CÁCH TRẢ LỜI KHI ĐƯỢC HỎI VỀ DỰ ĐỊNH NGHỀ NGHIỆP HOẶC ƯỚC MƠ TƯƠNG LAI TRONG CUỘC PHỎNG VẤN (CÓ CÂU TRẢ LỜI VÍ DỤ)

“Ước mơ trong tương lai” và “dự định nghề nghiệp trong tương lai” là hai câu hỏi thường được hỏi khi phỏng vấn. Trên thực tế, bằng những câu hỏi này, bên phía doanh nghiệp đang cố gắng đưa ra các đánh giá quan trọng có thể ảnh hưởng đến việc bạn đậu hay rớt. Vì vậy, để tránh bị  lúng túng khi phỏng vấn, bạn cần phải biết rõ tại sao công ty lại hỏi về ước mơ và dự định nghề nghiệp trong tương lai của bạn và cũng hãy chuẩn bị để có thể trả lời cho phù hợp những câu hỏi này nhé.

1. Cách trả lời câu hỏi “ước mơ của bạn trong tương lai là gì?”

ước mơ trong tương lai của bạn là gì

LÝ DO BẠN ĐƯỢC HỎI VỀ ƯỚC MƠ TRONG TƯƠNG LAI

Lý do các công ty hỏi bạn về ước mơ trong tương lai chính là để đánh giá tính tự chủ và lượng năng lượng mà bạn có.

Ví dụ, trong trường hợp bạn là người tuyển dụng của một doanh nghiệp nào đó, giữa một người lao động không hề có ước mơ hay mục tiêu trong tương lai, chỉ có thể thụ động làm những công việc được giao và một người lao động có riêng cho họ những ước mơ, mục tiêu trong tương lai, thông qua công việc, họ luôn phấn đấu để hiện thức hóa ước mơ đó thì bạn sẽ tuyển dụng người nào. Chắc hẳn là người nêu ra phía sau đúng không ?

Bằng câu hỏi về ước mơ trong tương lai, bên phía doanh nghiệp muốn xem xét coi bạn có phải là người thiết lập được cho bản thân những mục tiêu, bạn có phải người có thể làm việc một cách tự chủ, tích cực hay không. Ngoài ra, ước mơ trong tương lai còn là nguồn năng lượng để bạn phấn đấu trong công việc, đây cũng sẽ trở thành tiêu chuẩn đánh giá xem bạn có thể làm việc với thái độ cầu tiến hay không.

CÁC ĐIỂM MẤU CHỐT KHI TRẢ LỜI

Ước mơ có liên quan đến công việc hay không ? 

Dù là ước mơ trong tương lai, nhưng bạn không nên nói về ước mơ liên quan đến cuộc sống cá nhân. Bạn phải luôn nhớ trong đầu rằng đây là một cuộc phỏng vấn xin việc, nên bạn hãy cố nói về những thứ như “Thông qua công việc, bạn muốn trở thành người như thế nào?” hay “Với công việc này, bạn muốn đóng góp cho công ty và xã hội như thế nào?”

Ước mơ có phù hợp với cách suy nghĩ của công ty không ?

Mỗi doanh nghiệp sẽ có những triết lý thể hiện phương châm kinh doanh cũng như chính sách riêng. Vì là ước mơ tương lai của bản thân bạn, nên bạn có thể tự do phát ngôn, tuy nhiên trong trường hợp ước mơ đó không phù hợp hoặc ngược lại với triết lý của công ty, thì e rằng bạn sẽ bị đánh giá là người không phù hợp với công ty.

Nó có phải là ước mơ mà bạn sẽ đạt được (muốn đạt được) chỉ khi bạn được vào làm công ty này.

Ví dụ như ước mơ “tôi muốn bản thân mình trưởng thành hơn thông qua công việc”, thì đây có vẻ như một ước mơ mà bạn có thể đạt được ở bất kỳ ngành nghề hay công ty nào. Nếu nói như vậy thì bạn sẽ không thể thể hiện được khát vọng lớn muốn vào công ty của bạn, vì vậy bạn hãy tìm hiểu thật kỹ về nội dung công việc và nội dung kinh doanh của công ty, sau đó hãy nói về 1 ước mơ mà bạn có thể thực hiện chỉ khi bạn vào công ty đó.

CÂU TRẢ LỜI VÍ DỤ

Vậy thì thực tế, trong cuộc phỏng vấn, khi được hỏi về ước mơ trong tương lai, chúng ta nên trả lời như thế nào. Sau đây là ví dụ cụ thể về câu trả lời phù hợp và câu trả lời không phù hợp của một nhân viên kinh doanh đã có kinh nghiệm.

