Trong một cuộc phỏng vấn, thái độ lắng nghe câu chuyện của đối phương cũng quan trọng như cách bạn nói chuyện hay nội dung câu chuyện bạn nói vậy. Người ta thường nói rằng người giỏi ăn nói chính là người giỏi lắng nghe, nếu bạn trang bị trước cho mình một thái độ lắng nghe thì cuộc phỏng vấn sẽ diễn ra suôn sẻ hơn đấy. Vậy thì, lần này tôi sẽ giải thích cho bạn về những quy tắc cư xử trong việc thể hiện thái độ khi lắng nghe nhé.
1. Không chỉ thái độ khi nói chuyện mà thái độ khi lắng nghe cũng gây ảnh hưởng lớn đến kết quả của một cuộc phỏng vấn
Những đánh giá trong một cuộc phỏng vấn không chỉ dành cho những điều như động cơ ứng tuyển hay PR bản thân thôi đâu. Bạn sẽ được đánh giá dựa theo thái độ thể hiện sự lắng nghe khi người phỏng vấn nói chuyện, mà từ đó kết quả của cuộc phỏng vấn sẽ thay đổi. Bằng việc nói chuyện của bản thân mà cũng có nhiều người phỏng vấn có thể nhìn thấu người được phỏng vấn. Chính vì vậy, việc chỉ tập trung vào nói mà bỏ qua việc lắng nghe có thể khiến bạn bị đánh giá thấp. Dù cho nội dung bạn nói có tốt đến đâu thì khi bạn có phần thất lễ trong lúc nghe người khác nói sẽ khiến người phỏng vấn cảm thấy như ‘ tôi không muốn làm việc với người này’. Ngoài việc luyện nói thì việc nâng cao hiểu biết về những cách cư xử hay thái độ thể hiện sự lắng nghe và việc luyện tập hằng này cũng rất quan trọng.
2. Cách cư xử trong việc thể hiện thái độ lắng nghe
Thái độ cũng như biểu cảm, ánh mắt, dù chỉ một cử chỉ có phần không tốt bị lộ ra, nó có thể gây ảnh hưởng xấu đến những phần khác. Vậy nên bạn hãy xác nhận rõ từng cái một những điểm cần lưu ý trong cách cư xử và tác phong khi lắng nghe người khác nói nhé.
Đầu tiên là chuẩn bị từ tư thế
Một tư thế tốt sẽ giúp bạn để lại ấn tượng hoàn toàn khác. Trong bất kì cuộc phỏng vấn nào, cách nói chuyện, cách trả lời của bạn dù có tốt đến mấy thì với một tư thế lắng nghe xấu cũng sẽ khiến bạn bị người khác đánh giá thấp. Ví dụ, dáng ngồi cong lưng, dựa vào ghế, cơ thể cựa quậy, ngồi nghiêng sang một bên trong lúc người phỏng vấn đang nói, những việc như thế sẽ khó mà để lại ấn tượng tốt cho người khác được. Nếu bạn để cho họ nhìn thấy tư thế kiểu như vậy thì dù cho bạn ăn nói giỏi đến đâu, một khi bạn khiến người ta cảm thấy có khoảng cách với, thì bạn có thể sẽ không nhận đánh giá trung thực từ họ.
Khi ngồi, chú ý đừng nên dựa hẳn lưng vào ghế. Hãy ngồi thẳng người, hướng cơ thể mình đối diện trực tiếp với người phỏng vấn. Với một tư thế đúng đắn, ấn tượng về bạn sẽ trở nên tốt hơn, khiến cho người ta nghĩ rằng bạn đang nghiêm túc lắng nghe. Hơn nữa, khi trả lời phỏng vấn, nếu bạn có tư thế tốt thì trông bạn có vẻ tự tin, vì vậy sẽ khiến câu trả lời của bạn tăng sức thuyết phục hơn. Những điều này không chỉ vào lúc phỏng vấn mới chú ý đến mà kể từ giờ bạn hãy ý thức về nó, để có thể thể hiện một cách tự nhiên nhất nhé.
