Ngày phỏng vấn càng đến gần, ta lại càng lo lắng về những vấn đề như:
“Tôi đã qua được vòng tuyển chọn hồ sơ, nhưng tôi vẫn lo lắng về cuộc phỏng vấn sắp tới…”
“Tôi sẽ được hỏi những gì trong cuộc phỏng vấn?”
“Tôi nên chuẩn bị trước điều gì để cuộc phỏng vấn diễn ra suôn sẻ hơn?”…
Đặc biệt là với những người vừa mới bắt đầu tìm kiếm công việc mới và đang chuẩn bị cho cuộc phỏng vấn lần đầu tiên. Nhưng bạn đừng quá lo lắng, ở bài viết này, chúng tôi sẽ trình bày một cách dễ hiểu từ việc giải thích quy trình phỏng vấn cơ bản cho đến các câu hỏi thường gặp, ví dụ về câu trả lời và tuyển tập các điểm không phù hợp trong một cuộc phỏng vấn. Sau khi đọc những gợi ý này và có sự chuẩn bị từ trước chúng tôi hi vọng sẽ giúp cho bạn an tâm phần nào trước khi bạn bắt đầu cuộc phỏng vấn của bản thân.
1. Những điều cơ bản về phỏng vấn
Quy trình phỏng vấn cơ bản
Quy trình cơ bản của một cuộc phỏng vấn là: “Vào phòng” → “Tự giới thiệu bản thân” → “Giới thiệu nội dung công việc hiện tại” → “Lý do chuyển việc” → “Lý do xin việc” → “Giải thích yêu cầu tuyển dụng” → “Xác nhận các điều khoản tuyển dụng” → “Đặt câu hỏi và Trả lời” → “Rời khỏi phòng”. Và tất nhiên, nếu cuộc đối thoại trong khi phỏng vấn sôi nổi hơn thì quy trình phỏng vấn có thể sẽ khác đi nhưng về cơ bản điều mà người phụ trách tuyển dụng muốn hỏi là những điều đã nêu trên. Nếu biết trước cuộc phỏng vấn sẽ được tiến hành theo quy trình như vậy thì bạn sẽ bớt bối rối trong ngày phỏng vấn.
2. Các câu hỏi thường gặp trong phỏng vấn và ví dụ về câu trả lời
- Các câu hỏi thường gặp và cách PR trong nửa đầu cuộc phỏng vấn
Làm thế nào để tạo ấn tượng khi giới thiệu bản thân?
Điều quan trọng là lời giới thiệu phải được bày tỏ một cách dứt khoát và ngắn gọn. Nếu bạn không thể nói chuyện một cách rõ ràng, mạch lạc thì ấn tượng mà bạn mang lại thường sẽ không tốt. Ngoài ra, nếu nói chuyện dài dòng sẽ khiến cho người phụ trách tuyển dụng nghĩ rằng “Người này ngay cả chuyện của chính mình còn không thể tóm tắt được thì có thể làm việc được không đây?”…. Trên thực tế, người phụ trách tuyển dụng đang kiểm tra xem liệu bạn có thể đảm nhận công việc trong công ty được hay không thông qua biểu hiện của bạn khi bạn tự giới thiệu bản thân. Theo tiêu chuẩn thì thời gian lý tưởng để bạn tự giới thiệu là trong vòng từ 30 giây đến một phút.
Cách giúp bạn giới thiệu quá trình làm việc một cách ấn tượng
Khi trình bày nội dung về quá trình làm việc, hãy coi đó là cơ hội để PR bản thân. Điểm mấu chốt là không nên PR bản thân một cách phiến diện mà phải chủ động nói về những kỹ năng/ kinh nghiệm và những điểm phù hợp với các yêu cầu của công ty ứng tuyển. Người phụ trách tuyển dụng thường xem xét rằng “Liệu người này có thể đóng góp được gì cho công ty hay không?”, vì vậy hãy nghĩ xem bạn có thể tận dụng kinh nghiệm hay kỹ năng nào và trình bày cho họ.
Cách trả lời lý do bạn nghỉ việc ở công ty cũ
Nếu bạn chỉ trả lời rằng “Bởi vì tôi không có những mối quan hệ tốt trong công ty” thì ấn tượng về bạn sẽ trở nên không tốt. Vì vậy ngay cả khi lí do khiến bạn nghỉ việc khá tiêu cực thì chúng tôi khuyên bạn nên trả lời rằng đó cũng là một cơ hội khiến bạn hiện tại đang suy nghĩ tích cực về tương lai và tìm kiếm công việc mới. Từ lý do nghỉ việc, người phỏng vấn sẽ nhìn ra được vài điều ở bạn như khả năng thích ứng với cơ cấu tổ chức trong công ty, khả năng chịu đựng căng thẳng,…
Như thế nào là một lý do xin việc mang lại ấn tượng tốt?