Ví dụ câu trả lời phù hợp

Ước mơ của tôi là có thể phát triển thành một doanh nghiệp được người khác tín nhiệm theo kiểu “Tôi muốn làm việc cùng với bạn, chứ không phải là với một ai khác”, đồng thời, tôi muốn trở thành một nguồn nhân lực có thể đóng góp cho sự phát triển của công ty và khách hàng.

Lý do tôi có nguyện vọng xin vào công ty chính là do tôi đồng tình với phương châm lấy khách hàng làm đầu – “nếu khách hàng hài lòng, thì doanh thu cũng sẽ tăng theo”. Tất nhiên, tôi cũng nhận thức được tầm quan trọng của doanh thu đối với một công ty là như thế nào. Trong công việc trước đây, bằng việc tìm hiểu những nhu cầu tiềm ẩn của khách hàng, tôi đã rất vui mừng khi nhận được những lời khen như “May mắn quá, tôi đã nhờ cậy đúng người rồi”, đồng thời tôi cũng nhắm đến việc tăng đơn giá của các đơn hàng.

Sau khi xem trang chủ của công ty, tôi thấy rằng công ty có kế hoạch tập trung tìm kiếm những khách hàng mới trong tương lai. Với tư cách là một người đã có kinh nghiệm và luôn sẵn sàng làm việc, tôi tự tin rằng mình có thể tận dụng triệt để những kinh nghiệm kinh doanh trước giờ của bản thân. Hơn nữa, cùng với việc hiện thực hóa quan niệm lấy khách hàng làm đầu của công ty, tăng số lượng người hâm mộ cho công ty, tôi còn muốn phát triển thành một doanh nghiệp được người khác tín nhiệm theo kiểu “Tôi muốn làm việc cùng với bạn, chứ không phải là với một ai khác” – đây cũng là ước mơ của tôi.

Ví dụ câu trả lời không phù hợp

Ước mơ của tôi là cố gắng với công việc kinh doanh và ổn định cuộc sống.

Người ta thường nói rằng, phần lớn thời gian trong một đời người chính là dành cho công việc. Vì vậy, tôi muốn làm một công việc mà bản thân có thể cống hiến hết sức, và thông qua công việc đó có thể ổn định cuộc sống.

Hơn nữa, việc kinh doanh của công ty mình ổn định, phúc lợi xã hội cũng như là các kỳ nghỉ cũng khá thoải mái. Bên cạnh đó, tôi nhận thấy công ty mình không có việc chuyển công tác, nên nếu làm ở công ty này, tôi nghĩ mình có thể đạt được ước mơ mà tôi luôn ấp ủ.

Bạn thấy những câu trả lời này như thế nào? Chắc hẳn rằng có nhiều người sẽ cảm thấy rằng nếu trả lời như vậy sẽ không thể nhận được giấy trúng tuyển sau khi bạn phỏng vấn đậu ở công ty Nhật. Vậy thì dưới đây, các bạn hãy xác nhận lại một cách cụ thể các điểm chưa tốt khi trả lời câu hỏi này nhé.

Ước mơ của bạn liên quan đến cuộc sống cá nhân.

Ước mơ tương lai là của riêng mỗi cá nhân, nhưng việc tuyển dụng chỉ đơn giản là tuyển dụng liên quan đến công việc. Vì vậy, có thể nói rằng sẽ rất khó để nhà tuyển dụng mong muốn tuyển một người chỉ PR bản thân mình bằng những nguyện vọng, ước mơ liên quan đến cuộc sống riêng tư.

Nhà tuyển dụng không nhận thấy được lợi ích khi tuyển dụng bạn

Bằng câu hỏi về ước mơ tương lai, công ty muốn nhìn nhận về tính tự chủ và lượng năng lượng của bạn. Chính vì vậy, nếu bạn chỉ nói về những nguyện vọng của bản thân mình là chưa đủ. Điều quan trọng là bạn phải nhận thức được ước mơ của bạn sẽ mang đến những lợi ích gì đối với công ty, sau đó hãy PR giấc mơ đó.

2. Cách trả lời câu hỏi “Dự định nghề nghiệp của bạn trong 10 năm sau là gì ?”

dự định nghề nghiệp

LÝ DO BẠN ĐƯỢC HỎI VỀ “DỰ ĐỊNH NGHỀ NGHIỆP”

Lý do các công ty hỏi về dự định nghề nghiệp của bạn là để phán đoán xem ước mơ và lý tưởng của bạn có thể thực hiện được ở công ty của họ hay không.

