Trong các buổi phỏng vấn việc làm tại Nhật Bản, các công ty sẽ thường hỏi: “Điểm mạnh (điểm yếu) của bạn là gì?” Khi đó, một số người nước ngoài có thể không biết nên phải trả lời như thế nào. Điểm mạnh là sở trường và điểm yếu là sở đoản. Trong chuyên mục này, tôi sẽ giải thích những điều cơ bản khi truyền đạt điểm mạnh và điểm yếu. Chúng tôi cũng giới thiệu những ví dụ về câu trả lời khi trả lời phỏng vấn, mời các bạn tham khảo.
1. “Điểm mạnh” và “điểm yếu” được hỏi trong buổi phỏng vấn xin việc là gì?
Những “điểm mạnh” mà bạn thường nghe trong khi tìm việc là những ưu điểm/sở trường về năng lực và tính cách đáng tự hào. Mặt khác, “điểm yếu” đề cập đến những nhược điểm/sở đoản như các vấn đề và điểm mà bạn muốn cải thiện.
2. Lý do điểm mạnh hay điểm yếu được hỏi trong buổi phỏng vấn
Các công ty hỏi về điểm mạnh và điểm yếu trong các cuộc phỏng vấn để xác định xem bạn có khả năng kỹ năng tự phân tích chặt chẽ hay không. Ngoài ra, nó còn được cho là để xác nhận xem bạn có phù hợp với nguồn nhân lực mà họ đang tìm kiếm hay không.
Nhằm đánh giá khả năng phân tích
Một trong những lý do khiến các công ty hỏi về điểm mạnh và điểm yếu trong các cuộc phỏng vấn là để xác định liệu bạn có thể đánh giá một cách khách quan điểm mạnh và điểm yếu của bản thân hay không. Hầu hết những người có khả năng tự phân tích kỹ năng phân tích có thể hiểu rõ làm thế nào để tận dụng thế mạnh của bản thân trong công việc. Vì vậy, công ty sẽ nghĩ rằng bạn có thể tự mình suy nghĩ và hành động, ngay cả khi bạn gặp vấn đề. Ngoài ra, họ cũng xem xét liệu bạn có mong muốn hiểu rõ và khắc phục những điểm yếu cũng như khả năng đối mặt với thách thức hay không?
Nhằm ngăn chặn việc không phù hợp với công ty
Các công ty đang tìm kiếm nguồn nhân lực có thể tạo thành tựu cho công ty của họ. Nếu những điểm mạnh và kỹ năng ứng viên trả lời phù hợp với công việc và văn hóa doanh nghiệp của công ty, thì sẽ dễ dàng hình dung những đóng góp sau khi gia nhập công ty. Do đó, sự không phù hợp sau khi gia nhập công ty khó có thể xảy ra, và còn có thể mong đợi sự hoạt động lâu dài. Mặt khác, dù có những điểm mạnh hấp dẫn đến đâu nhưng nếu không phù hợp với hình mẫu mà công ty tìm kiếm thì có lẽ sẽ không được đánh giá cao.
3. Những điểm lưu ý khi truyền đạt điểm mạnh và điểm yếu
Khi truyền đạt điểm mạnh và điểm yếu, điều quan trọng là chúng phải phù hợp với hình mẫu mà công ty tìm kiếm. Ngoài ra, còn một điểm cần lưu ý là điểm mạnh và điểm yếu, mỗi cái chỉ tập trung vào một điểm và kèm thêm một câu chuyện cụ thể. Ở đây, chúng tôi sẽ giải thích cách truyền đạt điểm mạnh và điểm yếu của chúng tôi.
Suy nghĩ về việc liệu nó bản thân có phù hợp với hình mẫu mà công ty đang tìm kiếm hay không?
Như đã đề cập trước đó, các công ty đang tìm kiếm những người có thể đóng góp trong cho công ty của họ. Vì vậy, điều quan trọng là điểm mạnh có phù hợp với hình mẫu mà công ty đang mong muốn hay không. Không có điểm mạnh nào mà không thể phát huy được trong công việc chẳng hạn như “nhanh nhẹn” và “tửu lượng cao”. Hơn nữa, ngay cả những điểm mạnh thường được coi là hấp dẫn cũng sẽ không được đánh giá cao nếu chúng không phù hợp với hình tượng mà công ty yêu cầu. Do đó, việc nghiên cứu kỹ lưỡng kiểu hình mẫu nhân lực mà công ty đang tìm kiếm trước khi trình bày điểm mạnh của mình là rất quan trọng.
Tập trung chỉ vào một điểm mạnh và một điểm yếu
Khi được hỏi về điểm mạnh và điểm yếu, hãy trả lời tập trung vào mỗi cái một điểm. Nếu chỉ vì muốn PR bản thân mà bạn trình bày nhiều điểm mạnh, như “Tôi là người có trách nhiệm, có kỹ năng giao tiếp tốt và là một nhân viên chăm chỉ.” chẳng hạn thì sẽ không truyền đạt được ý trọng tâm. Ngược lại, có thể nhận đánh giá tiêu cực là kỹ năng phân tích chưa tốt.