“Có thể tận dụng những kinh nghiệm, kỹ năng mà bản thân có được để đóng góp cho công ty” – đây là cách nghĩ rất phổ biến. Nếu bạn là người đã luôn trau dồi khả năng giao tiếp của mình thì bạn nên trả lời rằng “Tôi đã học được cách giao tiếp với khách hàng trong công việc trước đây của mình. Và tôi nghĩ rằng bản thân có thể tận dụng kinh nghiệm này tại quý công ty cũng như mong muốn được làm việc tại đây”. Câu trả lời như vậy sẽ giúp cho người phỏng vấn dễ dàng hình dung về sự cố gắng nỗ lực của bạn sau khi được vào công ty.
- Các câu hỏi thường gặp và cách PR giữa cuộc phỏng vấn
Cách trả lời về nhược điểm
Thông thường mọi người đều muốn che giấu nhược điểm của mình và nói rằng “Tôi không có nhược điểm nào cả!”, nhưng chúng tôi khuyên bạn không nên làm như thế. Mặc dù vậy bạn cũng không nên trả lời một cách trung thực đúng bản chất vốn có của bạn.Thay vì cứ nói ra những điểm yếu như vậy, chúng tôi mong bạn có thể bày tỏ cho người phỏng vấn biết những gì bạn đang làm để khắc phục những nhược điểm đó. Và cách trả lời tốt nhất là hãy biến điểm yếu thành điểm mạnh như ví dụ sau đây: “Tôi thường bị xem là không kiên định, nhưng điều này cũng khiến tôi thường tò mò và yêu thích học hỏi những điều mới mẻ. Vì vậy tôi nhanh chóng nắm bắt được nhiều thứ như là xu hướng ngành nghề,…”
Lợi ích của việc tuyển dụng bạn là gì?
“Bạn có thể mang lại lợi ích gì cho chúng tôi?” – đây là một câu hỏi thường gặp trong phỏng vấn. Trong trường hợp tuyển dụng những người đã có kinh nghiệm, nhà tuyển dụng mong bạn có thể làm việc càng sớm càng tốt nên họ muốn tìm hiểu chắc chắn xem liệu bạn có thể làm việc một cách tích cực, năng nổ ngay lập tức được hay không. Lưu ý là phải hiểu được công ty mà bạn ứng tuyển đang tìm kiếm nhân lực như thế nào để từ đó PR điểm mạnh của bản thân sao cho phù hợp.
- Các câu hỏi thường gặp và cách PR trong giai đoạn cuối cuộc phỏng vấn
Tôi có thể trả lời trung thực về công ty mà tôi đang ứng tuyển được không?
Vào cuối cuộc phỏng vấn, bạn có thể sẽ được hỏi: “Bạn có đang ứng tuyển vào công việc hay công ty nào khác ngoài công ty chúng tôi không?”. Trong trường hợp bạn đang ứng tuyển vào nhiều công ty, sẽ không có vấn đề gì khi bạn trình bày với nhà tuyển dụng một cách trung thực về việc này. Nhưng điều quan trọng là trong số những công ty đó, mức độ mong muốn được vào công ty mà bạn đang phỏng vấn là bao nhiêu. Nếu bạn trả lời thành thật rằng mức độ mong muốn làm việc của bạn đối với công ty mà bạn đang tuyển dụng không cao, nhà tuyển dụng có thể sẽ do dự khi tuyển dụng bạn. Do đó, công ty mà bạn ứng tuyển cũng sẽ kì vọng cao vào các câu trả lời như là: “Nơi tôi mong muốn được làm việc nhất chính là công ty của ngài”.
Khi được hỏi “Bạn có câu hỏi nào không”?
Đây là câu hỏi thường gặp trong cuối buổi phỏng vấn. Thông qua buổi phỏng vấn nếu bạn có điều chưa hiểu như về nội dung công việc thì hãy nhanh chóng làm rõ những điều đó. Ngay cả khi bạn không có bất kỳ câu hỏi nào, nếu có thể thì hãy cố gắng tránh việc trả lời rằng “Tôi không có câu hỏi”. Câu hỏi này cũng có thể là một cơ hội để bạn gây ấn tượng. Do đó nếu bạn có thể đặt câu hỏi ngược lại cho người phỏng vấn (như các câu hỏi liên quan về công việc sau khi được nhận vào công ty) bạn sẽ có thể sẽ bày tỏ được một cách tích cực những mong muốn, nỗ lực làm việc của bản thân đến người phỏng vấn. Chúng tôi khuyên bạn nên suy nghĩ trước về những việc bạn muốn xác nhận khi phỏng vấn.