Bên phía công ty muốn tuyển dụng những người có thể làm việc lâu dài và luôn cố gắng, nỗ lực trong công việc. Do đó, nếu nhà tuyển dụng có thể phán đoán được rằng dự định nghề nghiệp trong tương lai của bạn có thể hiện thực hóa ở công ty của họ, thì nhà tuyển dụng thường có xu hướng đánh giá bạn là một nguồn nhân lực phù hợp với công ty, rủi ro nhảy việc thấp, đồng thời, bạn là người sẽ luôn làm việc thật tích cực, cầu tiến để thực hiện dự định nghề nghiệp của mình.

CÁC ĐIỂM MẤU CHỐT KHI TRẢ LỜI

Nội dung câu trả lời có cụ thể hay chưa ?

Dù thật tâm thì cho đến khi vào được công ty, bạn sẽ không biết được dự định nghề nghiệp của bạn là gì nếu bạn không làm thử, nhưng điều quan trọng là trong buổi phỏng vấn, bạn phải trình bày được dự định nghề nghiệp một cách cụ thể. Bạn phải nhận thức được rằng bản thân muốn đảm nhiệm vai trò, công việc gì, cho đến khi nào ở công ty này, sau đó bạn hãy PR cho dự định nghề nghiệp này.

Đó có phải là một dự định nghề nghiệp có tính thực tế hay không ?

Ví dụ, bạn nghĩ rằng ai sẽ tin vào một dự định nghề nghiệp không có tính thực tế như kiểu “trong vòng 1 năm, tôi sẽ cố gắng có được thành tích tốt nhất trong công ty, và trong vòng 3 năm, tôi sẽ trở thành giám đốc”. Để hoàn thành một dự định nghề nghiệp luôn cần cả một quá trình. Vì vậy bạn hãy suy nghĩ một cách thực tế xem mình sẽ hiện thực hóa mục tiêu đã nêu ra với những bước đi như thế nào.

Dự định đó không chỉ là mong muốn, bạn đã chuyển nó thành hành động hay chưa ?

Hẳn rằng chẳng ai có thể tin vào một người dù đưa ra mục tiêu rằng “10 năm sau tôi sẽ trở thành giám đốc” nhưng thậm chí ngay bây giờ, vẫn chưa bắt đầu học về quản lý doanh nghiệp. Điều mà nhà tuyển dụng chú tâm không chỉ là nội dung của dự định nghề nghiệp mà còn là những hành động bạn sẽ làm để hiện thực hóa dự định nghề nghiệp đó.

CÂU TRẢ LỜI VÍ DỤ

Dưới đây cũng là ví dụ cụ thể về câu trả lời phù hợp và câu trả lời không phù hợp của một nhân viên kinh doanh đã có kinh nghiệm. Khi nói về những dự định nghề nghiệp, bạn nên lưu ý đặt ra những mục tiêu mang tính hiện thực, cụ thể hơn so với khi bạn nói về ước mơ trong tương lai.

Ví dụ câu trả lời phù hợp

Tôi muốn đóng vai trò trung tâm trong chiến lược kinh doanh mà công ty bạn đang hướng đến (tìm kiếm những khách hàng mới)

Để hiện thực hóa điều đó, đầu tiên tôi sẽ tận dụng những kinh nghiệm kinh doanh của bản thân từ trước đến giờ, với tư cách là một nhân viên của bộ phận kinh doanh, tôi sẽ nỗ lực để hiểu rõ nhu cầu của khách hàng. Đồng thời, tôi nghĩ mình sẽ cố gắng để có thể giải thích một cách kỹ lưỡng về những sản phẩm, dịch vụ của công ty cũng như thực hiện các dự án nâng cao giá trị thặng dư cho khách hàng.

Tuy nhiên, vì trong ngành nghề hiện tại của công ty, bản thân tôi chưa có đủ kinh nghiệm, nên bây giờ tôi đang ở giai đoạn tự học trên mạng, sách báo và đào sâu thêm kiến thức của bản thân. Hơn nữa, tôi cũng nghĩ đến việc sẽ thi lấy bằng cấp trong thời gian sắp tới, vì vậy, tôi nghĩ chắc chắn bản thân sẽ đạt được kết quả không chỉ với tư cách là một người đã có kinh nghiệm và luôn sẵn sàng để làm việc mà còn với tư cách một người trung tâm trong chiến lược kinh doanh của công ty.

Ví dụ câu trả lời không phù hợp (những điểm chưa tốt)

Trong vòng 1 năm, tôi sẽ cố gắng có được thành tích tốt nhất trong công ty, và trong vòng 3 năm, tôi sẽ trở thành giám đốc. Nhưng bây giờ, tôi chỉ có kinh nghiệm kinh doanh trong công việc trước đây. Ở công việc cũ của tôi, hệ thống đánh giá cũng chưa hoàn thiện, nên tôi rất khó để đánh giá năng lực của bản thân.

