Mẫu email doanh nghiệp cơ bản

Email doanh nghiệp có “khuôn mẫu”.

Nếu bạn ghi nhớ được 7 điểm cơ bản (tên và địa chỉ người nhận, lời chào, tự giới thiệu tên, tóm tắt trọng tâm, nội dung chi tiết, lời chào kết thúc, chữ ký) để có thể viết mượt mà phần nội dung email như khuôn mẫu, thì mọi người sẽ dễ dàng đọc, hiểu được và đó sẽ là một email lịch sự.

Chỉ cần bỏ một trong những điểm ở mẫu này cũng có thể bị coi là một email cẩu thả.

Vậy thì, hãy xem xét chúng theo thứ tự.

mau email doanh nghiep

1. Tên và địa chỉ người nhận

Trước hết, viết tên và địa chỉ người nhận trên dòng đầu tiên

Ví dụ địa chỉ người nhận

株式会社アイ・コミュニケーション

Công ty trách nhiệm hữu hạn I- Communications

代表取締役

Giám đốc đại diện

平野友朗様

Ông Tomoaki Hirano

Nếu đối phương thuộc một công ty, hãy viết tên công ty và tên bộ phận, sau đó viết tên. Đừng quên thêm cách gọi tôn kính「様」. Tên công ty của đối phương không được viết tắt là (Công ty TNHH)(株)(有). Vì tên đầy đủ sẽ tạo ấn tượng lịch sự hơn.

Không để 「御中」 và 「様」đứng dính vào nhau giống như 「株式会社アイ・コミュニケーション御中 平野友朗様」.

Khi việc giao tiếp trở nên suôn sẻ hơn, bạn có thể chỉ viết tên mà không cần viết tên công ty, chẳng hạn như 「平野友朗様」hay「平野様」.

Khi thân thiết hơn, bạn có thể gọi「さん」giống  như 「○○さん」. Tương tự, cũng có thể dùng「さま」. Tuy nhiên, thực tế cũng có người cảm thấy「さん」 「さま」quá thân mật.

Hãy cân nhắc cảm giác về khoảng cách và sử dụng kính ngữ phù hợp. Nếu bạn không biết được cảm giác về khoảng cách, bạn có thể tiếp tục sử dụng「さま」.

2. Lời chào và tự giới thiệu

Lời chào

Lời chào phổ biến nhất trong kinh doanh trong trường hợp gửi cho người bên ngoài công ty là「お世話になっております」. Có thể nói lịch sự hơn là「いつも大変お世話になっております」. Trong trường hợp nội bộ công ty thì「お疲れ様です」 là thông dụng nhất.

Dưới đây là những lời chào khác.

Ví dụ lời chào 

ご無沙汰しております。

先日は、ありがとうございました。

早速のご連絡ありがとうございます。

Ấn tượng về email thay đổi rất nhiều tùy thuộc vào việc có lời chào hay không. Ấn tượng về email sẽ ảnh hưởng trực tiếp đến ấn tượng đối với người gửi email. Hãy chào hỏi một cách lịch sự và phải phép, cho dù bạn bận rộn đến đâu.

Tự giới thiệu

Nếu bạn thuộc một công ty, hãy viết tên chính thức của công ty, bộ phận trực thuộc và tên bạn, giống như viết địa chỉ người nhận. Khi gửi email lần đầu tiên, bạn nên thêm phần tự giới thiệu đơn giản như 「~をしております、○○と申します」. Nếu bạn cứ viết mà không cho biết tên của bạn, thì đối phương có thể vẫn tiếp tục đọc nó mà không nhớ những trao đổi hay bối cảnh trước đây. Đó dẽ trở thành nguồn gốc của sự hiểu lầm.

Điều quan trọng là phải cung cấp tên của bạn một cách chỉn chu ngay từ đầu để đối phương có thể đọc email một cách trôi chảy. Có người cho rằng không cần nêu tên vì đã có chữ ký, nhưng chúng ta không biết đối phương đang đọc trong môi trường như thế nào. Nếu đối phương đang xem trên điện thoại thông minh chẳng hạn như iPhone, thì có thể sẽ không nhận ra người gửi là ai vì tính hiển thị thấp. Trong trường hợp đó, nếu bạn không cho biết tên ngay từ khi mở đầu nội dung, thì đối phương sẽ không biết email đó là của ai, vì vậy họ có thể phải cuộn đến cuối phần nội dung email để xác nhận chữ ký trước khi đọc. Để không làm phiền đối phương, điều cần thiết là phải xưng tên ngay từ đầu.

Ví dụ về tự giới thiệu

東京本部の平野友朗です。

株式会社アイ・コミュニケーションの平野友朗です。

お疲れ様です。平野です。

3. Nội dung trọng tâm

Sau khi chào hỏi, cuối cùng đã đến lúc vào vấn đề chính. Đầu tiên, hãy giải thích ngắn gọn ý chính của email. Hãy thông báo ngay từ đầu về việc bạn gửi mail để làm gì.