3. Các lỗi thường gặp khi trả lời phỏng vấn
Trên cơ sở đúc kết lại những gì chúng tôi đã giải thích ở phía trước, sau đây chúng tôi sẽ đưa ra các ví dụ về những lỗi thường gặp trong khi trả lời lý do xin việc.
Bằng việc hiểu rõ thêm một lần nữa về “Những câu trả lời như thế nào sẽ tạo ra ấn tượng tiêu cực cho người phỏng vấn”, cũng sẽ giúp ta học được cách trả lời thật chính xác và phù hợp. Dưới đây chúng tôi xin được giới thiệu bốn ví dụ điển hình
Những lí do xin việc thường hay được đưa ra
Về cơ bản bạn không nên trả lời lí do xin việc như thế này: “Tôi muốn xin làm việc tại công ty vì tôi cảm thấy có hứng thú với tiềm năng của công ty”. Thoạt nghe thì câu trả lời này có vẻ tốt nhưng lý do này không chạm đến được (không lay động được) suy nghĩ của người phụ trách tuyển dụng vì nó quá phổ biến và thiếu tính cụ thể. Nếu bạn là người phụ trách tuyển dụng đang phỏng vấn hàng trăm người thì khi nghe câu trả lời này bạn sẽ ngay lập tức nghĩ rằng: “Lại là câu trả lời này à…”.
“Tôi muốn được học hỏi thêm sau khi vào công ty”
Đây cũng là một kiểu trả lời phổ biến. “Tôi muốn được học hỏi thêm sau khi vào công ty” – câu trả lời này có thể được sử dụng với nghĩa tích cực nhưng nó cũng có thể là câu trả lời không phù hợp.
Điều mà các công ty mong muốn chính là bạn có thể làm việc một cách tích cực, năng nổ ngay sau khi vào công ty. Do đó, nếu câu trả lời của bạn có nội dung như là: “Tôi cảm thấy bị thu hút bởi chương trình đào tạo đa dạng, đầy đủ của quý công ty” hay “Tôi muốn được chỉ dạy và học hỏi sau khi vào công ty”,… thì người phỏng vấn có thể nghĩ về bạn rằng “Người này có thể làm việc tốt hay không vậy?” hay “Người này không có ý định tự học à?”.
Câu trả lời “Tôi sẽ cố gắng hết sức”
Tinh thần cố gắng hết mình là quan trọng, nhưng chỉ cố gắng thôi là không đủ. Cho dù bạn là người luôn phấn đấu hết mình, không bao giờ bỏ cuộc giữa chừng đi nữa, điều đó vẫn phải thể hiện cụ thể ra ngoài nếu không người phỏng vấn sẽ không thể biết được ý nghĩa thực sự của lý do xin việc của bạn. Điều quan trọng là phải truyền đạt rõ ràng lý do tại sao bạn mong muốn được làm việc tại công ty và bạn sẽ đóng góp cho công ty như thế nào trong thời gian tới.
Chỉ nói về mức lương và phúc lợi
Đúng là không thể bỏ qua mức lương và phúc lợi của công ty khi lựa chọn công việc. Tuy nhiên, cứ nói về vấn đề này trong suốt buổi phỏng vấn là điều không nên. Nếu bạn chỉ quan tâm tới tiền lương và phúc lợi của công ty, điều này có thể sẽ tạo nên ấn tượng xấu đối với người tuyển dụng rằng nếu có một công ty tốt hơn, bạn sẽ chuyển sang đó ngay.
Một lần nữa, lí do xin việc cơ bản là cách suy nghĩ về việc bạn có thể tận dụng và cống hiến những kinh nghiệm bản thân, những kỹ năng bạn có được cho công ty. Và đừng quên PR bản thân sao cho phù hợp với những lợi ích của công ty.
CÔNG TY TNHH GIÁO DỤC VÀ DỊCH THUẬT IFK
Chuyên cung cấp các dịch vụ sau:
Dịch vụ biên phiên dịch tiếng Nhật, Anh, Việt
Dịch vụ làm CV tiếng Nhật
Dịch vụ tư vấn du học Nhật Bản
Chương trình internship tại Nhật Bản cho trường liên kết
Email: info@translationifk.com
Hotline: 0282.247.7755/ 035.297.7755
Website: https://translationifk.com
Facebook: Dịch Thuật Tiếng Nhật IFK
Bài viết này hữu ích như thế nào?
Nhấp vào một ngôi sao để đánh giá nó!
Đánh giá trung bình 5 / 5. Số phiếu bầu: 321
Không có phiếu bầu nào cho đến nay! Hãy là người đầu tiên đánh giá bài viết này.