Cố gắng tạo ấn tượng tốt bằng cách tạo biểu cảm
Bởi vì những người phỏng vấn sẽ vừa nhìn biểu cảm của người được phỏng vấn vừa nói chuyện, cho nên việc có biểu cảm như thế nào cũng sẽ khiến ấn tượng bạn để lại cho đối phương thay đổi. Điều đầu tiên bạn phải cẩn thận chính là những biểu cảm thể hiện sự mệt mỏi, chán nản cũng như những biểu cảm cho thấy sự hờ hửng. Những điều như vậy sẽ khiến bạn khó có thể lấy được đánh giá cao từ đối phương, không chỉ khi phỏng vấn mà ngay cả trong những tình huống khác thì việc bạn để lại một ấn tượng tốt sẽ rất khó. Trong lúc phỏng vấn, dù căng thẳng thế nào, thì cũng hãy cố gắng thư giản, lắng nghe người phỏng vấn nói với khuôn mặt tươi cười thật tự nhiên. Ngược lại, dù với một biểu cảm tươi sáng thì khi bạn lỡ cười toe toét cũng sẽ khiến nụ cười mất đi sự tự nhiên, đây là một điểm nên tránh.
Việc đột nhiên phải cười thật tự nhiên vào ngày phỏng vấn là việc không hề dễ dàng, cho nên kể từ bây giờ bạn nên tập cười khi đứng trước gương cho thật tự nhiên. Vì biểu cảm chính là thứ dễ lọt vào mắt người phỏng nhất cho nên hãy chú ý để không bị đánh giá thấp nhé.
Ánh nhìn là thứ chứng minh bạn đang nghiêm túc lắng nghe
Dù là lúc trả lời câu hỏi, hay là lúc lắng nghe người phỏng vấn nói, bạn hãy cố gắng nhìn vào mắt họ nhé. Những việc như hướng ánh nhìn đến nơi khác cũng như nhìn lên trần nhà sẽ khiến đối phương nghĩ rằng bạn đang không lắng nghe lời họ nói. Còn nữa, nếu bạn lỡ để họ nhìn thấy dáng vẻ thiếu tự tin hay thấp thỏm của mình thì có khả năng đánh giá của họ về bạn sẽ trở nên xấu đi. Chỉ bằng việc nhìn vào mắt và lắng nghe người phỏng vấn nói sẽ chứng minh rằng bạn đang lắng nghe họ một cách nghiêm túc. Khi nhìn vào mắt người phỏng vấn, nếu bạn cứ nhìn chăm chăm vào họ, ngược lại sẽ để lại ấn tượng không tốt do thiếu tự nhiên, cho nên hãy cố gắng nhìn vào mắt họ với biểu cảm thật tự nhiên. Trong trường hợp nếu bạn là người không quen nhìn vào mắt người khác khi nói chuyện thì từ bây giờ hãy luyện tập cho quen nhé.
Ánh nhìn là thứ chứng minh bạn đang nghiêm túc lắng nghe
Dù là lúc trả lời câu hỏi, hay là lúc lắng nghe người phỏng vấn nói, bạn hãy cố gắng nhìn vào mắt họ nhé. Những việc như hướng ánh nhìn đến nơi khác cũng như nhìn lên trần nhà sẽ khiến đối phương nghĩ rằng bạn đang không lắng nghe lời họ nói. Còn nữa, nếu bạn lỡ để họ nhìn thấy dáng vẻ thiếu tự tin hay thấp thỏm của mình thì có khả năng đánh giá của họ về bạn sẽ trở nên xấu đi. Chỉ bằng việc nhìn vào mắt và lắng nghe người phỏng vấn nói sẽ chứng minh rằng bạn đang lắng nghe họ một cách nghiêm túc. Khi nhìn vào mắt người phỏng vấn, nếu bạn cứ nhìn chăm chăm vào họ, ngược lại sẽ để lại ấn tượng không tốt do thiếu tự nhiên, cho nên hãy cố gắng nhìn vào mắt họ với biểu cảm thật tự nhiên. Trong trường hợp nếu bạn là người không quen nhìn vào mắt người khác khi nói chuyện thì từ bây giờ hãy luyện tập cho quen nhé.
