Người Việt Nam làm việc tại Nhật Bản ở nhiều dạng tư cách lưu trú khác nhau, nhưng phổ biến nhất là thực tập sinh kỹ năng, tiếp theo là du học sinh (có chứng nhận hoạt động ngoài tư cách lưu trú) và các diện visa kỹ năng và chuyên môn như visa lao động (Visa Kỹ thuật – Tri thức nhân văn – Nghiệp vụ quốc tế). Trong bài viết này, chúng tôi sẽ phân tích tình hình, cũng như lý do tại sao số người Việt Nam làm việc tại Nhật Bản lại tăng nhanh.
Xu hướng người Việt Nam làm việc tại Nhật Bản
Theo bản báo cáo tóm tắt “Tình hình tuyển dụng lao động nước ngoài” do Bộ Y tế, Lao động và Phúc lợi Nhật Bản công bố, số lượng lao động nước ngoài là 1,66 triệu người (tính đến năm 2019). Trong số đó, lao động Trung Quốc chiếm tỉ lệ cao nhất. Tuy nhiên, trong những năm gần đây, số lượng người Việt Nam đang tăng mạnh, và trở nên gần như ngang bằng với Trung Quốc. Tốc độ gia tăng hàng năm cao nhất cũng thuộc về Việt Nam: từ 310.000 người vào năm 2018 lên hơn 400.000 người vào năm 2019.
Xét về tư cách cư trú của lao động Việt Nam, có 190.000 người theo diện thực tập sinh kỹ năng, chiếm 48% tổng số lao động Việt Nam tại Nhật Bản. Số lượng lớn thứ hai là các diện được phép hoạt động ngoài tư cách lưu trú với 130.000 người (hơn 90% trong số đó là du học sinh). Tiếp đến là diện hoạt động chuyên môn và kỹ thuật với khoảng 50.000 người (trong đó 45.000 người theo visa Kỹ thuật – Tri thức nhân văn – Nghiệp vụ quốc tế).
Lý do khiến người Việt Nam làm việc tại Nhật Bản tăng nhanh
1. Việt Nam và Nhật Bản có mối quan hệ thân thiết
Tại Việt Nam, xe máy được cho là “phương tiện quốc dân” của mọi nhà. Đa phần xe máy sử dụng trong nước đều được sản xuất tại Nhật Bản. Xe máy Nhật đang phổ biến đến mức người dân còn gọi chung các loại xe máy là “xe Honda” (tên một hãng sản xuất xe máy của Nhật Bản). Hơn nữa, các sản phẩm của Nhật Bản từ đồ điện gia dụng đến mỹ phẩm, đều nổi tiếng với chất lượng cao và được đông đảo người Việt ủng hộ.
Thêm vào đó, Nhật Bản đã gửi nhiều hỗ trợ quốc tế đến Việt Nam, chẳng hạn như cho vay vốn hợp tác phát triển chính thức (ODA). Vì vậy, người Việt Nam có ấn tượng rất tốt về Nhật Bản. Ngoài ra, sự thâm nhập của manga và anime tại Việt Nam cũng là một trong những yếu tố chủ chốt khiến người Việt Nam có thiện cảm với nước Nhật. Nhiều người trẻ lớn lên cùng với các bộ anime nổi tiếng như Doraemon, Bảy viên ngọc rồng và One Piece,…
2. Muốn học hỏi kiến thức từ một đất nước phát triển, với nền công nghệ cao như Nhật Bản
Các ngành sản xuất và ngành công nghiệp phụ trợ của Việt Nam vẫn đang trong quá trình phát triển. Tỷ lệ nội địa hóa các nguyên vật liệu và phụ tùng trong nước còn thấp. Nhiều công ty Nhật Bản đang nhập khẩu linh kiện sản phẩm từ khắp nơi trên thế giới về lắp ráp tại nhà máy của Việt Nam. Gần đây, đã có trường hợp ô tô, điện thoại thông minh do thương hiệu Việt Nam sản xuất, được phát triển và tiêu thụ trong nước. Nhưng tính đến hiện tại, thương hiệu Việt vẫn chưa tạo ra được nhiều sản phẩm. Chính vì vậy, có rất nhiều bạn trẻ muốn đi du học Nhật Bản để học hỏi về công nghệ kỹ thuật.
3. Môi trường sống tốt
Nhật Bản có hệ thống an sinh xã hội và phúc lợi doanh nghiệp hoàn thiện, môi trường sống và làm việc vượt trội so với Việt Nam. Môi trường tốt như vậy là một trong những điểm thu hút mọi người tới làm việc tại đây. Ở Nhật, việc các công ty đăng ký bảo hiểm y tế cho nhân viên là chuyện đương nhiên. Nhưng ở Việt Nam lại không như vậy. Ngoài ra, Việt Nam cũng không có trợ cấp chính phủ khi sinh con như Nhật Bản. Chính vì vậy, nữ giới việt Nam, đặc biệt là những người quan tâm đến môi trường giáo dục và môi trường sống của con cái, thường mong muốn được làm việc và sinh sống lâu dài tại nơi có không khí trong lành, hệ thống giáo dục tốt như Nhật Bản.
4. Sự chênh lệch về mức lương
Mức lương hàng tháng cho sinh viên mới ra trường ở Nhật khoảng 180.000 đến 250.000 yên (36-50 triệu VND), nhưng ở Việt Nam chỉ khoảng 6 triệu. Tuy nhiên, tốc độ tăng lương ở Việt Nam tương đối cao so với Nhật Bản, mức lương thường tăng từ 5 đến 10% mỗi năm. Tất nhiên, nếu bạn có kỹ năng ngoại ngữ như tiếng Anh hay tiếng Nhật tốt, mức lương của bạn sẽ cao hơn kể cả khi bạn mới ra trường. Ví dụ, nếu bạn đạt trình độ N2 trong kỳ thi Năng lực Nhật ngữ (JLPT), bạn có thể nhận được mức lương cao hơn trung bình, khoảng 10 triệu đến 20 triệu. Ngoài ra, nhu cầu cần kỹ sư CNTT giỏi tại Việt Nam đang ở mức rất cao, nên mức lương của họ cũng đang tăng nhanh qua từng năm. Một kỹ sư công nghệ thông tin có từ 5 đến 7 năm kinh nghiệm có thể nhận được mức lương từ 30 đến 40 triệu ngay cả khi làm việc tại Việt Nam. Vì vậy, không phải người Việt Nam ở bất cứ ngành nghề nào cũng muốn làm việc ở nước ngoài. Tóm lại, nhiều người qua Nhật vì muốn có lương cao ngay khi mới ra trường.
CÔNG TY TNHH GIÁO DỤC VÀ DỊCH THUẬT IFK
Chuyên cung cấp các dịch vụ sau:
Dịch vụ biên phiên dịch tiếng Nhật, Anh, Việt
Dịch vụ làm CV tiếng Nhật
Dịch vụ tư vấn du học Nhật Bản
Chương trình internship tại Nhật Bản cho trường liên kết
Email: info@translationifk.com
Hotline: 0282.247.7755/ 035.297.7755
Website: https://translationifk.com
Facebook: Dịch Thuật Tiếng Nhật IFK
Bài viết này hữu ích như thế nào?
Nhấp vào một ngôi sao để đánh giá nó!
Đánh giá trung bình 5 / 5. Số phiếu bầu: 534
Không có phiếu bầu nào cho đến nay! Hãy là người đầu tiên đánh giá bài viết này.