Những điểm lưu ý khi viết lý do ứng tuyển

luu y khi viet ly do ung tuyen

Các công ty đang tìm kiếm điều gì trong mục lý do ứng tuyển?

Điều mà công ty muốn biết không phải là “cái gì” đã thu hút bạn, mà là “tại sao” nó thu hút bạn.

Lý do ứng tuyển gồm 2 phần cơ bản là “điều gì đã thu hút bạn đến với công ty (= what)” và “tại sao bạn thấy nó hấp dẫn (= why)”. Trong khi đó, sinh viên đang tìm việc làm lại có xu hướng tập trung vào “what”. Tuy nhiên, các công ty không quan tâm nhiều đến “what.” Khi các công ty xem xét mục lý do xin việc, điều mà họ chú ý đến là “why”. Sở dĩ như vậy là vì điều mà công ty muốn biết thông qua lý do ứng tuyển là “Bạn có đủ động lực để làm việc cho công ty này không?”. Thành quả công việc được tối đa hóa bằng cách nhân khả năng với động lực. Thông qua lý do ứng tuyển, các công ty cố gắng tìm hiểu xem công việc kinh doanh hay hoạt động của công ty có thúc đẩy để ứng cử viên có thể phát huy tối đa khả năng của bản thân hay không. Và khi đó, phần “why” mới là trọng tâm. Trong lý do vì sao bị thu hút bởi công ty, sẽ luôn tồn tại một số quan điểm sống hoặc tiêu chuẩn đánh giá của người đó. Bối cảnh hoặc nguồn cơn dẫn đến những quan điểm sống hay những tiêu chí đánh giá đó, nếu bắt nguồn đúng như thể nó dựa trên lịch sử cuộc đời quá trình phát triển của người đó, thì có thể phán đoán rằng họ sẽ nỗ lực hết sức mình ngay cả khi gặp khó khăn trong công việc. Tuy nhiên, nếu “why” chỉ là “Có một chút hứng thú” thì sẽ bị đánh giá là khó mà trụ vững.

Cong ty tim kiem dieu gi trong muc ly do xin viec

Các điểm lưu ý khi viết lý do ứng tuyển

Lưu ý số 1: Cấu trúc theo tỷ lệ “why : what = 8:2 hoặc 7:3”

Các công ty sẽ tập trung chú ý đến phần “why”, vì vậy khi viết lý do ứng tuyển của bạn, hãy viết theo cấu trúc sử dụng tỷ lệ “why: what = 8: 2 hoặc 7: 3” để giải thích “why” một cách cẩn thận. Ngoài ra, Những thông tin như “bạn muốn thử thách vào công việc như thế nào sau khi gia nhập công ty”, “Những loại điểm mạnh nào bạn có thể phát huy trong công việc”, nếu số lượng ký tự cho phép, bạn có thể thêm phần này ở phía cuối, nhưng không bắt buộc. Đầu tiên, chúng ta hãy nghĩ về việc truyền tải động lực mà có bạn mạnh mẽ như thế nào trước.

u ý số 2: Mô tả càng cụ thể càng tốt

Các tính từ hay cách diễn đạt ẩn dụ, tượng hình thiếu cụ thể, chẳng hạn như “Trong buổi giới thiệu các nhân viên đã phát biểu rất lôi cuốn” hay “Vì quý công ty là một công ty có tầm ảnh hưởng đến thế giới” hoặc là các chỉ thị từ như “Nhiều như thế này”, những câu như vậy có nói cũng như không. Viết càng cụ thể càng tốt, chẳng hạn như “Nó hấp dẫn như thế nào?”“”Nhiều như thế này” là bao nhiêu?”. Đặc biệt, nếu bạn gửi những nội dung thiếu cụ thể cho các công ty thực hiện chọn lọc trên mẫu đơn xin việc thì có thể sẽ bị đánh giá là “Không có thông tin giá trị” và sẽ bị loại. Không có công ty nào vui lòng liên hệ với bạn yêu cầu “Điều này có nghĩa là gì? Hãy cho chúng tôi biết cụ thể”. Hơn nữa, ngay cả khi không có sàng lọc đơn xin việc, nếu bạn viết nó một cách cụ thể, bạn có thể dành thời gian cho một câu hỏi khác tại buổi phỏng vấn, như thể là lý do ứng tuyển đã được giải thích đầy đủ bằng văn bản.