Những cái gật đầu và Aizuchi
Trong lúc người phỏng vấn nói chuyện, chỉ với một khuôn mặt tươi cười thì người ta cũng không biết là bạn có đang thực sự lắng nghe hay không. Thông thường, khi nói chuyện với người khác, việc nhìn thấy cái gật đầu, hay những lần đối phương chèn Aizuchi vào câu nói sẽ giúp ta ý thức được rằng họ đang lắng nghe lời mình. Việc bạn không gật đầu hay chèn Aizuchi có thể khiến đối phương cảm thấy bất an như liệu bạn có đang nghe họ nói không. Trong cuộc phỏng vấn cũng tương tự như vậy, việc ta gật đầu hay Aizuchi sẽ để lại ấn tượng cho đối phương là ta đang lắng nghe câu chuyện của họ một cách nghiêm túc.
Dĩ nhiên, việc gật đầu hay chèn Aizuchi quá nhiều sẽ đem lại hiệu quả ngược, vậy nên việc gật đầu với cường độ thích hợp, hay chèn những Aizuchi như “ Vâng ạ” sao cho phù hợp với câu chuyện của người phỏng vấn sẽ giúp bạn để lại ấn tượng tốt. Dù có nhầm lẫn đi chăng nữa thì cũng đừng nên chèn những Aizuchi như ‘ Ừm’ được sử dụng trong đời thường vào đấy nhé. Không phải là chỉ gật đầu nhẹ, mà hãy gật đầu kết hợp với việc chèn Aizuchi sẽ để lại cho người khác ấn tượng rằng bạn đang nghiêm túc lắng nghe lời họ đấy.
Sổ ghi chú có cần thiết khi phỏng vấn không?
Về cơ bản, những hành động như vừa nói vừa nhìn ghi chú, hay ghi chú vào sổ trong lúc vấn đáp là không mấy cần thiết. Bởi vì một cuộc phỏng vấn không phải là buổi giới thiệu về công ty, cho nên việc ghi chú lại những điều người phỏng vấn nói là không cần thiết. Tuy nhiên, nếu có những mục liên quan đến vòng tuyển chọn tiếp theo cần phải ghi lại thì bạn nên hỏi người ta rằng ‘ tôi có thể ghi chú lại không ạ ?’ rồi mới bắt đầu ghi chú nhé. Về cơ bản, nhiều trường hợp không cần sử dụng sổ tay ghi chú, tuy nhiên, nhất định là bạn phải bỏ vào trong túi để có thể lấy ra ngay lập tức.
CÔNG TY TNHH GIÁO DỤC VÀ DỊCH THUẬT IFK
Chuyên cung cấp các dịch vụ sau:
Dịch vụ biên phiên dịch tiếng Nhật, Anh, Việt
Dịch vụ làm CV tiếng Nhật
Dịch vụ tư vấn du học Nhật Bản
Chương trình internship tại Nhật Bản cho trường liên kết
Email: info@translationifk.com
Hotline: 0282.247.7755/ 035.297.7755
Website: https://translationifk.com
Facebook: Dịch Thuật Tiếng Nhật IFK
Bài viết này hữu ích như thế nào?
Nhấp vào một ngôi sao để đánh giá nó!
Đánh giá trung bình 5 / 5. Số phiếu bầu: 397
Không có phiếu bầu nào cho đến nay! Hãy là người đầu tiên đánh giá bài viết này.