Khi được hỏi “Trong hoạt động thay đổi nghề nghiệp điều gì là khó khăn nhất?” nhiều người đều nhất trí cho rằng đó là khi nói với công ty hiện tại rằng “Tôi sẽ nghỉ việc”.
Trong đó một số ý kiến cho rằng họ đã xin nghỉ những vẫn chưa được chấp thuận và vẫn đang bị trì hoãn. Nhiều người vẫn không biết nên làm thế nào để nói với cấp trên khi họ đã có quyết định nghỉ việc. Điều này thật khó xử vì công ty đã giúp đỡ họ rất nhiều trong thời gian qua. Tuy nhiên, nếu lý do xin nghỉ bạn đưa ra không rõ ràng cũng có thể khiến việc xin nghỉ không tiến triển gì. Vì vậy, đối với những người muốn bắt đầu một công việc mới, chúng tôi sẽ giới thiệu một số ví dụ về lý do nghỉ việc đã được tham khảo từ các cố vấn chuyển đổi nghề nghiệp. Nếu bạn đang có mong muốn thay đổi công việc, hãy tham khảo bài viết này nhé.
1. NHỮNG ĐIỂM CẦN LƯU Ý KHI NÓI VỚI SẾP VÀ NHỮNG NGƯỜI XUNG QUANH VỀ LÝ DO BẠN NGHỈ VIỆC
Nên làm gì khi đã quyết định nghỉ việc?
Trái với cảm xúc vui mừng khi bạn nhận được giấy báo trúng tuyển, sẽ thật khó khăn khi phải nói với cấp trên rằng bạn sẽ nghỉ việc. Tất nhiên cũng có một số ý kiến cho rằng “Một khi đã quyết định nghỉ việc thì tôi thấy không cần thông báo vì dù gì cũng chẳng còn liên quan đến mình nữa”. Tuy nhiên với tư cách là một người đi làm thì điều quan trọng là phải làm cho mọi việc thật rõ ràng đâu vào đấy. Sẽ không có vấn đề gì nếu bạn ghi trong đơn xin nghỉ với “lý do cá nhân” nhưng lý do đó không phải lúc nào cũng được cấp trên chấp nhận. Vì vậy, trước hết chúng tôi xin giới thiệu những điều mà các cố vấn chuyển đồi nghề nghiệp muốn các bạn lưu ý khi trình bày về nghỉ việc.
Lời khuyên: Bạn cần có một buổi nói chuyện thẳng thắn với cấp trên về quyết định nghỉ việc của mình, sau khi đã có kế hoạch rõ ràng hãy chọn một nơi riêng tư thay vì bàn làm việc hay chỗ dễ bị ảnh hưởng bởi những đồng nghiệp xung quanh. Điều quan trọng bạn hãy trình bày như đây là một buổi báo cáo với cấp trên chứ không phải là một buổi tư vấn, hãy nói rằng “Tôi đang suy nghĩ về chuyện nghỉ việc vào cuối tháng○”. Nếu bạn trình bày không rõ ràng sẽ khiến đối phương hiểu nhầm đó chỉ là một buổi tư vấn lúc đó sẽ rất khó tiến hành theo hướng mà bạn mong muốn.
Lời khuyên: Nếu bạn đột ngột thông báo với cấp trên rằng “Tôi sẽ làm việc cho đến ngày…. và tôi xin được nghỉ việc. Tôi nên làm những thủ tục gì cho việc này?” thì sẽ bị đánh giá là một người vô trách nhiệm. Tất nhiên bạn cần phải trình bày thẳng thắn nhưng cũng không nên vô trách nhiệm. Vì vậy, bạn cần phải diễn đạt một cách thật khéo léo để làm giảm bớt gánh nặng cho người tiếp nhận công việc khi bạn rời đi. Hãy cố gắng chuẩn bị cho việc nghỉ làm trước đó khoảng 1 đến 2 tháng.
2. CÁC VÍ DỤ VỀ LÝ DO NGHỈ VIỆC
Tiếp theo, khi nghỉ việc chắc chắn bạn sẽ được hỏi về lý do nghỉ việc vì vậy chúng tôi sẽ giới thiệu về 3 mẫu lý do nghỉ việc để bạn có thể nghỉ việc trong êm đẹp. Nếu bạn đang băn khoăn về cách trình bày nó như thế nào thì hãy tham khảo phần này.
LÝ DO CÁ NHÂN
Người lao động có quyền đơn phương chấm dứt hợp đồng lao động mà không cần phải có lý do nhưng phải báo trước cho người sử dụng lao động ít nhất từ 3 đến 45 ngày tùy theo thời hạn của hợp đồng lao động đã ký. (Theo điều 35 Bộ luật lao động 2019/ Quyền đơn phương chấm dứt hợp đồng lao động). Vì vậy, ngay cả khi bạn trình bày lý do nghỉ việc không rõ ràng như lý do cá nhân thì cũng được xem là hợp lý.