Lưu ý số 3: Sẽ không có thành vấn đề ngay cả khi “Với động cơ này thì dù là công ty khác hay ngành nghề khác đều được.”

Sinh viên có xu hướng rơi vào việc buộc phải đưa ra một lý do độc nhất để phải là duy nhất một công ty đó nhằm cố gắng tạo ra cảm giác rằng “Công ty của bạn là công ty duy nhất mà tôi muốn vào”. Một lẽ đương nhiên là có nhiều công ty đáp ứng các giá trị và tiêu chí đánh giá của riêng bạn, và thậm chí nếu trong buổi phỏng vấn có công ty hỏi “Liệu với cái động cơ này thì các công ty khác có được không?”, thì tôi không nghĩ là sẽ có nhiều công ty thể hiện sự tức giận kiểu “Gì cơ?” đối với sinh viên khi nghe trả lời rằng là “Chắc là được ạ.”. Thay vì tìm ra lý do có một không hai để vào công ty đó , hãy chú trọng vào việc truyền đạt phần “why”, dựa trên kinh nghiệm và quá trình trưởng thành của bạn.

Lưu ý số 4: “What” phải càng là những điều “phổ quát, không bao giờ thay đổi”, những điều “cốt lõi” đối với công ty càng tốt.

Tuy đã nói rằng các công ty không chú ý nhiều đến “what”, nhưng cũng giống như con người đánh giá cao bên trong hơn là vẻ bề ngoài, đối với các công ty sẽ có một điểm mà “Tôi muốn bạn cảm thấy hấp dẫn ở đây.”. Đó là những điều về những phần cốt lõi, không thay đổi, phổ quát chẳng hạn như triết lý, văn hóa, phong cách làm việc của doanh nghiệp và mục tiêu kinh doanh của công ty,… Do đó, ở phần “what” khuyến khích bạn nên tập trung vào những điều này càng nhiều càng tốt. Ngược lại, khi trình bày “what” là “những điều có khả năng thay đổi” như “doanh nghiệp thu hút sự chú ý của thế giới, nhưng chỉ vừa mới bắt đầu”, “hệ thống” hay “nhân viên đã gặp tại buổi thuyết trình giao lưu”, và các công ty sẽ lo ngại liệu bạn có thực sự cảm thấy hứng thú hay không vì có thể “Chiến lược kinh doanh có thể thay đổi trong tương lai …” hay “Nhân viên có thể nghỉ việc …” hay “Có lẽ bạn chỉ đang nhìn thấy một bộ phận của công ty này thôi?” Tất nhiên, dù có những điều có khả năng sẽ thay đổi nhưng nếu bạn thực sự thấy hấp dẫn thì đừng bận tâm cứ bộc lộ thẳng thắn. Tuy nhiên, nếu sự hấp dẫn mà bạn cảm thấy có thể thay đổi được chỉ đơn thuần là “cơ duyên”, chẳng hạn, nếu bạn cảm nhận được thái độ của công ty từ những nhân viên bạn gặp, nếu bạn thấy bị thu hút bởi thái độ đó trong một hệ thống thì từ hệ thống đó bạn có thể nhìn thấy văn hóa, tác phong làm việc của công ty,… Ví dụ: Nếu nói về “Văn hóa làm việc theo chủ nghĩa hiệu suất” trong phần “what”, chúng tôi nghĩ sẽ giúp tăng sức thuyết phục hơn. Hơn nữa, đây là trường hợp tuyển dụng nhân viên tổng hợp  không giới hạn loại công việc, còn trường hợp tuyển dụng theo loại công việc thì không có vấn đề gì kể cả khi bạn chỉ nói tập trung vào một ngành kinh doanh hoặc công việc cụ thể.

CÔNG TY TNHH GIÁO DỤC VÀ DỊCH THUẬT IFK

Bài viết này hữu ích như thế nào?

Nhấp vào một ngôi sao để đánh giá nó!

Đánh giá trung bình 0 / 5. Số phiếu bầu: 0

Không có phiếu bầu nào cho đến nay! Hãy là người đầu tiên đánh giá bài viết này.