pháp hiệu quả cho phép bạn học hỏi từ tầm nhìn và triết lý của những người lãnh đạo, vì vậy bạn nên quyết định tần suất và thời gian cũng như kiểm tra nó thường xuyên.

6. Đọc và nghe nội dung liên quan đến ngành nghề:

Nếu có một công việc bạn muốn ứng tuyển hoặc một ngành bạn muốn làm việc, hãy nghiên cứu những thách thức mà ngành đó đang phải đối mặt do Corona. Tìm nội dung cụ thể về ngành của bạn và hiểu các xu hướng chính và mới nhất sẽ giúp bạn trao đổi tốt với người phỏng vấn. Đây là cơ hội để bạn dẫn trước một bước so với các ứng viên khác.

7. Đặt mình vào những người có thể nâng bạn lên:

Một người sẽ nâng đỡ bạn, một người sẽ truyền cảm hứng cho bạn và một người sẽ phát huy tối đa tài năng của bạn. Hãy đặt mình vào những người như vậy. Đây cũng là một trong những điều không thể thiếu để xác định môi trường mà bạn có thể tiếp tục phát triển trong công việc phù hợp với bạn, là một bước cơ bản để đạt được điều đó.

8. Có ý thức cống hiến cho xã hội:

Điều quan trọng là thể hiện lòng biết ơn đối với người khác và giúp đỡ người khác để được công nhận giá trị của bạn. Cảm ơn sếp, đồng nghiệp và khách hàng đã cho bạn cơ hội và học hỏi để thăng tiến trong sự nghiệp. Bằng cách tham gia vào các hoạt động đóng góp xã hội như gây quỹ từ thiện và tham gia tình nguyện, bạn có thể nhận thức được mối quan hệ giữa bản thân và xã hội và hiểu được tầm quan trọng của việc cống hiến lại cho xã hội.

9. Viết ra những gì bạn nghĩ là " nên cảm ơn":

Dịch thuật IFK.

Một trong những cách đột phá để duy trì động lực là “viết ra ba điều mà bạn muốn cảm ơn tại nơi làm việc hoặc cá nhân nào đó” vào cuối ngày. Bằng cách đọc lại ba điều này vào cuối tuần, bạn có thể tập trung vào những điều tốt đẹp đã xảy ra trong tuần và vượt qua hoang mang và lo lắng.

10. Trở thành cổ động viên tốt nhất của chính mình:

Nếu kế hoạch không diễn ra như dự kiến, bạn sẽ rất dễ tự trách bản thân. Nếu bạn muốn tin cậy vào ai đó để đẩy nhanh quá trình thay đổi công việc, đừng ngần ngại tham khảo ý kiến của chúng tôi. Nếu bạn gặp khó khăn khi nhận được lời mời làm việc, hãy tự tin vào giá trị của bản thân. Ngay cả khi có nhiều lần bị từ chối và việc tuyển dụng bị đóng băng, đó chỉ là do “không phù hợp” với công ty, công việc hoặc thời gian, v.v. Vậy nên, đừng bỏ cuộc mà hãy nỗ lực thật tích cực cho đến khi bạn tìm được một công nhìn thấu được giá trị của bạn và coi bạn như là một nhân tài tiềm năng hoặc nhân lực đã có kinh nghiệm và sẵn sàng làm việc.

CÔNG TY TNHH GIÁO DỤC VÀ DỊCH THUẬT IFK

Bài viết này hữu ích như thế nào?

Nhấp vào một ngôi sao để đánh giá nó!

Đánh giá trung bình 5 / 5. Số phiếu bầu: 426

Không có phiếu bầu nào cho đến nay! Hãy là người đầu tiên đánh giá bài viết này.