Cũng có những trường hợp mãi mà vẫn không thể xin nghỉ việc chỉ bởi vì những lý do không thể nói ra. Có nhiều lý do khác nhau như “Tôi đã quyết định kết hôn nên việc đi làm của tôi cũng trở nên khó khăn hơn” hay “Tôi cần dành thời gian để chăm sóc cho bố mẹ nên tôi không thể tiếp tục với cách làm việc hiện tại được”. Bạn không cần phải che giấu về mọi thứ mà hãy trình bày một cách thật khéo léo để đối phương vẫn có thể hiểu được lý do của bạn.
SỨC KHỎE KHÔNG TỐT
Thực tế là sức khỏe tôi không được tốt trong vòng nửa năm qua…. Khi tình trạng sức khỏe của tôi đột nhiên không tốt lúc đó tôi khó mà có thể tiếp tục công việc được, và vì đây là một công việc không thể nào có thể tìm được người thay thế ngay lập tức được.
Lời khuyên: Việc xin nghỉ việc sẽ diễn ra tương đối suôn sẻ đối với những người có sức khỏe không tốt vì công ty rất khó để không chấp nhận lý do này. Tuy nhiên, cũng có trường hợp công ty yêu cầu phải có bằng chứng như giấy kiểm tra sức khỏe. Bạn hãy chú ý về cách trình bày của mình nhé.
MONG MUỐN ĐƯỢC LÀM MỘT CÔNG VIỆC KHÁC
Ban đầu tôi có hứng thú với công việc quảng cáo. Tất nhiên tôi cũng quý trọng công việc hiện tại nhưng tôi cũng không muốn từ bỏ ước mơ của mình với ngành quảng cáo. Thành thật mà nói, cũng chính sự say mê đó đã khiến tôi cảm thấy mình không thể làm hết sức mình cho công việc hiện tại. Tôi nghĩ đây chính là lúc thích hợp để làm những gì tôi muốn và đi đến quyết định thay đổi công việc. Tôi muốn có thể được cống hiến hết sức mình ở công ty đã cho tôi cơ hội được làm công việc mình yêu thích đó, vì vậy tôi có thể xin nghỉ việc vào cuối tháng ~ được không?
Lời khuyên: Nếu không hài lòng với công việc hiện tại nhiều người thường sẽ trình bày những phương án giải quyết nó nhưng nếu chỉ làm thế có thể bạn sẽ không nhận được kết quả như mong muốn. Đối với công việc sắp tới bạn sẽ làm, thay vì trình bày những khía cạnh tiêu cực của nó, hãy nói về công việc đó với những cảm xúc tích cực. Ngoài ra, những điều bạn cho rằng chắc chắn không thể đạt được trong công việc hiện tại sẽ hỗ trợ cho con đường đó suôn sẻ hơn.
3. TỔNG KẾT
Rất khó để mở lời nghỉ việc với công ty đã giúp đỡ bạn trong suốt thời gian qua. Tuy nhiên cần phải trình bày thật thẳng thắn về kỳ vọng của bản thân. Một số người có kinh nghiệm trong thay đổi công nghiệp đã nói rằng “Thời điểm này là thời điểm khó khăn nhất” hay “Tôi cảm thấy khoảng thời gian cho đến khi được nghỉ việc là rất dài”. Điều quan trọng là phải trình bày lý do rõ ràng và thuyết phục nhất có thể để tạo ấn tượng đẹp với đồng nghiệp. Ngoài ra, đừng quên quan tâm giúp đỡ người thay thế vị trí của bạn. Để khởi đầu mới bắt đầu một cách suôn sẻ, bạn hãy thử lưu ý một chút đến cách giao tiếp của mình nhé.
CÔNG TY TNHH GIÁO DỤC VÀ DỊCH THUẬT IFK
Chuyên cung cấp các dịch vụ sau:
Dịch vụ biên phiên dịch tiếng Nhật, Anh, Việt
Dịch vụ làm CV tiếng Nhật
Dịch vụ tư vấn du học Nhật Bản
Chương trình internship tại Nhật Bản cho trường liên kết
Email: info@translationifk.com
Hotline: 0282.247.7755/ 035.297.7755
Website: https://translationifk.com
Facebook: Dịch Thuật Tiếng Nhật IFK
Bài viết này hữu ích như thế nào?
Nhấp vào một ngôi sao để đánh giá nó!
Đánh giá trung bình 5 / 5. Số phiếu bầu: 311
Không có phiếu bầu nào cho đến nay! Hãy là người đầu tiên đánh giá bài viết này.