Tuy nhiên, khi vào làm việc ở công ty, tôi tự tin rằng có thể phát huy một cách triệt để những kinh nghiệm của bản thân và cố gắng nỗ lực với tư cách là nguồn nhân lực cốt lõi của công ty. Tôi nghĩ rằng trong vòng 3 năm tới, mình sẽ trở thành giám đốc và đóng góp một cách tích cực cho sự phát triển của công ty. Mong được mọi người giúp đỡ nhiều hơn nữa.

Bạn cảm thấy những câu trả lời này như thế nào. Chắc hẳn nhiều người sẽ cảm thấy “Quả thật, việc trở thành giám đốc trong vòng 3 năm thật phi lý”. Vậy thì dưới đây, các bạn hãy xác nhận lại một cách cụ thể các điểm chưa tốt khi trả lời câu hỏi này nhé.

Dự định nghề nghiệp của bạn có mang tính thực tế không ?

Đứng đầu trong công ty trong vòng 1 năm, thăng chức giám đốc trong vòng 3 năm,.. nếu suy nghĩ theo hướng thực tế, những điều đó đương nhiên rất khó thực hiện. Việc đưa ra một mục tiêu cao là một việc tốt, tuy nhiên nếu mục tiêu đó quá rời xa thực tế, công ty sẽ không thể nào nhận thấy được ích lợi gì khi tuyển dụng bạn.

Dự định nghề nghiệp của bạn không đạt được kết quả là do lỗi của công ty ?

Như đã đề cập ở trên, tưởng chừng như bạn sẽ nói rằng mình không được đánh giá cao là do công ty, nhưng giả sử ngay cả khi như vậy, bạn cũng phải chú ý đến cách nói của mình. Nếu bạn nói như vậy thì e rằng bạn sẽ bị đánh giá rằng “Người này sau khi vào công ty sẽ chỉ toàn phàn nàn bất mãn về môi trường làm việc, chứ chẳng chịu thay đổi bản thân”.

Tổng kết

KHÔNG ĐƯỢC TRẢ LỜI LÀ BẠN KHÔNG CÓ ƯỚC MƠ CHO TƯƠNG LAI HAY DỰ ĐỊNH NGHỀ NGHIỆP

Có lẽ ai cũng sẽ bất ngờ khi đột nhiên bị hỏi về ước mơ trong tương lai hay dự định nghề nghiệp của bản thân. Tuy nhiên, việc bạn trả lời rằng “Tôi không có ước mơ gì cho tương lai cả” hoặc “Tôi không có dự định nghề nghiệp” cũng giống như việc bạn nói “Tôi không hề lập kế hoạch cho tương lai” hoặc “Tôi không có mục tiêu gì cả”, hơn nữa, nhà tuyển dụng cũng sẽ đánh giá bạn là một con người không có tính kế hoạch, không có mục tiêu sống.

Công ty luôn mong muốn tìm kiếm được nguồn nhân lực có mong muốn phát triển bản thân. Ngoài ra, chắc hẳn bạn cũng mong muốn vào làm một công ty có môi trường giúp bạn có thể phát triển bản thân. Vì vậy, nhất định là bạn phải nỗ lực để đem lại một ấn tượng tốt cho nhà tuyển dụng cũng như chứng minh thái độ của bạn đối với công việc nhé.

CÔNG TY TNHH GIÁO DỤC VÀ DỊCH THUẬT IFK

Địa chỉ 1: Tầng 14, HM Town, 412 Nguyễn Thị Minh Khai, P.5, Q.3, HCM.
Địa chỉ 2: Tầng 5 – C5.17 Imperial Place, 631 Kinh Dương Vương, An Lạc, Bình Tân, Thành phố Hồ Chí Minh
Để tham khảo dịch vụ làm cv tiếng Nhật tại đây.
Dịch vụ dịch thuật tiếng NhậtDịch thuật công chứng uy tín tại Tp Hồ Chí Minh.

Email: info@translationifk.com
Hotline: 0282.247.7755035.297.7755
Website: https://translationifk.com
Facebook: Dịch Thuật Tiếng Nhật IFK

Bài viết này hữu ích như thế nào?

Nhấp vào một ngôi sao để đánh giá nó!

Đánh giá trung bình 5 / 5. Số phiếu bầu: 402

Không có phiếu bầu nào cho đến nay! Hãy là người đầu tiên đánh giá bài viết này.