Ví dụ về tóm tắt trọng tâm (mục đích và lý do gửi email)

打ち合わせの日程について、ご相談いたします。

先日のお礼を申し上げたく、メールをお送りしました。

○○○○についてお詫びを申し上げたく、ご連絡いたしました。

お見積内容のご確認のために、ご連絡いたしました。

Trong trường hợp bạn muốn phản hồi email, vui lòng viết một câu chẳng hạn như「お手数ですが、ご確認よろしくお願いいたします」hay「お返事をお待ちしております」 Nếu văn bản phía sau còn dài, thì sẽ lịch sự nếu thêm đoạn ghi chú như 「長文で恐縮ですが、ご一読のほどお願いいたします」

4. Nội dung chi tiết

Cuối cùng đã đến lúc đi vào nội dung. Điều quan trọng nhất là phải viết một cách dễ hiểu. Dù cho bạn có tốn nhiều thời gian để hoàn thành một kiệt tác dài, thì nó vẫn sẽ vô nghĩa nếu như nó không truyền tải được nội dung. Chìa khóa để viết câu một cách dễ hiểu là làm rõ “những gì bạn muốn nói với người kia” và “những gì bạn muốn người kia làm” trước khi bạn bắt đầu viết. Và cố gắng viết câu văn ngắn gọn và lịch sự. Khi bạn viết xong, hãy đọc lại nó trên cương vị là một người thứ ba. Thử đọc lại theo quan điểm của đối phương, và nếu có phần nào khó hiểu, hãy viết lại.

cach viet mail

Cấu trúc văn bản là 6W3H

Đặc điểm của văn bản email là nó phải ngắn gọn. Trong kinh doanh cần đưa ra kết luận trước để tránh việc không truyền đạt được nội dung. Hãy kết luận một cách ngắn gọn. Sau đó, hãy cung cấp chi tiết. Cấu trúc thường được sử dụng là cấu trúc “6W3H”. Nhận thức được những điều này, có thể giúp bạn truyền đạt các điểm quan trọng một cách ngắn gọn mà không bị lạc đề.

  • When (Khi nào)
    Where (Ở đâu?)
    Who (Ai?)
    Whom (Với ai?)
    What (Cái gì?)
    Why (Tại sao?)
    How to (Như thế nào?)
    How many (Bao nhiêu?)
    How much (Bao nhiêu?)

Ghi thành từng ý

Ghi thành từng ý trong mail cũng rất hiệu quả. Đối với một số nội dung, việc ghi thành từng ý thay vì viết thành đoạn văn sẽ rõ ràng và dễ hiểu hơn cho người đọc.

Ví dụ phần chi tiết

内容:ビジネスメールコミュニケーション講座

日時:2020年2月20日(木)

場所:株式会社アイ・コミュニケーション セミナールーム

対象:新入社員もしくは研修担当者

参加費:8,800円(税込)

5. Lời chào cuối thư

Một lời chào kết thúc điển hình là 「よろしくお願いいたします」. Những cụm từ như「お世話になっております」hay「お疲れ様です」ở đầu thường được sử dụng cùng thành một cặp.

Ví dụ về lời chào kết thúc

今後ともよろしくお願いいたします。

ご検討の程、よろしくお願いいたします。

引き続きよろしくお願いいたします。

ご協力いただけますよう、よろしくお願いいたします。

Những từ được khuyến khích sử dụng khi bạn muốn nhấn mạnh lần cuối các sự việc được đề cập trong email. Tùy theo nội dung, hãy kết thúc email bằng những từ ngữ phù hợp khiến đối phương đọc xong email một cách thoải mái.

6. Chữ ký

Chữ ký có thể được xem như là danh thiếp trên email. Chỉ cần bao gồm các mục sau đây để có thể cung cấp một hồ sơ thông tin ngắn gọn về vị trí và loại hình công ty của bạn.

• Tên công ty, tên bộ phận

• Tên (ghi kèm cách đọc đối với những tên khó đọc)

• Mã bưu điện (Zip code), địa chỉ, tên tòa nhà / cao ốc

• Số điện thoại

• Số fax

• Địa chỉ email

• URL (bao gồm cả tên trang web)

Ví dụ chữ ký

━━━━━━━━━━━━━━━━━━━━━━━━━

株式会社アイ・コミュニケーション 平野友朗

〒101-0052

東京都千代田区神田小川町2-1 KIMURA BUILDING 5階

電話 03-5577-3237 / FAX 03-5577-3238

メール info@sc-p.jp

http://www.sc-p.jp/

━━━━━━━━━━━━━━━━━━━━━━━━━

Đối với những công việc liên quan đến việc ghé thăm các cửa hàng hoặc phải liên lạc nhiều qua điện thoại, bạn nên ghi thêm giờ hoạt động và ngày nghỉ cố định. Trong mục chữ ký, bạn cũng có thể tạo một vài dòng thông báo, chẳng hạn về thông tin về các cuộc hội thảo đang diễn ra và thông báo về sản phẩm mới.

CÔNG TY TNHH GIÁO DỤC VÀ DỊCH THUẬT IFK

Bài viết này hữu ích như thế nào?

Nhấp vào một ngôi sao để đánh giá nó!

Đánh giá trung bình 5 / 5. Số phiếu bầu: 213

Không có phiếu bầu nào cho đến nay! Hãy là người đầu tiên đánh giá bài viết này.