Trình bày điểm mạnh, điểm yếu có kèm theo lý do hoặc câu chuyện cụ thể
Điểm lưu ý là truyền tải điểm mạnh và điểm yếu cùng với các sự kiện thực tế. Đầu tiên, kết luận rằng “điểm mạnh (điểm yếu) của tôi là ◯◯”, sau đó hãy cho biết căn cứ, lý do và câu chuyện. Chúng tôi khuyến khích bạn nói về tình huống mà điểm mạnh của bạn được tận dụng hay thời điểm bạn nhận thấy điểm yếu của bản thân. Bằng cách nói với họ một cách cụ thể, bạn có thể tăng sức thuyết phục về điểm mạnh của mình và gây ấn tượng rằng bạn đã hiểu rõ điểm yếu của mình.
Truyền đạt điểm yếu bao gồm các biện pháp cải thiện trong tương lai
Ngoài những căn cứ, lý do, câu chuyện đã đề cập trước đó, hãy cho biết thêm bạn có thể làm gì để cải thiện điểm yếu của mình. Ví dụ, trong trường hợp điểm yếu là “thiếu quyết đoán”, bằng việc nêu lên các biện pháp cải thiện như “Tôi luôn cố gắng nghĩ về thứ tự ưu tiên cho mọi việc” hay “Suy nghĩ ra rất nhiều ý tưởng để không phải lo lắng khi có vấn đề xảy ra”, bạn có thể truyền tải nội dung tiêu cực một cách tích cực.
4. Ví dụ về câu trả lời khi được hỏi về điểm mạnh trong cuộc phỏng vấn
Nếu bạn là người nước ngoài muốn tìm việc làm tại Nhật Bản, bạn nên nói với người Nhật rằng bạn nên làm gì để phát huy thế mạnh của mình.
Dưới đây là một số ví dụ về câu trả lời khi được hỏi về điểm mạnh của họ. Chúng tôi đưa ra một ví dụ về “năng lực giao tiếp”, các bạn tham khảo nhé.
Năng lực giao tiếp
“Điểm mạnh của tôi là có kỹ năng giao tiếp tốt. Trong lần lập kế hoạch công việc trước đây, tôi đã dốc hết sức để giải thích các thuật ngữ chuyên ngành khó về kỹ thuật CNTT một cách dễ hiểu. Vì vậy, tôi đã nhận được một lời khen từ phía đối tác kinh doanh bởi họ đã nhận được sự giải thích dễ hiểu nhất từ trước đến nay bằng tiếng Nhật, và tôi đã nắm bắt cơ hội để tăng doanh số bán hàng của công ty cũ”.
Dù nói ngắn gọn là khả năng giao tiếp tuy nhiên có rất nhiều loại kỹ năng giao tiếp khác nhau, chẳng hạn như “khả năng chủ động tương tác với những người gặp lần đầu tiên”, “khả năng giải thích một cách dễ hiểu cho khách hàng” và “khả năng thu thập ý kiến của những người có lập trường khác nhau.”
5. Ví dụ về câu trả lời khi được hỏi về điểm yếu trong cuộc phỏng vấn
Khuyết điểm, nói cách khác, có thể nói là ưu điểm, bạn nên nói khéo léo chuyển sở đoản thành sở trường chẳng hạn như “Thiếu kiên nhẫn ⇔ Ta có thể hành động nhanh chóng”. Chúng tôi khuyến khích việc bạn truyền đạt trong buổi phỏng vấn rằng cùng với các biện pháp cải thiện, bạn đang hành động biến điểm yếu thành điểm mạnh.
Đây là một ví dụ khi được hỏi về điểm yếu. Chúng tôi sẽ đưa ra một ví dụ về “thiếu kiên nhẫn”, các bạn tham khảo nhé.
Thiếu kiên nhẫn
“Điểm yếu của tôi là thiếu kiên nhẫn. Tôi có tính cách hành động nhanh chóng nếu không sẽ cảm thấy khó chịu, thậm chí có lần tôi bị đồng nghiệp nói rằng họ bị tôi thúc giục, lúc đó nhận thấy mình thiếu kiến nhẫn với người khác. Sau đó, tôi cố gắng vừa làm việc vừa để ý đến cách các nhân viên khác sử dụng thời gian của họ. Hơn nữa, tận dụng khả năng hành động với tốc độ nhanh, tôi cố gắng nắm bắt tổng khối lượng công việc hay lịch trình tương lai để có thể hỗ trợ các nhân viên khác.”
CÔNG TY TNHH GIÁO DỤC VÀ DỊCH THUẬT IFK
Chuyên cung cấp các dịch vụ sau:
Dịch vụ biên phiên dịch tiếng Nhật, Anh, Việt
Dịch vụ làm CV tiếng Nhật
Dịch vụ tư vấn du học Nhật Bản
Chương trình internship tại Nhật Bản cho trường liên kết
Email: info@translationifk.com
Hotline: 0282.247.7755/ 035.297.7755
Website: https://translationifk.com
Facebook: Dịch Thuật Tiếng Nhật IFK
Bài viết này hữu ích như thế nào?
Nhấp vào một ngôi sao để đánh giá nó!
Đánh giá trung bình 5 / 5. Số phiếu bầu: 215
Không có phiếu bầu nào cho đến nay! Hãy là người đầu tiên đánh giá bài viết này.